Đề cương Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh

docx 34 trang sklop7 27/06/2024 1391
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh

Đề cương Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh
 ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 
 LỚP NĂM HỌC 2022 - 2023
Tên sáng kiến: “XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP ĐOÀN KẾT, VỮNG MẠNH”
Họ và tên GV dự thi: Đào Thị Ngọc Mai
Đơn vị công tác hiện nay: THCS Việt Nam Angieri
Lĩnh vực: Chủ nhiệm lớp
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 1. Thực trạng:
 Chúng ta đều biết rằng, để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ giáo dục của nhà 
trường thì người giáo viên chủ nhiệm lớp bậc THCS có vai trò hết sức quan trọng 
trong việc giáo dục nhân cách học sinh một cách toàn diện. Có thể nói GV chủ 
nhiệm chính là linh hồn của tập thể lớp, vừa là nhà quản lí, vừa là nhà giáo dục 
trong một tập thể thu nhỏ. Bởi, giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ giảng 
dạy, quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp; người tập hợp, dìu 
dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và 
xây dựng một tập thể học sinh đoàn kết, vững mạnh.
 Muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp thì người giáo viên 
chủ nhiệm cần phải có sự linh hoạt sáng tạo trong sử dụng nhiều biện pháp giáo dục 
học sinh. Trong đó, biện pháp “Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh” là hết sức 
quan trọng và có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Bởi lẽ thầy, cô giáo “nhất cử nhất động” 
đều ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh. Từ lời ăn tiếng nói, tác phong, thái độ cư xử 
cho đến lối sống hàng ngày đều tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển 
 1 5. Hướng dẫn học sinh tự nhận xét trong quá trình rèn luyện và học tập. Phối hợp với 
giáo viên môn học, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng 
sản Hồ Chí Minh, Ban Đại diện cha mẹ học sinh lớp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân 
có liên quan để giáo dục học sinh và tiếp nhận thông tin phản hồi về quá trình rèn 
luyện và học tập của học sinh.
6. Thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về quá trình, kết quả rèn luyện và học tập 
của học sinh.
 * Thuận lợi: 
 Là một giáo viên công tác ở trường trung tâm, bản thân đã nhiều năm được nhà 
trường phân công chủ nhiệm lớp từ lớp 6 cho đến lớp 9, tôi nhận thấy tập thể giáo 
viên, học sinh đơn vị tôi công tác có rất nhiều lợi thế: 
- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất cho đội ngũ GVCN thực hiện 
nhiệm vụ.
- Đội ngũ GVCN vững vàng, năng nổ, nhiệt tình, trách nhiệm và rất tâm huyết.
- Đa số học sinh ngoan, lễ phép, kính thầy, yêu bạn. 
- Phụ huynh luôn quan tâm con, tôn trọng, ủng hộ và đồng hành cùng GVCN trong 
mọi hoàn cảnh. 
 Năm học 2022 – 2023, tôi được tiếp tục làm công tác giảng dạy Môn Khoa học tự 
nhiên 7 và chủ nhiệm lớp 7A2 tôi đã thực hiện và thấy rất rõ về hiệu quả của biện 
pháp xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh, phát triển. Với lớp đang phụ trách 
bên cạnh những thuận lợi là: hầu hết học sinh ngoan, có ý thức cố gắng vươn lên 
trong học tập, được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh.
* Khó khăn: 
 Bên cạnh những mặt thuận lợi đó thì vẫn còn những khó khăn nhất định như:
 3 6 cán sự lớp và 43 học sinh lớp 7A2 đầu 
 Tiêu chí khảo sát năm học 2022-2023
 Số lượng Tỷ lệ
BCSL điều hành quản lý lớp tốt theo 
 4/6 67%
nhiệm vụ phân công
BCSL chưa biết cách điều hành quản 
 2/6 33 %
lý lớp theo nhiệm vụ phân công
Học sinh có ý thức học tập tốt 26/48 60%
Học sinh chưa có ý thức học tập 17/48 40%
Học sinh có ý thức đoàn kết, hỗ trợ 
 28/48 65%
giúp đỡ nhau
Học sinh chưa có ý thức đoàn kết, hỗ 
 15/48 35%
trợ giúp đỡ nhau
 Đội ngũ cán sự lớp hoạt động chưa đồng đều, chưa thật sự hiệu quả. Mỗi học sinh 
trong lớp chưa biết đoàn kết thương yêu và chưa giúp nhau cùng tiến bộ để trở thành 
một tập thể đoàn kết, vững mạnh.
