Báo cáo Biện pháp Phương pháp viết bài văn nghị luận trao đổi về một vấn đề - Đạo đức - Hiện tượng trong đời sống Ngữ văn Lớp 7
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Biện pháp Phương pháp viết bài văn nghị luận trao đổi về một vấn đề - Đạo đức - Hiện tượng trong đời sống Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Biện pháp Phương pháp viết bài văn nghị luận trao đổi về một vấn đề - Đạo đức - Hiện tượng trong đời sống Ngữ văn Lớp 7
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG THCS VIỆT NAM – ANGIÊRI ..o0o.. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC ĐỀ TÀI PHƯƠNG PHÁP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN TRAO ĐỔI VỀ MỘT VẤN ĐỀ Giáo viên: Hồ Thị Minh Nguyệt Đơn vị công tác: Trường THCS Việt Nam – Angiêri Năm học 2022-2023 PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam TRƯỜNG THCS VIỆT NAM – ANGIÊRI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TÊN ĐỀ TÀI PHƯƠNG PHÁP VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN TRAO ĐỔI VỀ MỘT VẤN ĐỀ - ĐẠO ĐỨC- HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG Họ và tên: Hồ Thị Minh Nguyệt Giới tính: Nữ Ngày tháng năm sinh:27 tháng 03 năm 1976 Trình độ đào tạo: Đại học Chuyên ngành đào tạo: Văn – Tiếng Việt Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy bộ môn Ngữ văn Đơn vị công tác: Trường THCS Việt Nam – Angiêri I. Lý do chọn đề tài: Hiện nay, đất nước ta đang trên đà đổi mới, ngành giáo dục đang có những bước chuyển mình theo kịp xu hướng của thời đại. Sách giáo khoa mới được ban hành, chương trình mới, kiến thức mới. Điều đó càng đòi hỏi giáo viên phải có năng lực, tri thức và đổi mới phương pháp dạy học sao cho hiệu quả . Dạy học chuẩn kiến thức , kĩ năng. Trong chương trình học, nội dung quan trọng nhất mà các em học tập đó là dạng văn nghị luận. Dạng bài này, kĩ năng viết của các em còn nhiều hạn chế. Điều đó khiến tôi trăn trở và suy nghĩ , giáo viên cần làm thế nào để giúp các em biết viết văn nghị luận để bài viết có sức thuyết phục mà không hề khô khan. Thực tế, kiến thức của lớp 7 trong chương trình mới lại nối tiếp với chương trình lớp 9 khi các em đi thi tốt nghiệp.. Bởi vậy, việc rèn kĩ năng viết văn nghị luận đối với các em là vô cùng quan trọng. Và trong quá trình giảng dạy, tôi đã tích luỹ được một vài kinh nghiệm cho mình và mạnh dạn trao đổi, cùng chia sẻ với các bạn đồng nghiệp về ” Phương pháp viết bài văn nghị luận trao đổi về một vấn đề - Đạo đức – Hiện tượng trong đời sống” – Ngữ văn lớp 7 II . Phần nội dung: 1. Mục đích của biện pháp: Rèn kĩ năng viết văn nghị luận trao đổi về một vấn dề - Đạo đức – Hiện tượng xã hội. Học sinh nắm được từng dạng bài cụ thể, trình tự bài viết. 1 + Hình thức : Dạng bài này ta thường đưa lí lẽ cô đọng song dẫn chứng thực tế là chủ yếu, nêu ý kiến riêng khi bàn luận. 3. Các bước chuẩn bị: a. Nghị luận trao đổi về một tư tưởng đạo lí: - Bước 1: Tìm hiểu đề : Nội dung từ tưởng nêu trong đề