Đề cương Sáng kiến Khai thác yếu tố nhận thức tiền Toán học trong dạy học Toán ở bậc Trung học cơ sở

pdf 5 trang sklop7 11/08/2024 910
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Sáng kiến Khai thác yếu tố nhận thức tiền Toán học trong dạy học Toán ở bậc Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương Sáng kiến Khai thác yếu tố nhận thức tiền Toán học trong dạy học Toán ở bậc Trung học cơ sở

Đề cương Sáng kiến Khai thác yếu tố nhận thức tiền Toán học trong dạy học Toán ở bậc Trung học cơ sở
 PHÒNG GD VÀ ĐT TP VINH 
 TRƯỜNG THCS ĐẶNG THAI MAI 
 ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
A. Sơ lược lý lịch 
 1. Họ và tên: TRẦN SƠN HỒNG 
 2. Ngày tháng năm sinh: 06/08/1981 
 3. Đơn vị công tác: Trường THCS Đặng Thai Mai 
 4. Trình độ chuyên môn: Đại học 
B. Nội dung: 
 Tên sáng kiến: “Khai thác yếu tố nhận thức tiền Toán học trong dạy học Toán ở 
bậc Trung học cơ sở’’ 
 Cấu trúc sáng kiến: 
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Toán học, là môn học cốt lõi trong hệ thống các môn học, nó được xem là môn học 
công cụ cho các môn khoa học khác, đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên. Điều đó để thấy 
rằng nó có liên hệ rất chặt chẽ với thực tế. 
 Toán học không tách biệt thực tế, các suy luận Toán học phản ánh mức độ trừu tượng 
cao các quy luật tự nhiên, có nguồn gốc tự nhiên và là chuẩn mực để kiểm tra các vấn đề 
thực tế. 
 Chương trình phổ thông 2018 được cấu trúc lại, tăng cường yếu tố thực tiễn trong 
tiếp cận và kiểm chứng, ứng dụng. 
 Các phương pháp dạy học mới yêu cầu người học chủ động hơn trong việc tiếp nhận, 
xử lí, chiếm lĩnh tri thức. Đặc biệt trong giai đoạn phải dạy học online, các khâu trong tiến 
trình dạy học một bài hoặc chủ đề đòi hỏi học sinh phải áp dụng nhiều kĩ năng và nhận thức 
thực tế để giải quyết. 
 Việc triển khai chương trình đòi hỏi giáo viên phải cung cấp cho học sinh phương 
pháp học, định hướng và kĩ năng tìm hiểu, vận dụng kiến thức Toán học vào thực tế. 
 Tư duy xuyên suốt của các phương pháp tiếp cận vấn đề Toán học là đưa cái mới về 
thành cái đã biết, cái quen thuộc; đưa khó thành dễ; đưa cái phức tạp thành cái đơn giản. 
Người giáo viên cần nhìn thấy được những vấn đề Toán học trong các vấn đề thực tế để gợi 
mở, dẫn dắt học sinh tiếp cận và xử lí các tình huống học tập; giúp học sinh nhìn nhận Toán 
học một cách gần gũi và có thói quen áp dụng tri thức Toán học vào giải quyết các vấn đề 
thực tế. 
Bản thân tôi thường xuyên khai thác các yếu tố nhận thức thực tiễn của học sinh vào việc 
dạy học và thấy rất hiệu quả, vì vậy tôi mạnh dạn tổng hợp thành đề tài “Khai thác yếu tố 
nhận thức tiền Toán học trong dạy học Toán ở bậc Trung học cơ sở’’ 
 1 
 học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng 
công cụ, phương tiện học toán. 
