Đề cương Sáng kiến Một số giải pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội xây dựng chương trình kế hoạch công tác Đội năm học trong nhà trường THCS
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Sáng kiến Một số giải pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội xây dựng chương trình kế hoạch công tác Đội năm học trong nhà trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương Sáng kiến Một số giải pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội xây dựng chương trình kế hoạch công tác Đội năm học trong nhà trường THCS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN - Họ và tên: Hồ Hải Hùng - Ngày, tháng, năm sinh: 21-05-1968 - Cơ quan, đơn vị công tác: Trường THCS Trần Quang Khải - Chức vụ/ chức danh: Giáo viên –Tổng phụ trách Đội - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm 1. Tên sáng kiến “Một số giải pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội xây dựng chương trình kế hoạch công tác Đội năm học trong nhà trường THCS”. 2. Lĩnh vực áp dụng Công tác Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường THCS 2.1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Liên đội trường THCS Trần Quang Khải, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. 2.2. Mục tiêu: Giúp Ban chỉ huy Liên đội xây dựng tốt chương trình kế hoạch công tác Đội năm học. 2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Phương pháp xây dựng chương trình kế hoạch công tác Đội năm học của Ban chỉ huy Liên đội trường trung học cơ sở. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu từ thực tiễn công tác Đội tại trường THCS Trần Quang Khải nơi tôi đang công tác; mục đích xây dựng chương trình kế hoạch công tác Đội năm học của Ban chỉ huy Liên đội một cách tốt nhất, mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục toàn diện cho đội viên góp phần xây dựng phong trào hoạt động Đội của nhà trường thật sự vững mạnh. 3.Cơ sở pháp lý: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là trường học giáo dục thiếu nhi Việt Nam trong và ngoài nhà trường, là đội dự đội viên trong môi trường “Thân thiện, tích cực”. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng kinh nghiệm thực tiễn vẫn còn bộc lộ những nhược điểm, hạn chế nhất định cần có sự điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao tính tự nguyện, tự giác, tự quản của đội viên để phù hợp sự phát triển chung của đất nước. Hiện nay, ở Liên đội trường THCS Trần Quang Khải có 12 Chi đội, trong đó khối 6: 3 chi đội; khối 7: 3 chi đội; khối 8: 3 chi đội; khối 9: 3 chi đội. Do đặc thù thuộc khu vực nông thôn nên số đội viên năng lực học tập hạn chế còn khá phổ biến nên ảnh hưởng không ít đến chất lượng phong trào Đội. Việc tổ chức bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội cách thức xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động Đội năm học trong thời gian qua cũng còn bọc lộ một số hạn chế nhất định (do yếu tố khách quan) vì vậy để khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện mang tính toàn diện, bản thân tôi luôn nghiên cứu xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện một cách thiết thực, mang tính khoa học phù hợp với thực tế nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. - Nguyên nhân Thực tế, hằng năm vào dịp đầu năm học sau khi Đại hội Đội. Ban chỉ huy được bầu ra, nhưng chưa thực sự biết và thông thạo cách làm việc hoặc chưa được phân công và giao việc cụ thể, mặc dù có tính kế thừa và được bồi dường về kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội theo từng năm học. Tổng phụ Trách lại có quá nhiều thời gian bận rộn và thường chỉ biết làm một mình nên quên đi vai trò của các em đội viên là thành viên Ban chỉ huy Đội nói chung và Ban chỉ huy Liên đội nói riêng, trong đó có vai trò của Liên đội trưởng. Giáo viên-Tổng phụ trách Đội thường tổ chức thực hiện kế hoạch công tác Đội trực tiếp đến từng từng chi đội, hoặc thông qua giáo viên chủ nhiệm là phụ trách chi đội, nên hiệu quả mang