Đề cương SKKN Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THCS Trần Quang Khải

pdf 27 trang sklop7 09/08/2024 1040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương SKKN Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THCS Trần Quang Khải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THCS Trần Quang Khải

Đề cương SKKN Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THCS Trần Quang Khải
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN 
 - Họ và tên: LẠI QUỐC LINH 
 - Ngày, tháng, năm sinh: 20/4/1969 
 - Cơ quan, đơn vị công tác: Trường THCS Trần Quang Khải 
 - Chức vụ/ chức danh: Phó Hiệu trưởng phụ trách 
 - Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm 
 1. Tên sáng kiến: “Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo 
đức cho học sinh tại trường THCS Trần Quang Khải”. 
 2. Lĩnh vực áp dụng: Lĩnh vực Giáo dục 
 2.1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục đạo đức cho học sinh cấp THCS 
 2.2. Mục tiêu: 
 Quản lý công tác giáo dục đạo đức nhằm nâng cao chất lượng đạo đức, phát triển 
nhân cách học sinh tức là thực hiện quan điểm giáo dục toàn diện ở các nhà trường phổ 
thông hiện nay. Mục tiêu quản lý công tác giáo dục đạo đức ở trường phổ thông hiện nay 
là: 
 + Về nhận thức: Tổ chức cho mọi người, nhất là giáo viên, học sinh(HS) và cha mẹ 
học sinh(CMHS), các cấp, các ngành có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công 
tác giáo dục đạo đức; nắm vững yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức cho 
HS. 
 + Về thái độ: Làm cho mọi người có thái độ đúng đắn trước hành vi của bản thân, 
ủng hộ, bảo vệ lẽ phải, những việc làm đúng; đấu tranh, ngăn chặn với những việc làm 
trái với truyền thống đạo đức dân tộc, trái với pháp luật Việt Nam. 
 + Về hành vi: Từ nhận thức và thái độ đồng thuận, thu hút mọi lực lượng cùng 
tham gia công tác giáo dục đạo đức cho HS, tích cực hỗ trợ công tác quản lý giáo dục đạo 
đức học sinh đạt kết quả cao nhất. 
 2.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
 Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung 
học cơ sở (THCS) Trần Quang Khải. 
 3.Cơ sở pháp lý: Trong nghị quyết đại hội VIII, Đảng ta đòi hỏi phải “ Tăng cường 
giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Thực tiễn của sự nghiệp đổi mới ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ, cơ chế thị 
trường với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã và đang phát huy tích cực, tạo nên 
sự phát triển năng động và thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Song, mặt trái của nền 
kinh tế thị trường ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hóa, tinh thần, tâm lý, 
tình cảm của nhiều tầng lớp dân cư. Những ảnh hưởng tiêu cực đó đang len lỏi từng ngày 
vào mọi quan hệ xã hội, từng bước làm sai lệch các chuẩn mực đạo đức và nhân cách 
của thế hệ trẻ. Vậy, trong nhà trường THCS cần phải làm gì để giáo dục đạo đức cho các 
em học sinh đúng chuẩn mực, để các em có đủ bản lĩnh, có đủ kỹ năng sống vững bước 
vào đời. Xuất phát từ tầm quan trọng và thực tiễn về đạo đức học sinh hiện nay, để góp 
phần vào công tác giáo dục đạo đức của học sinh THCS. Nên tôi nhận thức rõ thực trạng 
và đề ra biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của 
người cán bộ quản lý giáo dục (QLGD). Điều trăn trở này luôn day dứt trong lòng những 
người làm công tác quản lý giáo dục chúng tôi và thôi thúc chúng tôi đi tìm hiểu các 
biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhà trường nơi chúng tôi công tác, đó chính là lí do vì 
sao chúng tôi chọn đề tài: “Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục 
đạo đức cho học sinh tại trường THCS Trần Quang Khải”. 
 Hy vọng, đề tài này sẽ góp phần giúp Hiệu trưởng nhà trường có thêm các biện pháp 
hữu hiệu trong quản lý và giáo dục đạo đức (GDĐĐ) cho học sinh nhà trường 
 4.Thực trạng: 
 Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục (GD) đạo đức cho HS của trường 
THCS Trần Quang Khải. Tôi nhận thấy có những ưu điểm và hạn chế như sau: 
• Ưu điểm. 
 - Việc lập kế hoạch GD đạo đức ở trường được tiến hành đầy đủ, nội dung giáo dục 
đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục luôn được quan tâm 
,có sự lựa chọn, sắp xếp, bố trí nhân sự khá hợp lý. Đồng thời xác định được điều kiện về 
cơ sở vật chất, tài chính, quỹ thời gian cho việc thực hiện kế hoạch.Việc tuyên truyền, phổ 
biến rộng rãi kế hoạch được thực hiện tốt.Điều đó thể hiện lãnh đạo các trường có sự nhận 
thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động GD đạo đức học sinh 
trên quan điểm giáo dục toàn diện. 
