Báo cáo Giải pháp giảng dạy thơ Đường luật Trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 7

doc 11 trang sklop7 12/04/2024 2200
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Giải pháp giảng dạy thơ Đường luật Trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Giải pháp giảng dạy thơ Đường luật Trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 7

Báo cáo Giải pháp giảng dạy thơ Đường luật Trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 7
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
 HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
- Tên sáng kiến: Giải pháp giảng dạy thơ Đường luật Trung đại 
 Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 7 
- Tác giả : Nguyễn Thị Thu Nam
- Đơn vị công tác: Trường THCS Bá Hiến
- Chức vụ : Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Đại học Ngữ văn 
 Bá Hiến, năm 2019
 0 thể thực hiện được nhiệm vụ đó trước hết giáo viên phải tạo được bầu không 
khí thoải mái nhẹ nhàng, không gò bó để cuốn hút, giúp các em tiếp nhận tốt 
nội dung cơ bản của bài học, đặc biệt là đối với giờ dạy văn bản thơ Đường luật 
Trung Đại có khoảng cách khá xa về mặt thời gian. Giáo viên có thể tạo bầu 
không khí thỏa mái ngay ở phần khởi động bài học để kích thích hứng thú học 
tập của học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau như từ tình huống thực tế, qua 
đoạn phim hoạt hình, qua câu chuyện lịch sử, qua việc giới thiệu các địa danh...
 Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải giáo viên có 
thể cho học sinh xem đoạn phim hoạt hình “Cuộc kháng chiến chống quân 
Mông Nguyên lần 2 năm 1285” với thời gian 2 phút, giới thiệu về Trần Quang 
Khải và trận đánh Hàm Tử ,Chương Dương để thu hút sự chú ý, sau đó dẫn vào 
bài, tạo sự hứng thú và bước đầu giúp các em có hiểu biết sơ giản về tác phẩm để 
các em thích thú tìm hiểu bài học.
 Giáo viên để học sinh bộc lộ và dẫn vào bài.Như vậy với tình huống hết 
sức gần gũi đã gây được hứng thú với học sinh ,các em không còn thấy bài thơ 
xa lạ và có tâm thế sẵng sàng khám phá tác phẩm.
Giải pháp 2: Dạy học tích hợp các với các phân môn và các môn học khác.
 Để giờ dạy thơ Đường luật đạt kết quả cao, giáo viên cần chú ý tới việc 
tích hợp với các phân môn khác như môn Lịch sử, môn Địa lý, môn Giáo dục 
công dân ... Có hiểu biết về các lĩnh vực khác sẽ giúp các em chủ động hơn khi 
khám phá tác phẩm.
 Khi dạy thơ Đường luật giáo viên có thể tích hợp với các phân môn Tiếng 
Việt và Tập làm văn để củng cố và nâng cao kiến thức cho học sinh. Trong mỗi 
bài thơ Đường luật giáo viên có thể dễ dàng tích hợp với phân môn tiếng Việt 
về: từ Hán Việt, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. 
 Ví dụ: Từ “Nam đế”: Hoàng đế nước Nam, hiểu là “vua nước Nam”. Tại 
sao tác giả không dùng chữ “Nam vương” cũng có nghĩa là “vua nước Nam”? 
Dùng chữ “Nam đế” tác giả bài “Sông núi nước Nam” muốn biển hiện niềm tự 
hào, tự tôn dân tộc. Đằng sau câu thơ ta nghe được một tiếng nói mạnh mẽ, 
kiêu hãnh: Phương Nam ta cũng có đế, bình đẳng, ngang hàng với phương Bắc 
không kẻ thù nào được phép coi thường.
 Thực tế khi giảng dạy giáo viên có thể tích hợp với các nội dung khác một 
cách linh hoạt tùy thuộc vào bài học cụ thể. Có thể tích hợp thông qua việc 
 2 giáo viên cần giới thiệu cho học sinh những nét tiêu biểu về thân thế và hoàn 
cảnh sáng tác của tác phẩm, điều này có ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định ý 
nghĩa giá trị của tác phẩm.
 Ví dụ: khi dạy bài “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, ngoài 
những thông tin mà SGK cung cấp, giáo viên có thể cung cấp thêm cho học 
sinh về tác giả như: thơ Bà Huyện Thanh Quan thường viết về thiên nhiên, 
phần lớn là vào lúc trời chiều, gợi lên cảm giác vắng lặng, buồn bã. Cách bà 
miêu tả trong những bài thơ giống như những bước tranh thủy mặc chấm phá. 
