Báo cáo Biện pháp Phương pháp thực hiện bài tập dự án (Project) trong môn Tiếng Anh Lớp 7
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Biện pháp Phương pháp thực hiện bài tập dự án (Project) trong môn Tiếng Anh Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Biện pháp Phương pháp thực hiện bài tập dự án (Project) trong môn Tiếng Anh Lớp 7
BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TIẾNG ANH “PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN BÀI TẬP DỰ ÁN (PROJECT) TRONG MÔN TIẾNG ANH LỚP 7” 1. Phần mở đầu Bài tập dự án (projects) là một trong những nội dung quan trọng với nhiều chủ đề khác nhau trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh. Dạy học theo Dự án là một hình thức dạy học phức hợp trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, người học tiếp thu kiến thức và hình thành kĩ năng thông qua giải quyết vấn đề có thật trong cuộc sống theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để tạo ra các sản phẩm cụ thể. Học theo dự án không những giúp học sinh phát triển bốn kĩ năng nghe nói đọc viết mà còn giúp các em phát triển được các năng lực của bản thân như năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tư duy bậc cao, năng lực giao tiếp, năng lực thuyết trình, năng lực làm việc theo nhóm và năng lực sử dụng công nghệ thông tin... Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, giáo viên và học sinh còn gặp không ít khó khăn khi thực hiện bài tập dự án (Project) dẫn đến hiệu quả dạy và học bộ môn Tiếng Anh còn chưa cao. Để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh nói chung và giúp học sinh thực hiện được bài tập Project dễ dàng và hiệu quả hơn, tôi đề xuất “Phương pháp thực hiện bài tập dự án (Project) trong môn Tiếng Anh lớp 7”. 2. Biện pháp áp dụng giải quyết thực trạng Giải pháp 1. Lựa chọn chủ đề để thực hiện bài tập Project Trong một năm học có tổng 12 đơn vị bài học (Unit) sẽ tương ứng có 12 bài tập dự án (Project) với các chủ đề khác nhau trong sách học sinh. Nếu giáo viên yêu cầu tất cả các học sinh đều phải tham gia tất cả các bài Project trong mỗi đơn vị bài học thì học sinh sẽ không có đủ thời gian để hoàn thành bài tập mà giáo viên yêu cầu và chắc chắn chất lượng của mỗi bài tập project sẽ không cao, dẫn đến tiết học project không đạt hiệu quả. 1 Trong quá trình thực hiện bài tập Project của các nhóm sẽ có thể xảy ra vấn đề như có thành viên không tham gia hoặc không làm mà ỷ lại vào thành viên khác trong nhóm nên giáo viên yêu cầu các nhóm báo cáo tiến độ làm việc cho giáo viên một cách thường xuyên để giáo viên nắm được học sinh nào tích cực tham gia và chưa tích cực tham gia để có sự điều chỉnh và giúp đỡ, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thực hiện. Giải pháp 5. Giao bài tập cho học sinh sớm Bài tập Project là một phần bài tập trong tiết học cuối cùng của một đơn vị bài học (Lesson 7. Looking back and project). Mỗi tiết học chỉ có 45 phút, học sinh phải thực hiện hai nội dung là ôn tập kiến thức trong đơn vị bài học đó và thực hiện bài tập Project (ước tính dành khoảng 20 phút cho học sinh thực hiện). Như vậy khi đến tiết học này giáo viên mới yêu cầu học sinh thực hiện bài tập Project là điều không thể đối với học sinh. Vì vậy, ngay sau tiết học A closer look 2 và bắt đầu tiết học Communication, giáo viên đã có thể giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện và trong thời gian học các tiết học tiếp theo học sinh sẽ hoàn thành nhiệm vụ này tại nhà và sẽ báo cáo lại trước lớp trong tiết học Looking back hoặc vào đầu các tiết học nếu học sinh hoàn thành sản phẩm trước kế hoạch. Giải pháp 6. Xây dựng tiêu chí đánh giá sản phẩm của học sinh. Giáo viên cần xây dựng tiêu chí đánh giá cho học sinh trước và áp dụng cho tất cả các bài tập dự án. Các tiêu chí đánh giá cần khoa học, minh bạch, nhất quán, có tính thuyết phục và tạo sự công bằng cho học sinh, giúp giáo viên dễ dàng nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của học sinh từ đó có định hướng tốt cho bài dạy và điều chỉnh phương pháp dạy học giúp cho việc dạy học có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó xây dựng tiêu chí đánh giá cũng giúp cho học sinh hiểu rõ bài tập, sản phẩm của mình sẽ được đánh giá thế nào, sẽ cần làm gì để đáp ứng được yêu cầu đó, học sinh sẽ cố gắng và có trách nhiệm với bài tập của mình. 3. Kết quả Từ thực tế giảng dạy khi áp dụng phương pháp này tôi nhận thấy học sinh đã đạt được các kết quả sau: 3
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_phuong_phap_thuc_hien_bai_tap_du_an_projec.docx