Đề cương Sáng kiến Một số trò chơi lồng ghép trong quá trình dạy học âm nhạc ở trường THCS

docx 4 trang sklop7 22/08/2024 1120
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Sáng kiến Một số trò chơi lồng ghép trong quá trình dạy học âm nhạc ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương Sáng kiến Một số trò chơi lồng ghép trong quá trình dạy học âm nhạc ở trường THCS

Đề cương Sáng kiến Một số trò chơi lồng ghép trong quá trình dạy học âm nhạc ở trường THCS
 ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN
Môn: (Lĩnh vực) Âm nhạc.
Tên đề tài: Một số trò chơi lồng ghép trong quá trình dạy học âm nhạc ở trường THCS.
Tác giả: Trần Thị Thường
Đơn vị: Trường THCS Hưng Chính
Cấu trúc đề tài: Đề tài có cấu trúc gồm 3 phần chính: 
+ Đặt vấn đề
+ Nội dung nghiên cứu
+ Kết luận
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
 Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống của mỗi con 
người. Âm nhạc được coi là một loại hình nghệ thuật, phản ánh hiện thực khách quan 
bằng những hình tượng có sự biểu cảm của âm thanh cùng các phương tiện diễn tả âm 
nhạc như giai điệu, cường độ, âm sắc, hòa âm, cách cấu tạo, hình thức bản chất âm 
nhạc làm cho nó có thể truyền đạt sự vận động của tình cảm và ý tưởng trong tất cả 
những sắc thái tinh tế nhất.
 Ở lứa tuổi này hoạt động âm nhạc có ý nghĩa hết sức thiết thực. thông qua hoạt 
động âm nhạc nhằm góp phần giáo dục cái đẹp, làm cho các em có văn hóa trong nếp 
sống và việc làm, trong ứng xử, trong thưởng thức và sáng tạo nghệ thuật. Để đạt được 
yêu cầu thiết thực đó môn học âm nhạc ở bậc Trung học cơ sở cũng đã đưa ra các nội 
dung phù hợp nhằm phát triển toàn diện cho trẻ trong đó có các nội dung như học hát, 
nhạc lí ,tập đọc nhạc, âm nhạc thường thức nhằm phát triển khả năng nghe nhạc và hoạt 
động trò chơi âm nhạc. Vậy trò chơi âm nhạc là gì?
 Như chúng ta đã biết, việc vui chơi sau những giờ học tập sẽ đem lại sự sảng 
khoái, kích thích tinh thần con người trở lại học tập tốt hơn nhất là sau những giờ học 
căng thẳng thì vui chơi là điều cần thiết, như liều thuốc quý xua tan sự mệt nhọc, trò 
chơi âm nhạc là hoạt động gắn bó với đời sống con người nhất là đối với trẻ em, đây là 
hoạt động thiết thực ở lứa tuổi này, chơi cũng là một cách học. 
 Thông qua hoạt động trò chơi các em rèn luyện được tính nhanh nhẹn, sự đoàn 
kết, tính đồng đội, sự sáng tạo trong môn học âm nhạc.
2. Mục đích, yêu cầu của biện pháp
 - Giáo dục cho học sinh văn hóa âm nhạc + Phương pháp mô phỏng
 + Phương pháp động não
 + Phương pháp trao đổi nhóm
 + Phương pháp tranh cãi 
 + Phương pháp nghiên cứu điển hình
 Nhưng phương pháp đó chưa được vận dụng nhiều trong dạy học hiện nay ở 
nước ta mà chỉ áp dụng một số phương pháp trên như: Phương pháp đổi nhóm, phương 
pháp mô phỏng là nhiều. Điều này khiến chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn nữa để 
việc áp dụng phương pháp trò chơi trong học tập ngày càng phổ biến rộng rãi hơn. 
2. Cơ sở thực tiễn:
 Việc tổ chức trò chơi để lồng ghép kết hợp với phương pháp trao đổi nhóm trong 
học tập nhằm tích cực hóa hoạt động người học. “ Vừa học vừa chơi cũng chính là học”.
 Chúng ta thấy rằng học trò khi học tập mệt mỏi,trong quá trình giảng dạy bộ môn 
nhằm khơi dậy cho các em một ý thức học tập bằng việc lồng ghép một số trò chơi 
trong dạy học hay tổ chức một trò chơi ngắn khi củng cố kiến thức đều rất thích, giờ 
học sẽ sôi nổi và đạt hiệu quả cao hơn.
 Phương pháp lồng ghép trò chơi trong học tập sẽ hấp dẫn đối với học sinh trung 
học, phương pháp này sẽ tạo hứng thú, kích thích trí tưởng tượng tạo sự sáng tạo có kết 
hợp với phương pháp trao đổi nhóm khuyến khích giúp đỡ các em phát triển khả năng 
âm nhạc, bởi vì trong tập thể học sinh của một trường THCS thì số lượng học sinh có 
khả năng, năng khiếu thực sự là rất ít. Nếu chúng ta tổ chức hoạt động trò chơi có hiệu 
quả sẽ giúp cho các em tự học và bộc lộ khả năng của mình, bên cạnh đó hoạt động trò 
chơi thu hút tất cả các em học sinh đều có thể tham gia được, là cho các em không cảm 
thấy rụt rè e ngại khi học môn âm nhạc.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Tính mới của đề tài
 - Đề tài đã đưa ra các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực nhằm phát huy 
tính tích cực, chủ động của học sinh thông qua việc thực hiện các trò chơi
 - Đề tài tiếp cận Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018
2. Tính khoa học của đề tài
 Đề tài nghiên cứu phù hợp với Chương trình giáo phổ thông 2018 hướng đến rèn 
luyện kĩ năng cho người học, với xu thế đổi mới phương pháp giáo dục theo định hướng 
phát triển năng lực cho học sinh, phù hợp với tình hình thực tế của người học, người 
dạy và nhu càu của xã hội.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_sang_kien_mot_so_tro_choi_long_ghep_trong_qua_trinh.docx