 Khảo sát về các đợt thi đua do Liên Đội phát động của lớp 7A2 trước khi áp 
dụng biện pháp:
 Lớp Mua tăm ủng Quỹ bạn nghèo Sách cho các Hội thu kế 
 hộ người mù em miền núi hoạch nhỏ
 Số Xếp Số tiền Xếp Số Xếp Số Xếp 
 7A2 lượng thứ thứ lượng thứ lượng thứ
 125 20/40 321000 22/40 68 32/40 220kg 30/40
 gói đồng quyển
 5 3. Yêu cầu cần giải quyết:
 Từ kết quả khảo sát và thực trạng, nguyên nhân bản thân tôi nhận thấy cần phải 
thay đổi mình và thay đổi biện pháp trong công tác chủ nhiệm. Đó là phải làm thế 
nào để các đối tượng đề cập ở trên đều tập trung giúp cho tập thể lớp 7A2 khắc phục 
được những tồn tại nêu trên và trở thành một tập thể đoàn kết, vững mạnh? 
 Xác định được tầm quan trọng về xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh của 
người giáo viên chủ nhiệm cũng như xuất phát từ thực tiễn lớp mình phụ trách và 
trách nhiệm giáo dục học sinh của bản thân mà tôi đã lựa chọn chú trọng biện pháp 
“Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh” 
 II. MỤC TIÊU: 
 1. Mục tiêu chung: Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh.
 2. Mục tiêu cụ thể:
- Tạo được mối quan hệ đồng thuận, thành một khối đoàn kết thống nhất trong lớp.
- Tạo mối đoàn kết giữa đội ngũ cán bộ lớp nhiệt tình, năng nổ, trách nhiệm và các 
thành viên trong lớp.
- Tạo ra phong trào thi đua lành mạnh, an toàn trong tập thể với phương châm “Mỗi 
ngày đến trường là một ngày vui”.
- Tạo ra một tập thể giàu lòng nhân ái.
=> Góp phần thúc đẩy, nâng cao thành tích về học tập trên tinh thần tự giác, tự 
nguyện. 
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN:
1. Đối tượng, phạm vi 
Học sinh lớp 7A2 trường THCS Việt Nam Angieri
 7 dựng lớp học an toàn, thân thiện, giàu lòng nhân ái này tốt hơn cả. Vì thế tôi xin 
mạnh dạn đưa ra sáng kiến của mình trong công tác chủ nhiệm. Sau đây tôi xin trình 
bày cụ thể các giải pháp xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh, phát triển. 
Trước hết là:
 Biện pháp: Tổ chức bầu ban cán sự lớp, xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp 
nhiệt tình, có trách nhiệm.
 Muốn có được tập thể mạnh thì đầu tiên phải có ban cán sự mạnh. Vì ban cán 
sự chính là cánh tay nối dài, cánh tay đắc lực cho giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp. 
Vậy để có ban cán sự mạnh tôi đã làm như thế nào? Việc bầu chọn được một ban cán 
sự lớp nhiệt tình, có trách nhiệm biết điều hành lớp, đóng góp một vai trò quan trọng 
giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm rất nhiều trong quá trình quản lí lớp sau này. Các em 
được cả lớp tín nhiệm bầu chọn thì tin chắc các em sẽ làm tốt công việc của mình.
 Đầu tiên, tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Các em phải mạnh dạn 
và tự tin phát biểu trước tập thể lớp: Nếu được làm lớp trưởng các em sẽ quản lý lớp 
như thế nào? Sau đó, cho các em tự đề cử những bạn có đủ năng lực quản lí lớp. 
 Tiếp theo, tôi thường tìm hiểu xem ở lớp dưới em nào đã từng làm cán sự lớp ở 
vị trí gì? và nề nếp lớp đó như thế nào qua nhiều nguồn như: Qua giáo viên dạy trước 
đó, qua học sinh bạn cùng lớp cũ hoặc qua học bạ...Từ đó, bước đầu có định hướng 
cho việc lựa chọn.