 - Công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch GD đạo đức có chú trọng việc phối 
hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia công tác GD đạo đức cho HS. 
 - Phát huy khá tốt vai trò của giáo viên chủ nhiệm (GVCN), Tổng phụ trách Đội 
trong các hoạt động GD. 
 -Chương trình, kế hoạch của Đội thiếu niên luôn gắn kết với kế hoạch của nhà 
trường. Điều đó thể hiện sự nhất quán trong nhận thức và hành động trong việc tổ chức 
các hoạt động GD đạo đức của nhà trường. trách nhiệm về hành vi của mình. HS dễ dàng bị sa ngã nếu chúng ta buông lỏng sự chăm 
lo giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội. 
 -Sự thiếu quan tâm và phối hợp chưa nhiệt tình từ một bộ phận CMHS đối với việc 
GD con cái phần nào ảnh hưởng đến hiệu qủa GD đạo đức của nhà trường. 
 -Nhà trường còn hạn chế về nguồn kinh phí, đây cũng là trở ngại lớn trong việc tổ 
chức các hoạt động GD đạo đức cho HS. 
 Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên đã làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác 
quản lý GD đạo đức cho HS. Việc tìm ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý 
công tác GD đạo đức cho học sinh là một vấn đề hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện 
nay 
 5.Mô tả sáng kiến: 
 5.1.Về nội dung của sáng kiến: 
 Xuất phát từ thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của trường 
THCS Trần Quang Khải nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong việc chỉ đạo công tác 
giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường ở giai đoạn hiện nay, tôi xin đề xuất những 
biện pháp chủ yếu để hiệu trưởng nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục 
đạo đức như sau : 
 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ - giáo viên và CMHS về 
công tác GD đạo đức. 
 Việc nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ - giáo viên, học 
sinh và CMHS là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục đạo 
đức học sinh và giáo dục toàn diện của nhà trường. Làm được điều này sẽ huy động được 
các lực lượng chủ yếu vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, đảm bảo sự thống nhất 
trong nhận thức cũng như trong hành động, tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện các mục 
tiêu đề ra của công tác này. 
 • Nội dung của biện pháp. 
 Nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt động của các lực 
lượng trong và ngoài nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức 
cho học sinh. Giúp họ hiểu được công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ của 
toàn xã hội và là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong nhà trường theo mục tiêu xây dựng 
những phẩm chất đạo đức mới của con người Việt Nam trong giai đoạn Công nghiệp hóa 
(CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước. 
 Cán bộ quản lý, cán bộ chủ chốt và các lực lượng trong nhà trường phải quán triệt 
mọi chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, các quy định, quy chế của ngành, hướng 
dẫn của các cơ quan QLGD về công tác giáo dục đạo đức, giáo dục tư tưởng, chính trị cho - Đối với Tổng phụ trách Đội. 
 Phải nắm bắt kịp thời chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước; các kế hoạch, 
 chương trình hành động của Đội cấp trên để xây dựng chương trình hành động trong năm 
 học với nội dung và hình thức sinh hoạt thiết thực, hấp dẫn đội viên, thiếu niên nhằm góp 
 phần tích cực giáo dục đạo đức cho học sinh. 
 - Đối với giáo viên 
 Phải có ý thức trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua công tác giảng 
 dạy, đồng thời gương mẫu trong lời nói, việc làm, mẫu mực trong ứng xử, giao tiếp. Đối 
 với GVCN, là người có vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức 
 cho học sinh, phải có nhận thức đúng đắn về mục tiêu giáo dục hiện nay với tinh thần 
 trách nhiệm cao, nhiệt tình và biết vận dụng các phương pháp giáo dục đạo đức cho học 
 sinh. GVCN phải thường xuyên lưu ý, nhắc nhở học sinh; kịp thời phổ biến và quán triệt 
 trong học sinh về chỉ đạo của ngành và nhà trường. 
 - Đối với cha mẹ học sinh. 
 Hiệu trưởng có kế hoạch tổ chức họp CMHS vào đầu năm học (cũng như giữa năm 
 và cuối năm). Một trong những nội dung quan trọng trong các cuộc họp này là sự phối 
 hợp giữa nhà trường và CMHS để giáo dục đạo đức cho học sinh, triển khai những văn 
 bản có liên quan đến công tác giáo dục đạo đức, cung cấp thêm một số kiến thức về 
 những vấn đề tâm lý lứa tuổi và phương pháp để giáo dục con cái. Qua đó làm cho CMHS 
 hiểu rằng nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó 
 có vai trò rất to lớn và quan trọng của gia đình. 
