Báo cáo Biện pháp rèn kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ cho học sinh trong môn Lịch sử - Địa lí (Phần Địa lí) Lớp 7
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Biện pháp rèn kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ cho học sinh trong môn Lịch sử - Địa lí (Phần Địa lí) Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Biện pháp rèn kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ cho học sinh trong môn Lịch sử - Địa lí (Phần Địa lí) Lớp 7
1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến. Môn Địa lí góp phần hình thành cho học sinh nhân cách con người mới trong xã hội. Nhất là Địa lí về đất nước, vùng lãnh thổ, nó giúp học sinh có thể thấy được lịch sử dân tộc, giúp học sinh có thái độ, tinh thần lao động, bồi dưỡng ý thức làm chủ, ý thức xây dựng. Hơn nữa, bộ môn địa lí trong nhà trường còn có khả năng trong việc bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan khoa học và những nhận thức đúng đắn. Bởi lẽ môn địa lí là một môn học có tính tổng hợp vừa mang đặc trưng của khoa học – xã hội lại vừa mang tính đặc trưng của khoa học - tự nhiên. Đối tượng nghiên cứu của nó là các tổng hợp lãnh thổ tự nhiên và tổng hợp lãnh thổ sản xuất. Học sinh cần nhận ra các mối quan hệ đó trong việc học tập môn địa lí. Việc học tập bộ môn địa lí cũng giúp học sinh nhận thức vai trò của tự nhiên, của con người trong các hoạt động kinh tế xã hội. Tự nhiên chỉ là yếu tố chứa đựng khả năng, yếu tố con người mới là quyết định. Vậy nó có thể bồi dưỡng cho học sinh quan điểm đúng đắn trong tư duy kinh tế, tư duy sinh thái Do đặc điểm của các đối tượng, sự vật địa lí được trải rộng trong không gian, GV không thể dẫn học sinh đến từng nơi được.Vì vậy dạy học địa lí không thể không có bản đồ. Trong mỗi bản đồ địa lí đều chứa đựng những kiến thức ở các kí hiệu, ước hiệu và những kiến thức thông qua các mối quan hệ địa lí – kiến thức “ẩn“ Bản đồ có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong dạy học địa lí, là cuốn SGK thứ 2, là phương tiện dạy học ở nhiều bài địa lí. Từ bản đồ có thể bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho HS. Dựa vào bản đồ, GV có thể nêu ra các vấn đề cho HS suy nghĩ, nhận thức, phát triển tư duy địa lí & khai thác đặc trưng quan trọng của địa lí là tư duy gắn liền với lãnh thổ, xét đoán dựa trên cơ sở bản đồ. Vì vậy việc giảng dạy địa lí luôn phải gắn liền với bản đồ & việc hướng dẫn cho HS khai thác kiến thức từ bản đồ (lược đồ) địa lí là rất quan trọng. 3 Hiện nay trong chương trình đổi mới SGK, khối lượng kiến thức rất lớn nhưng không chỉ được thể hiện ở kênh chữ mà còn ở trong kênh hình (Trong đó có Bản đồ, lược đồ) đòi hỏi GV cũng phải có sự nghiên cứu chuẩn bị để thiết kế các hoạt động dạy học đảm bảo nội dung, tính chính xác về kiến thức cho HS. Nhiều HS khối 7 vẫn chưa nhận thấy vai trò quan trọng của môn địa lí, quan niệm đây là một môn phụ nên chưa có sự đầu tư cho bộ môn. Nhiều em chưa có kĩ năng sử dụng bản đồ, nên tất yếu quá trình vận dụng khai thác và tiếp nhận tri thức từ bản đồ, lược đồ còn rất hạn chế. Đặc biệt đối với HS yêú, kém , khi tìm hiểu và khai thác kiến thức từ những kí hiệu khô khan trên bản đồ là cả một quá trình khó khăn đối với các em. Từ đó gây áp lực bộ môn đối với HS yếu kém. * Bảng số liệu khảo sát HS của khối 7 trong sử dụng bản đồ và khai thác kiến thức từ bản đồ (lược đồ) trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Lớp Sĩ số Biết chỉ bản Biết chủ động Không biết chỉ bản đồ theo yêu khai thác kiến đồ cầu của GV thức từ bản đồ 7A2 52 13 10 29 7A7 50 18 12 20 2. Mô tả sáng kiến, giải pháp thực hiện sáng kiến để giải quyết vấn đề. 2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề. Bản đồ địa lí là hình vẽ thu nhỏ bề mặt Trái Đất hoặc một bộ phận của bề mặt Trái Đất lên trên mặt phẳng dựa vào các phương pháp vẽ Bản đồ ( PP toán học, PP kí hiệu. ) Bản Đồ có khả năng phản ánh sự phân bố & các mối quan hệ của các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái đất một cách cụ thể với nhiều ưu điểm riêng mà không một phương tiện nào có thể thay thế được. Do đó bản đồ vừa là một phương tiện trực quan, vừa là nguồn tri thức quan trọng của việc dạy học địa lí & sử dụng bản đồ là một phương pháp đặc trưng trong dạy học địa lí. 5 Với đối tượng địa lí dạng diện tích (vùng sơn nguyên, đồng bằng) cần chỉ khoanh vùng theo kí hiệu( thường là thang màu) VD: Xác dịnh các dạng địa hình Châu Phi trên bản đồ HS sẽ dựa vào thang màu: + Dãy núi trẻ At-lát nằm ở rìa phía Bắc, dãy Đrêkenbec nằm ở rìa phía Đông Nam ( có màu đỏ cam ) + Các cao nguyên xen bồn địa ở Bắc Phi (chủ yếu là màu vàng cam) + Khối núi Bi- ê & sơn nguyên Đông Phi (màu đỏ cam đậm ) + Đồng bằng chiếm diện tích nhỏ nằm ven biển (màu xanh lá mạ) HS sẽ chỉ khoanh vùng theo từng màu kí hiệu Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này + GV cần chuân bị bản đồ, lược đồ, chỉ mẫu cho HS và có thời gian giúp HS thực hành. 7 HS sẽ quan sát, xác định khu phân bố nhiều dầu mỏ, khí đốt, xác định nó nằm ở phía nào của châu Phi -> Phía bắc Phi Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này + GV cần chuân bị bản đồ, lược đồ, chỉ mẫu cho HS và có thời gian giúp HS thực hành. + HS cần có sự chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp, học thuộc các phương hướng chính trên bản đồ, có thể nhớ máy móc theo câu lệnh đơn giản sau “ trên bắc, dưới nam, phải đông, trái tây”, các hướng ở giưa hai hướng là tên của hai hướng bên cạnh ghép vào HS cần tự rèn luyện tại nhà theo các câu hỏi chỉ dãn liên quan đến lược đồ trong SGK, hoặc tự đặt ra yêu cầu để giải quyết Thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp HS có kĩ năng chỉ đúng, chính xác các đối tượng địa lí theo yêu cầu của GV, giúp HS tái hiện kiến thức tốt hơn khi quan sát lược đồ(đặc biệt phần liên quan đến phương hướng) 9 Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này + GV cần chuân bị bản đồ, lược đồ, có lời gợi dẫn phù hợp, không quá sức, có gợi ý, khuyến khích HS + HS cần có sự chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp, nắm rõ cách chỉ đối tượng địa lí, cách xác định phương hướng, kết hợp với kiến thức từ kênh chữ HS cần tự rèn luyện tại nhà theo các câu hỏi trong SGK Thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp HS bước đầu xác điịnh được các kiến thức từ lược đồ, bản đồ 2.2.4 Kĩ năng phát hiện mối quan hệ địa lí. HS dựa vào các yếu tố được biểu hiện trên bản đồ như kí hiệu, màu sắc, mũi tênvà dựa vào vốn kiến thức địa lí đã có để phát hiện các mối quan hệ địa lí như : quan hệ giữa các thành phần tự nhiên; quan hệ giữa tài nguyên với sự phát triển kinh tế VD: Vận dụng kiến thức đã học, kết hợp