 Nhận thức thông thường hay nhận thức tiền khoa học là loại nhận thức được hình 
thành một cách tự phát, trực tiếp từ hoạt động hàng ngày của con người. Nó phản ánh sự vật, 
hiện tượng xảy ra với tất cả những đặc điểm chi tiết, cụ thể và những sắc thái khác nhau của 
sự vật. Vì thế nó mang tính phong phú, nhiều vẻ và gắn với cuộc sống, chi phối hoạt động 
của con người. Nhưng nó chỉ phản ánh vẻ bề ngoài và không được tổng hợp thành tri thức 
khoa học. 
 Nhiệm vụ của giáo viên là phải hiểu, tạo điều kiện để những nhận thức tiền khoa học 
của học sinh kết tinh thành tri thức khoa học thông qua việc tổ chức các hoạt động dạy học. 
Nó phù hợp với việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học; góp phần quan 
trọng vào việc hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất cho học sinh, đặc biệt là 
dạy học Toán. 
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 
 Việc thực hiện chương trình phổ thông 2006 nảy sinh nhiều bất cập, đặc biệt là cách 
tiếp cận vấn đề còn nặng tính hàn lâm, chương trình có tính mở chưa cao. 
 Phương tiện phục vụ dạy học, năng lực khai thác công nghệ thông tin của giáo viên 
còn nhiều hạn chế nên việc mô hình hoá các sự vật, hiện tượng phục vụ dạy học chưa hiệu 
quả 
 Học sinh, nhất là học sinh thành phố, ít phải lao động (lao động tự phục vụ hoặc tham 
gia lao động sản xuất) nên hiểu biết về sự vật và hiện tượng trong thực tế không tốt; từ đó 
khả năng sáng tạo không cao và một bộ phận không nhỏ cảm thấy kiến thức các môn học xa 
lạ và vô bổ. 
 Yêu cầu về thời gian và nội dung dạy học chưa cân đối, không tạo điều kiện để giáo 
viên khai thác, vận dụng những tình huống thực tế vào dạy học một cách thường xuyên và 
hiệu quả. 
 Bản thân đam mê tìm hiểu kỹ thuật và lao động kĩ thuật nên thấy rất cần giáo dục cho 
học sinh thái độ thực tiễn trong học tập; từ việc tiếp cận vấn đề học tập đến áp dụng tri thức 
khoa học vào thực tiễn. Vì vậy thường xuyên khai thác các yếu tố nhận thức kinh nghiệm 
của học sinh vào dạy học và thấy rất hiệu quả. 
 III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
 1. Nghiên cứu nội dung chương trình SGK để đánh giá sự liên hệ của đơn vị kiến 
 thức với các sự vật, hiện tượng phù hợp nhận thức học sinh. 
 Lập bảng liệt kê đối với chương trình từng khối học với nội dung: 
 Đơn vị kiến thức Tri thức kĩ năng được Hoạt động cụ thể được Mức độ áp 
 SGK áp dụng và sự vật/ áp dụng dụng 
 hiện tượng thực tế 
 (Mở đầu/ hình thành (Nhận biết/ 
 3 
 II. KIẾN NGHỊ 
1. Đối với Phòng Giáo dục 
- Tổ chức cho những giáo viên có đề tài thiết thực được báo cáo phổ biến kinh nghiệm. 
- Tập huấn thường xuyên phương pháp nghiên cứu khoa học, các phương pháp và kỹ thuật 
dạy học tích cực. 
2. Đối với nhà trường 
- Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất để giáo viên và học sinh áp dụng đổi mới phương 
pháp dạy học có hiệu quả. 
3. Đối với giáo viên 
- Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học 
phù hợp đặc trưng bộ môn và năng lực học sinh. 
- Tăng cường các hoạt động thực tế, tạo thói quen và nâng cao năng lực khai thác nhận thức 
thực tiễn vào dạy học. 
 XÁC NHẬN CỦA BGH Nghệ An, ngày 20 tháng 12 năm 2021 
 NGƯỜI BÁO CÁO 
 5 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_sang_kien_khai_thac_yeu_to_nhan_thuc_tien_toan_hoc.pdf