Hơn nữa, nói cho đúng thì cảnh trong thơ bà thực tế cũng không phải là cảnh 
mà là tình. Tình cảm của bà thường là sự nhớ thương da diết đối với quá khứ 
vàng son một đi không trở lại. Do vậy người ta gọi bà là nhà thơ hoài cổ.
* Về tác pẩm:
 + Đặt bài thơ trong hoàn cảnh ra đời.
 Khi tìm hiểu tác phẩm, giáo viên cần cho học sinh tìm hiểu hoàn cảnh ra 
đời, vì hoàn cảnh ra đời có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị tư tưởng của bài thơ. 
Nếu giáo viên không hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác 
phẩm là một điều rất đáng tiếc. 
 Ví dụ: Khi giảng về hoàn cảnh ra đời của bài “Phò giá về kinh” của Trần 
Quang Khải, ngoài thông tin trong sách giáo khoa, giáo viên có thể cung cấp 
thêm: thời đại Lí - Trần là thời đại hùng mạnh của hào khí Đông A (Đông A là 
chiết tự tên họ Trần gồm hai chữ: chữ Đông ghép với chữ A trong Hán tự). Hào 
khí Đông A là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, là khí thế, là quyết tâm lớn 
lao của quân dân đời Trần trong sự nghiệp chống ngoại xâm và xây dựng đất 
nước thanh bình. Hào khí Đông A không chỉ là tư tưởng, tâm hồn của con 
người mà còn là nội dung tư tưởng, là âm hưởng bao trùm trong rất nhiều tác 
phẩm thơ văn Việt Nam thời nhà Trần thế kỉ XII, XIII. Vì thế bài thơ mang âm 
hưởng của chiến thắng.
 Qua phân tích ví dụ ta thấy: việc tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử và hoàn cảnh 
ra đời của văn bản là điều hết sức cần thiết, bởi nhiều giáo viên thường ít quan 
tâm đến và cho rằng đây là yếu tố không quan trọng. Vì vậy khi phân tích bài 
thơ rất dễ hời hợt, nông cạn.
 4 thơ Đường luật và hiệu quả cảm nhận tác phẩm của học sinh sẽ giảm đi, vì vậy 
giáo viên cần hướng học sinh đến việc tìm hiểu thể thơ của từng bài thơ.
 Ví dụ: khi dạy bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan và bài 
“Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến giáo viên cần giúp học sinh nhận biết 
thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật, từ đó nhận dạng được thể thơ của tác 
phẩm. Để làm tốt hơn việc này, ngoài những điều đã được cung cấp ở SGK, giáo 
viên cần giúp học sinh hiểu biết thêm và chỉ rõ cụ thể trong bài: đây là thể thơ 
được định hình từ thời nhà Đường (Trung Quốc) và được coi là tiêu biểu nhất 
của thơ Đường luật.
 + Về số chữ trong câu, số câu trong bài: Bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
 + Về vần: Độc vận, vần chân ở cuối câu 1 và các câu chẵn và là vần bằng. 
 + Về đối: Hai câu thực và hai câu luận thường đối nhau. Có khi đối ngay ở 
hai câu đề và trốn đối ở hai câu thực và hai câu luận.
 + Về niêm: Niêm nghĩa là dính. Câu 1 niêm với câu 8, câu hai niêm với 
câu 3, câu 4 niêm với câu 5, câu 6 niêm với câu 7.
 +Về luật: Theo hệ thống thanh ngang. Cho phép “Nhất tam ngũ bất luận” 
và buộc phải “Nhị tứ lục phân minh”. Có luật bằng vần bằng và luật trắc vần 
bằng.
 Tuy có luật thơ chặt chẽ, cũng có thể nói là gò bó nhất trong lịch sử thơ ca 
nhân loại. Nhưng điều kì lạ là với luật thơ nghiêm ngặt như thế mà thành tựu của 
thơ lại bề thế, phi thường ít thấy. Một trong những đặc sắc của thể thơ Thất ngôn 
bát cú Đường luật chính là tính cô đúc, súc tích được sản sinh từ một kiểu tư duy 
nghệ thuật độc đáo. Ở nước ta, trong thời trung đại, thơ Đường luật mà chủ yếu 
là Thất ngôn bát cú (vừa bằng chữ Hán vừa bằng chữ Nôm) đã ngự trị nền thơ. 