lại chưa cao, chưa phát huy hết khả năng tự quản của Ban chỉ huy Đội trong công tác Đội; đặc biệt là phương pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội xây dựng chương trình kế hoạch công tác Đội năm học. 5. Mô tả sáng kiến: 5.1.Về nội dung của sáng kiến: Trong bất cứ công tác nào, vấn đề quyết định để đảm bảo sự thành công là vấn đề xây dựng được nội dung tổ chức thực hiện công tác phù hợp với tình hình thực tế của từng nội dung công việc mà người trực tiếp phụ trách thực hiện. Đối với người làm công tác Đội cũng vậy. Công tác thiếu niên, nhi đồng là khoa học nghệ thuật, vì lực lượng giáo dục (phụ trách Đội) đặc biệt là Giáo viên -Tổng Phụ Trách Đội cần phải có hiểu biết rộng, vốn kiến thức cần thiết, luôn phát huy tính sáng tạo và năng lực sư phạm, công tác Đội vững vàng. 3 hiệu quả trong công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác Đội phù hợp thì sẽ ảnh hưởng không ít đến chất lượng hoạt động Đội. Để giải quyết tốt về vấn đề nhận thức, tôi quyết định phải lấy thực tế, lấy kết quả cụ thể để chứng minh cho vai trò của Đội. Một khi đã thống nhất quan điểm, tư tưởng đã được thông suốt thì sẽ có thuận lợi cơ bản, Tổng phụ trách sẽ được sự ủng hộ tích cực của mọi thành viên trong Hội đồng sư phạm nhà trường. Chính vì xác định đúng hướng, nên công tác Đội của đơn vị THCS Trần Quang Khải nơi tôi đang công tác luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương; chi bộ, ban giám hiệu nhà trường, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể đặc biệt là sự hỗ trợ tích cực của các thầy cô giáo, giáo viên chủ nhiệm (anh chị phụ trách), Hội cha mẹ học sinh; sự nổ lực phấn đấu rất lớn của toàn thể đội viên trong toàn Liên đội với cơ chế toàn trường tham gia làm công tác Đội góp phần thành công trong công tác xây dựng Đội vững mạnh trong nhiều năm qua. Để xây dựng tổ chức Đội thực sự vững mạnh trong nhà trường, ngoài năng lực chuyên môn, khả năng tham mưu, sáng tạo, bản thân Giáo viên -Tổng phụ trách Đội cần phải xác định được đâu là nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện để đem đến thành công đối với công tác xây dựng Đội. Trong phạm vi của đề tài sáng kiến này tôi xin trình bày “Một số giải pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội xây dựng chương trình kế hoạch công tác Đội năm học trong nhà trường THCS”, là một trong những nội dung quan trọng trong công tác bồi dưỡng toàn diện về kiến thức, kỹ năng công tác Đội cho đội ngũ Ban chỉ huy Đội nói chung và Ban chỉ huy Liên đội nói riêng thể hiện tính mới, tính sáng tạo trong qui trình thực hiện nhiệm vụ công tác Đội tại trường trung học cơ sở Trần Quang Khải, thị xã Ninh Hòa nơi tôi đang công tác. Giải pháp, tổ chức thực hiện Chất lượng của chỉ huy là gốc của chất lượng tự quản, gốc của chất lượng Đội. Do đó bồi dưỡng ban chỉ huy Đội là vấn đề mấu chốt, Tổng phụ trách cần dành nhiều thời gian và sức lực đầu tư năng lực tự quản cho các em giúp các em làm chủ thực sự tổ chức Đội, hoạt động Đội. Ban chỉ huy đội không đơn thuần chỉ giỏi kỹ năng, giỏi chỉ huy mà còn giúp các em phát triển nhân cách toàn diện theo mục tiêu giáo dục của nhà trường. Để có Ban chỉ huy liên đội hoạt động giỏi giang không có cách nào khác là phải bồi dưỡng giúp đỡ cho Ban chỉ huy thông thạo mọi hoạt động. Tôi chú ý bồi dưỡng, huấn luyện cho ban chỉ huy bằng cách: Ngoài các kỹ năng cần có và cần bồi dưỡng trong năm nội dung cơ bản đối với yêu cầu chỉ huy theo qui định. 5 vào khâu nào và việc nào quan trọng nhất cần tập trung thực hiện để đạt được hiệu quả cao nhất (Liên đội trưởng là người trực tiếp tham mưu với Giáo viên - Tổng phụ trách thông qua tập huấn, hưỡng dẫn để xây dựng chương trình kế hoạch tổng thể cho cả năm học của Liên đội). Nhờ có kế hoạch, Ban chỉ huy Liên đội tổ chức một cách hợp lý, phù hợp với công việc, tránh tình trạng lúc thì dồn dập, lúc thì quá rỗi rãi. Kế hoạch sẽ giúp cho các em Ban chỉ huy Liên đội lựa chọn ra được cái chủ yếu nhất, quan trọng nhất và cần thiết nhất đối với Liên đội trong số vô vàn các công việc khác, thấy được mình phải làm gì, làm để làm gì làm như thế nào và làm đến đâu thì phù hợp mang lại hiệu quả cao. Giải pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội xây dựng chương trình kế hoạch công tác Đội năm học 1. Yêu cầu đối với Giáo viên-Tổng phụ trách Đội về phương pháp bồi dưỡng các em Ban chỉ huy Liên đội (Liên đội trưởng) xây dựng chương trình kế hoạch công tác Đội năm học (từ kinh nghiệm thực tế công tác Đội của bản thân tôi tại đơn vị trong nhiều năm học vừa qua và đặc biệt năm học 2020 - 2021). 