 Tổ chức cho cả lớp bỏ phiếu tín nhiệm.
 PHIẾU BẦU BAN CÁN SỰ LỚP 7A2
 Năm học: 2022 - 2023
 1)..
 2)..
 9 trưởng căn cứ vào tình hình thực tế và kết quả theo dõi của mình trong tuần để thống 
nhất chung trong tổ, đồng thời đại diện các tổ báo cáo lên lớp trưởng, các tổ tiếp tục 
góp ý bổ sung cho tổ bạn, lớp trưởng tổng hợp, đánh giá chung tuyên dương và rút 
kinh nghiệm ngay trước lớp trên tinh thần giúp nhau cùng tiến bộ và thống nhất. Để 
ban cán sự làm việc và phát huy hết trách nhiệm của bản thân, tôi luôn động viên, chỉ 
bảo, kèm cặp các em trong quá trình các em chỉ đạo công việc. Ngoài ra mỗi tháng 
họp ban cán sự lớp một lần vừa để nhắc nhở, vừa để tâm tình, vừa để các em chia sẻ 
kinh nghiệm cho nhau trong công tác chỉ đạo các ban và cũng là dịp cô chủ nhiệm 
chia sẻ một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cho các em để 
các em hoàn thành công việc hiệu quả và đặc biệt giáo viên chủ nhiệm phải chia sẻ 
những khó khăn của đội ngũ cán bộ lớp, có các khen thưởng dành riêng cho các em 
để khuyến khích, động viên các em tạo động lực cho các em cố gắng.
Biện pháp: Xây dựng tiêu chí thi đua trong lớp 
 Ngoài ra, Muốn có được một tập thể đoàn kết, vững mạnh thì trước hết giáo 
viên chủ nhiệm và tập thể lớp phải xây dựng được một tiêu chí thi đua riêng của lớp 
và thảo luận với phụ huynh trong buổi họp đầu năm. Vì tiêu chí thi đua là làm thước 
đo để đánh giá một cách công bằng, khách quan của học sinh. Và nhìn vào tiêu chí 
thi đua đó, những bạn học sinh thường vi phạm sẽ biết để mà hạn chế hoặc né tránh 
những sai lầm của mình. 
 Tôi đã bám vào Đ IỀU LỆ Trường trung học cơ sở, Ban hành kèm theo Thông 
tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
 Đào tạo. 
Tại Chương V: NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA HỌC SINH quy định cụ thể ở:
Điều 34. Nhiệm vụ của học sinh
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của 
nhà trường.
 11 5. Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực 
hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 36. Hành vi ứng xử, trang phục của học sinh
1. Hành vi, ngôn ngữ, ứng xử của học sinh phải đúng mực, tôn trọng, lễ phép, thân 
thiện, bảo đảm tính văn hoá, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh 
trung học.
2. Trang phục của học sinh phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, 
thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường. Tùy điều kiện của từng trường, 
hiệu trưởng có thể quyết định để học sinh mặc đồng phục nếu được nhà trường và 
Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường nhất trí.
Điều 37. Các hành vi học sinh không được làm
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên 
của nhà trường, người khác và học sinh khác.
2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
3. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và 
pháo, các chất gây cháy nổ.
4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục 
vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
6. Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử 
dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
7. Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định 
của pháp luật.
Điều 38. Khen thưởng và kỷ luật
 13 a) Đánh giá hạnh kiểm của học sinh căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi 
đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công nhân viên, 
với gia đình, bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết 
quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và của xã hội; rèn luyện 
thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
b) Kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh đối với nội dung dạy 
học môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp 
THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Xếp loại hạnh kiểm:
Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: Tốt (T), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y) sau mỗi 
học kỳ và cả năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp 
loại hạnh kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh.
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC LỰC
Điều 13. Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học
1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 
3 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường 
THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 
3 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường 
THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
3. Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
 15

File đính kèm:

  • docxde_cuong_sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_tap_the_lop_doan_ket.docx