quan sát bản đồ tự nhiên & lược đồ phân bố lượng mưa Châu Phi: Giải thích khí hậu Châu Phi nóng & khô vào bậc nhất thế giới 11 Bước 2 Đọc bản chú giải để biết cách thể hiện nội dung của bản đồ (lượcđồ) Bước 3 Căn cứ vào bảng chú giải, tìm đối tượng địa lí trên bản đồ ( lược đồ) Bước 4 Liên kết các kí hiệu, xác lập mối quan hệ địa lí, để nêu đặc điểm của đối tượng địa lí được thể hiện trực tiếp trên bản đồ, giải thích các đặc điểm và sự phân bố (nếu cần) Đọc bản đồ không phải chỉ là đọc từng kí hiệu riêng rẽ của bản đồ như: đây là núi gì, sông hồ mà cần phải hiểu được mối quan hệ giữa các kí hiệu (đối tượng địa lí) ở bản đồ. HS sẽ phải trả lời các câu hỏi: + Các kí hiệu, màu sắc (đối tượng địa lí) có ở những địa danh nào, khu vực nào trên bản đồ ? + Vì sao chúng lại có ở đó ? có quan hệ gì với các đối tượng địa lí khác trên bản đồ hay không ? + Những điều kiện gì làm cho chúng xuất hiện (hoặc không xuất hiện )ở địa danh, khu vực đó hoặc ảnh hưởng, tác động đến chúng ? Bước 5 Dựa vào bản đồ (lược đồ) kết hợp kiến thức địa lí đã học để tìm ra những đặc điểm của đối tượng địa lí không trực tiếp thể hiện trên bản đồ hoặc giải thích các đặc điểm của đối tượng địa lí. Sau khi HS liên kết, xác lập các mối quan hệ địa lí được thể hiện trực tiếp trên bản đồ mà đặc điểm đối tượng địa lí chưa được giải thích thỏa mãn. Hoặc GV yêu cầu HS giải thích , tìm ra đặc điểm các đối tượng địa lí khác không thể hiện trực tiếp trên bản đồ.HS sẽ phải trả lời các câu hỏi: + Đối tượng địa lí đó có mối quan hệ gì các sự vật, hiện tượng địa lí khác không? + Còn điều kiện gì tác động đến đối tượng địa lí đó? hoặc đối tượng địa lí đó còn tác động đến vấn đề nào khác ? Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này + HS cần có kĩ năng bản đo thành thục, có kiến thức địa lí tốt, có khả năng tổng hợp, giải thích, phân tích Thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp HS học địa lí dễ dàng hơn nhiều. 13 - Đầu tư cơ sở vật chất, trang bị thêm cho trường các thiết bị, đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh. - Tổ chức các buổi chuyên đề, phổ biến sáng kiến kinh nghiệm, có giờ dạy minh họa hoặc bằng băng đĩa hình để giáo viên học tập, rút kinh nghiệm nhằm áp dụng cho việc dạy học đạt kết quả tốt hơn . - Tổ chức các buổi ngoại khóa để các em học sinh trao đổi về cách học tập của mình, phổ biến cách học của mình cho các bạn khác tham khảo. - Giáo viên cần phải tự học, tự bồi dưỡng tham khảo nhiều tài liệu, luôn học tập các bạn đồng nghiệp để không ngừng nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ cho bản thân. Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tôi về vấn đề “Một số biện pháp rèn kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ (lược đồ) cho học sinh trong môn Địa lí lớp 7”.Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này đưa vào giảng dạy thực sự có hiệu quả. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này ! Tôi xin cam đoan sáng kiến “Biện pháp rèn kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ cho học sinh trong môn Lịch sử - Địa lí (phần Địa lí) lớp 7”của tôi viết không sao chép của người khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Hà Nội, ngày.tháng 3.năm 2023 Người viết Bùi Thị Lan Anh
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_ren_ki_nang_khai_thac_kien_thuc_tu_ban_do.doc