bài thường được đúc kết từ những câu tục ngữ, danh ngôn, hoặc từ những việc làm tốt đẹp của nhân vật được nêu trong đoạn trích, trong một tác phẩm. Nắm được dạng đề , người viết sẽ xác định nội dung, hình thức của bài viết. - Bước 2: Tìm ý + Xác đinh luận điểm : Luận điểm đưa ra dựa vào các tiêu chí : . Nghĩa của vấn đề bàn luận . Lợi ích – dẫn chứng ( văn chương – đời thường) Hoặc bàn luận đúng – dẫ . Tác hại – dẫn chứng ( văn chương – đời thường) . Nguyên nhân dẫn đến lợi ích, tác hại? . Biện pháp của bản thân, mọi người , xã hội . Liên hệ : bản thân đã làm được gì ? Nếu không bàn luận lợi ích, tác hại, có thể bàn luận vấn đề : . Đúng – dẫn chứng . Sai – dẫn chứng. + Xác định lí lẽ : khi nêu lợi hoặc hại có thể nêu rõ lợi , hại ở khía cạnh nào? . Đạo đức . Nhận thức . Cư xử . kinh tế . Sức khoẻ . Mối quan hệ với những người xung quanh . Cuộc sống . Tinh thần + Tìm dẫn chứng: Dẫn chứng phải chọn lọc, tiêu biểu, xoay xung quanh vấn đề mình cần bàn luận - Bước 3: lập dàn ý A. Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn luận B. Thân bài: 1. Giải thích: 2. Bàn luận; a. Lợi ích – dẫn chứng hoặc bàn về vấn đề đúng – dẫn chứng b. Tác hai – dẫn chứng hoặc bàn về vấn đề trái ngược với vần đề cần trao đổi là sai – dẫn chứng c. Nguyên nhân d. Biện pháp e. Liên hệ bản thân 3 * Lưu ý : Đối với vấn đề bàn luận trao đổi những mặt tích cực, hạn chế ( tác hại) khi lập dàn ý ta lấy nhiều dẫn chứng đời thường. Nếu vấn đề trao đổi thảo luận có cả mặt tích cực và hạn chế. Tích cực nhiều hơn thì ta viết hạn chế trước, dẫn chứng của hạn chế ít. Tích cực trình bày sau, nêu lí lẽ nhiều hơn, dẫn chứng nhiều hơn. Nếu vấn đề trao đổi thảo luận có mặt hạn chế nhiều hơn thì ta viết những tích cực trước, dẫn chứng ít. Mặt hạn chế trình bày sau, lí lẽ và dẫn chứng đưa ra nhiều hơn. C.Kết bài : khẳng định tính đúng đắn của vấn đề bàn luận. 4.Cách viết : a. Cách viết mở bài : - Nêu thực tế nói chung - nêu vấn đề cần bàn luận - Nêu tình huống , giả thiết tích cực ( Bằng giả thiết : Nếu ... thì.. Hoặc đặt câu hỏi – kết quả, cảm xúc- nêu vấn đề cần bàn luận. - Nêu tình huống, giả thiết hạn chế( Bằng giả thiết : Nếu ...thì .. Hoặc đặt câu hỏi )- kết quả, cảm xúc – nêu vấn đề cần bàn luận - Nêu gương sáng, hình ảnh tiêu biểu về người có hành động, phẩm chất liên quan đến vấn đề bàn luận- kết quả - cảm xúc đối với nhân vật – nêu vấn đề cần bàn luận. - Đưa ra một ý kiến thảo luận trái chiều giữa các nhân vật, khẳng định ý kiến đúng đắn của một trong các nhân vật trong cuộc thảo luận ấy – Nêu vấn đề cần bàn luận. b. Cách viết thân bài: b1. Cách viết lời giải thích: - Giải thích bằng ba cách : + Nêu định nghĩa ( nêu cách hiểu về từ ngữ trong vấn đề bàn luận một cách cụ thể) + Dùng từ đồng nghĩa + Dùng từ trái nghĩa * Lưu ý: - Học sinh có thể viết một cách, hai cách hoặc cả ba cách cũng được khi giải thích từ ngữ quan trọng trong vấn đề cần bàn luận. Song đây không phải là phần trọng tâm của bài viết, học