Trong thi nghiệp của các nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân 
Hương, Nguyễn Khuyến,... thơ Thất ngôn bát cú Đường luật vẫn chiếm phần 
chính.
 * Xác định bố cục của bài thơ: 
 Việc nắm được bố cục góp phần quan trọng vào việc tìm hiểu và phân tích 
bài thơ... Nắm được bố cục chính là nắm được mạch cảm xúc của bài thơ.Từ đó 
giáo viên có hướng đi đúng trong quá trình tìm hiểu giá trị nghệ thuật và nội 
dung của bài thơ .Thông thường bố cục của bài thơ Đường luật tùy thuộc vào 
thể thơ.
 6 phương pháp đặc trưng khi tìm hiểu thể loại thơ nói chung, thơ Đường luật nói 
riêng là đi từ tín hiệu nghệ thuật để khám phá nội dung.
 Ví dụ: Khi hướng đẫn học sinh tìm hiểu hai câu luận trong bài thơ bài thơ 
“Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan:
 “Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
 Thương nhà mỏi miêng, cái gia gia”.
 Giáo viên cần giúp học sinh phát hiện ra nghệ thuật đối được sử dụng 
trong cặp thơ là cặp đối hoàn chỉnh về cả thanh và ý. Kết hợp với biện pháp 
nghệ thuật đảo ngữ khi đưa hai cum từ “nhớ nước” và “thương nhà” lên đầu 
câu, cùng cách chơi chữ “quốc”- nước; “gia”- nhà đã nhấn mạnh, làm nổi bật 
nỗi niềm tâm trạng khắc khoải, nhớ thương của nhân vật trữ tình. Từ đó thấy 
được và đồng cảm với tâm trạng hoài cổ: nhớ nước thương nhà da diết, tiếc một 
thời đại vàng son huy hoàng của đất nước trong lòng nhà thơ.
 Qua việc phân tích các biện pháp nghệ thuật và từ ngữ được sử dụng đã 
hình thành và khơi dậy ở học sinh năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm 
mĩ. Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học, rung động trước 
hình tượng, tình cảm được khơi gợi trong tác phẩm, nhận ra giá trị thẩm mĩ. Từ 
đó cảm nhận được giá trị tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật của nhà thơ. Để rồi 
nâng cao nhận thức sống và hành động vì cái đẹp, cái thiện, thêm yêu Tổ quốc 
và sống có lí tưởng.
* Kết hợp giữa phân tích với những lời bình hay.
 Trong quá trình giúp học sinh khám phá và tìm hiểu văn bản một cách 
tích cực, chủ động, sáng tạo giáo viên cũng có thể kết hợp đưa vào đó những 
lời bình hay, những ý kiến đánh giá xác đáng để giúp học sinh tham khảo và có 
cách cảm, cách nhìn sâu hơn, khái quát hơn.
 Ví dụ: sau khi phân tích câu thơ cuối của bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của 
Nguyễn Khuyến giáo viên có thể bình: Câu kết của bài thơ với âm điệu và ngôn 
từ thân mật ngọt ngào. Bao nhiêu nghèo thiếu, bao nhiên lúng túng, ngượng 
ngùng bỗng tan đi hết để tình bạn, tình người được thăng hoa. Câu thơ ẩn ngụ 
cả một niềm tự hào về một tình bạn đẹp đẽ, vượt lên mọi thứ vật chất. Đặt trong 
hoàn cảnh xã hội đương thời với rất nhiều sự đảo điên của các giá trị và quan 
hệ, khi thực dân Pháp xâm lược và xã hội Việt Nam đang chuyển dần sang một 
nước thuộc địa nửa phong kiến thì càng thấy rõ hơn giá trị của sự khẳng định 
tình bạn, tình người trong bài thơ.
 8 đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ 
chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
 Với các giải pháp trên, có thể áp dụng cho giáo viên dạy môn Ngữ Văn ở 
các trường THCS trong toàn huyện. 
 Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công 
nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, 
đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn 
toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn. 
 Bá Hiến, ngày 24 tháng 01 năm 2019
 NGƯỜI VIẾT ĐƠN 
 Nguyễn Thị Thu Nam 
 10

File đính kèm:

  • docbao_cao_giai_phap_giang_day_tho_duong_luat_trung_dai_viet_na.doc