1.1. Trước hết, trang bị cho Ban chỉ huy Liên Đội trực tiếp là Liên đội trưởng (với vai trò thủ lĩnh trong công tác Đội của Liên đội) tiếp thu về những điều kiện cần phải có khi xây dựng kế hoạch công tác Đội. Để trang bị cho Liên đội trưởng (Ban chỉ huy Liên đội) khi xây dựng chương trình kế hoạch công tác Đội năm học. Giáo viên -Tổng phụ trách Đội phải xác định đúng trọng tâm trong việc bồi dưỡng cho Ban chỉ huy Liên đội nắm được các giải pháp, cụ thể: + Thứ nhất: Ban chỉ huy Liên đội phải xác định và nắm được mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung giáo dục của nhà trường và của công tác Đội, tức là phải nắm được những vấn đề cơ bản của công tác giáo dục, công tác Đội trong năm học trên cơ sở kế hoạch chỉ đạo công tác Đội của nhà trường. + Thứ hai: Ban chỉ huy Liên đội phải nắm vững tình hình đặc điểm của nhà trường, của địa phương, làm chủ được tình hình của Liên đội. + Thứ ba: Ban chỉ huy Liên đội phải nắm vững được về điều kiện phục vụ cho hoạt động của Liên đội. Dự thảo việc xây dựng kế hoạch đồng thời thống nhất trong đội ngũ ban chỉ huy về nội dung dự thảo chương trình, kế hoạch công tác Đội năm học. Tiến hành bất cứ một công việc nào cũng cần phải có những điều kiện nhất định như: tài liệu, vật liệu, thời gian 1.2. Khi lập kế hoạch công tác Đội nói chung và chương trình kế hoạch công tác Đội năm học nói riêng phải đảm bảo tính giáo dục, phù hợp với thực tế của nhà trường. 7 - Xác định mục đích, nội dung, phương pháp, quy mô hình thức, tiến độ thực hiện Bước 2: Dự thảo kế hoạch theo phương pháp định hướng, định lượng khối lượng công việc. - Trao đổi với BCH liên đội và các đội viên nồng cốt để xác định phương hướng và khả năng thực hiện. Bước 3: Hợp thức hóa kế hoạch (duyệt kế hoạch). Thông qua Đại hội Liên đội để hợp thức hóa chương trình kế hoạch và phải được biểu quyết thống nhất trong Đại hội Liên đội. Người trực tiếp xác nhận nội dung chương trình kế hoạch công tác Đội năm học của Liên đội là Giáo viên -Tổng phụ trách Đội, duyệt kế hoạch là Hiệu trưỏng Trưởng ban phụ trách Đội. Bước 4: Tuyên truyền (triển khai và thực hiên kế hoạch). Chương trình kế hoạch công tác Đội năm học của Liên đội phải được tuyên truyền phổ biến rộng rãi dưới nhiều hình thức thông qua BCH liên, chi đội, trong toàn thể đội viên. Bước 5: Tổng kết, ở giai đoạn kết thúc học kì I và cả năm học Thông qua ban chi huy Liên đội, đánh giá rút kinh nghiệm và lập báo cáo gửi lên Ban phụ trách Đội nhà trường. Các phần chính của chương trình kế hoạch công tác Đội năm học cần gợi ý và trang bị kiến thức để Ban chỉ Liên đội có cơ sở thực hiện: Trên cơ sở chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học của Hội đồng Đội thị xã Ninh Hòa và kế hoạch chỉ đạo hoạt động Đội của Ban phụ trách Đội nhà trường. Chương trình kế hoạch công tác Đội năm học của Liên đội có thể sắp xếp bố cục như sau. Tuy nhiên, cần lưu ý đến mức độ, khối lượng công việc, thời gian, thời điểm triển khai thực hiện. Tránh ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. Đặc biệt phải phù hợp với chủ đề năm học và chương trình công tác Đội từng năm học theo chỉ đạo của Hội đồng Đội. Phần 1: Tiêu đề HỘI ĐỒNG ĐỘI THỊ XÃ NINH HÒA ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN QUANG KHẢI CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG ĐỘI NĂM HỌC: 2020 – 2021 9
File đính kèm:
- de_cuong_sang_kien_mot_so_giai_phap_boi_duong_ban_chi_huy_li.pdf