sinh chỉ cần chọn một cách cũng đảm bảo kiến thức. - Với đề hàm ý cả nghĩa đen, nghĩa bóng thì giải thích nghĩa đen bằng cách nêu định nghĩa. Nghĩa bóng giải thích bằng cách nêu định nghĩa là dễ nhất, đơn giản nhất, dễ hiểu nhất. b.2 Cách viết bàn luận lợi ích: Phần này học sinh cần viết luận điểm, lí lẽ , dẫn chứng. - Cách viết luận điểm: sử dụng kiểu câu Ai làm gì, bằng cách đặt câu hỏi để tìm ra luận điểm: Vấn đề bàn luận có lợi ích gì?, đem lại giá trị nào nói chung trong cuộc sống? VD1: Bàn luận về vấn đề đạo đức : lòng thương người - Lòng thương người mang đến cho ta bao điều tốt đẹp VD2: Bàn luận về hiện tượng xã hội : Sử dụng công nghệ thông tin trong lứa tuổi học đường 5 . Cách 2: Bình bằng cách nêu phẩm chất hiện tại làm sáng tỏ phẩm chất khác, đan cài thơ vào trong lời bình VD1: Lòng thương người ( nhân hậu) là một phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp của cha ông ta. Chính lòng thương người sẽ giúp cho con người trở nên dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mình để giúp đỡ người khác . Bởi vậy, trong bài thơ ” Truyện cổ nước mình”, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ ca ngợi vẻ đẹp của lòng nhân hậu qua những lời thơ tự hào mà tha thiết: ” Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm” VD 2: Lòng yêu nước khiến con người dũng cảm, kiên cường, dám hi sinh bản thân mình vì Tổ quốc thân yêu. Bởi thế mà trong bài thơ ” Sao chiến thắng” nhà thơ Chế Lan Viên đã viết về lòng yêu nước của dân tộc ta qua những vần thơ rất đỗi hào hùng: Ôi, tổ quốc ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta như vợ như chồng Ôi tổ quốc nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà, rặng núi, con sông. . Cách 3: Bình bằng cách đặt giả thiết : Nếu .... thì .... VD: Nếu không yêu thương con người thì thầy thuốc Phạm Bân không cứu giúp những người cơ khổ bằng tấm lòng thiện tâm của mình. Cách 4: Bình bằng cách nêu nguyên nhân , xen lời thơ: VD: Bình về lòng yêu nước Yêu nước xuất phát từ những khổ cực gian lao mà dân tộc ta đã phải trải qua biết bao cay đắng, phải chịu cảnh nô lệ của nỗi nhục mất nước, phải chứng kiến cảnh thiếu ăn, cảnh những người thân bị hành hình, ra đi trong đói khát, đau đớn. Bởi thế mà: ” Nước Việt Nam từ trong máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng loà” + Cách viết cảm xúc : . Cảm xúc dựa vào phẩm chất : .Vẻ đẹp của lòng nhân hậu thật đáng quý biết bao ( đáng trân trọng biết bao.)- Sử dụng câu trần thuật có : từ cảm xúc + Từ chỉ mức độ . Ôi! Ta xiết bao tự hào về tình yêu thương con người trong những câu chuyện cổ. – Sử dụng kiểu câu cảm thán. . Lòng yêu nước ấy chẳng phải để ta khâm phục hay sao? – Sử dụng kiểu câu nghi vấn. . Cảm xúc dựa vào hành động: 7 b 7. Cách viết kết bài : Viết lời khẳng định tính đúng đắn của vấn đề cần bàn luận và nêu lời khuyên , hs sử dụng kiểu câu trần thuật. 