• Tổ chức thực hiện . 
 Hiệu trưởng, cán bộ quản lý cần nắm vững các văn bản về chủ trương, nghị quyết của 
 Đảng, những định hướng phát triển giáo dục của ngành, địa phương và của các cơ quan 
 quản lý giáo dục. Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, sự ủng hộ và phối hợp hành động 
 của chi bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể và cán bộ, giáo viên là tiền đề cho việc nâng cao 
 chất lượng giáo dục đạo đức học sinh. Vấn đề tổ chức tốt bộ máy trong nhà trường phải đi 
 đôi với việc đảm bảo kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục đạo đức. 
 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh trong nhà trường. 
 Nhà trường là một tổ chức giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục nhà trường giữ vai trò 
 chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Giáo dục nhà trường đã 
 khai thác có chọn lọc những tác động tích cực và ngăn chặn những tác động tiêu cực từ 
 gia đình và xã hội, tạo ra một môi trường sư phạm lành mạnh. Chính môi trường sư phạm 
 lành mạnh được nhà trường tạo ra đã quay lại hỗ trợ cho giáo dục, góp phần quan trọng 
 vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ theo định hướng đã được 
 xác định. +Đầu tư kinh phí để cải tạo cảnh quang nhà trường: trồng cây xanh, bồn hoa, cây 
cảnh, trang trí phòng học và trong khu vực trường, trưng bày các khẩu hiệu, nội quy nhà 
trường; xây dựng tường rào, cổng ngõ an toàn. Trong điều kiện kinh phí hạn hẹp, các 
trường có thể kêu gọi sự đóng góp, hỗ trợ từ các lực lượng xã hội. 
 +Thường xuyên tổ chức lao động vệ sinh trường lớp, vệ sinh môi trường. 
 +Tổ chức khai giảng năm học mới thật sự có ý nghĩa theo hướng dẫn của Bộ 
GD&ĐT, chú trọng cả phần “Lễ” và “Hội” để tạo ấn tượng đầu năm học cho học sinh. 
 +Xây dựng quy chế thi đua, nội quy nhà trường, nhiệm vụ của học sinh, dựa trên cơ 
sở Điều lệ trường trung học và quy định của các cơ quan quản lý giáo dục. 
 +Cùng kết hợp với cộng đồng xây dựng môi trường lành mạnh chung quanh trường, 
tạo điều kiện giáo dục học sinh. Kết hợp với chính quyền địa phương giải tỏa các hàng 
quán trước cổng trường, các điểm vui chơi giải trí và truy cập Internet xung quanh trường 
theo đúng quy định của ngành chức năng. Việc này phải thực hiện cương quyết, không để 
kéo dài. 
 +Tổ chức các phong trào thi đua trong học sinh thường xuyên, liên tục trong năm 
học, bảo đảm tính công bằng, phù hợp với điều kiện nhà trường. 
 +Chú trọng xây dựng đội ngũ GVCN, chỉ đạo GVCN xây dựng lớp thành những tập 
thể vững mạnh, tạo nên phong trào thi đua học tốt ở các lớp. 
 +Xây dựng khối đoàn kết trong CB-GV-NV. Chỉ đạo thực hiện tốt cuộc vận động 
“Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” gắn với cuộc vận động “Hai 
không” và phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 
 - Đối với cán CB-GV-NV. 
 CB-GV-NV nhà trường phải gương mẫu về mọi mặt, không ngừng tự hoàn thiện nhân 
cách của mình, là tấm gương cho học sinh noi theo. Tuy CB-GV không phải là hình mẫu 
tương lai của các em học sinh, nhưng những ưu điểm, những giá trị của họ sẽ là mục tiêu 
mà học sinh phấn đấu thực hiện được. Bất cứ lúc nào, ở đâu cũng có thể tham gia giáo 
dục đạo đức cho học sinh. Khi có một CB-GV-NV lưu ý nhắc nhở trực tiếp học sinh về 
mặt hạnh kiểm tức là Hiệu trưởng đã triển khai được và vận động các thành viên trong 
nhà trường tham gia vào hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. 
 - Đối với tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường. 
 +Tổ chức Đội thiếu niên trong nhà trường là lực lượng nòng cốt trong nhiều hoạt 
động. Trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. 
 +Tổng phụ trách Đội cần chủ động phối hợp với GVCN, giáo viên bộ môn (GVBM) tổ 
chức tốt phong trào thi đua học tập, thực hiện tốt chương trình rèn luyện đội viên. 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_skkn_cac_bien_phap_quan_ly_nham_nang_cao_chat_luong.pdf