5. Luyện tập vận dụng: Gv hướng dẫn học sinh tự lập dàn bài một số đề cụ thể , sau đó cho học sinh viết từng phần a. Dạng bài trao đổi thảo luận về vấn đề đạo đức – tư tưởng đạo lí: Đề 1: Đề bài: Bàn luận ý kiến : nhân dân Việt Nam luôn sống theo đạo lí “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ Uống nước nhớ nguồn”. I. Gợi ý: 1. Tìm hiểu đề: * Dạng bài: . * Vấn đề cần chứng minh: ... * Nghĩa của câu tục ngữ: Câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. - Nghĩa đen: + Ăn quả: ăn ( thưởng thức, hưởng thụ) những quả ngọt, trái lành. + nhớ: có nghĩa là ghi nhớ + Kẻ trồng cây: chỉ người có công vun trồng, chăm sóc để cây ra hoa kết trái. -> Nghĩa đen cả câu: Khi ta được ăn những quả ngọt trái lành, ta hãy nhớ tới người lao động vất vả đã tạo ra những quả ngọt, trái lành ấy. - Nghĩa bóng: + Ăn quả: người được hưởng thụ những thành quả tốt đẹp do người khác mang lại. + Nhớ: biết ơn, trân trọng, yêu quý. + Kẻ trồng cây: người vất vả, nỗ lực hi sinh để cho ta được hưởng những thành quả tốt đẹp. 9 + Không miệt mài trong các nhà máy thì làm sao có được chiếc xe, cái quần, cái áo, đồ dùng cho chúng ta sử dụng. - Người lính: + Không hi sinh xương máu, vất vả canh giữ bầu trời, biên giới, hải đảo thì làm sao đất nước được thanh bình và chúng ta có cuộc sống hạnh phúc. - Người cha, người mẹ: + Phải mang nặng đẻ đau, phải lao động cực nhọc thì mới có tiền nuôi dưỡng , chăm sóc, dạy dỗ chúng ta đỗ đạt nên người. b. Dẫn chứng: Con người phải nêu cao lòng biết ơn để giáo dục nhân cách. - Giáo dục lòng biết ơn thì con người mới biết yêu thương, quý trọng những người xung quanh: yêu quý tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh em, bạn bè, đồng nghiệp và nhân loại. c. Dẫn chứng: Những biểu hiện của lòng biết ơn * Trong tác phẩm văn học: - Truyện cổ tích: “Ông lão đánh cá và con cá vàng: Cá vàng đã trả ơn ông lão rất nhiều thứ : từ cái máng lợn mới đến một cái nhà rộng và đẹp rồi cho bà vợ làm nhất phẩm phu nhân, làm nữ hoàng. Cá vàng trả ơn bởi nó vô cùng biết ơn ông lão đã cho nó về với biển khơi, cho nó sự sống. - Truyện : “ Con hổ có nghĩa” kể về nghĩa tình của hai con hổ, hổ đực và hổ trán trắng. + Hổ đực vô cùng biết ơn bà đỡ Trần bởi bà đỡ cho hổ cái sinh con được mẹ tròn con vuông. Nó trả nghĩa bà đỡ Trần một cục bạc để bà sống qua những ngày mất mùa đói kém. + Hổ trán trắng thì bị hóc xương bò. Nó đau đớn, vật vã, dãi nhớt trào ra. Đang trong cơn tuyệt vọng, nó được bác tiều dũng cảm lấy giúp cái xương bò. Từ đó, nó thường mang lợn đến trước cửa nhà bác. Khi bác tiều mất, nó đến bên quan tài nhảy nhót và tiễn biệt. Rồi hàng năm, đến ngày giỗ bác tiều, nó lại mang dê lợn đến tế. -> Trong truyện, nếu hổ đực trả ơn một lần thì hổ trán trắng trả ơn mãi mãi. Con vật sống còn có tình nghĩa huống chi là con người. Câu chuyện về nghĩa tình của hổ nhưng là để giáo dục nhắc nhở chúng ta hãy biết ơn người đã cứu giúp mình trong cuộc sống. 11
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_phuong_phap_viet_bai_van_nghi_luan_trao_do.docx