Đề cương SKKN Một số biện pháp phát triển năng lực, phẩm chất học sinh trong thiết kế các sản phẩm trình chiếu bằng phần mềm trình chiếu PowerPoint
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Một số biện pháp phát triển năng lực, phẩm chất học sinh trong thiết kế các sản phẩm trình chiếu bằng phần mềm trình chiếu PowerPoint", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Một số biện pháp phát triển năng lực, phẩm chất học sinh trong thiết kế các sản phẩm trình chiếu bằng phần mềm trình chiếu PowerPoint
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ VINH TRƯỜNG THCS QUÁN BÀU ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN SÁNG KIẾN “MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT HỌC SINH TRONG THIẾT KẾ CÁC SẢN PHẨM TRÌNH CHIẾU BẰNG PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU POWERPOINT” Môn Tin học Cấp: THCS Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Vân Tổ: Khoa họ c tự nhiên Năm học: 2021-2022 cho quốc gia nói riêng. Mục tiêu của tôi khi đưa các giải pháp nhằm phát triển năng lực, phẩm chất vào dạy học là ngoài hình thành và phát triển cho học sinh kiến thức, kỹ năng Tin học còn có thể lồng ghép giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước, giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương Từ đó bồi dưỡng cho các em tinh thần tự học, sáng tạo, bồi dưỡng tư duy, bồi dưỡng tâm hồn. Mặt khác, việc dạy học thông qua các dự án, bài tập giải quyết vấn đề cụ thể, thiết thực, nhằm khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng các môn học áp dụng công nghệ số để hiểu và giải quyết vấn đề thực tế trong môi trường số, sáng tạo ra các sản phẩm của cá nhân, của nhóm. Bởi vậy, tôi quyết định áp dụng hình thức này vào quá trình giảng dạy Tin học 9 nhằm “Phát triển năng lực, phẩm chất học sinh trong thiết kế các sản phẩm trình chiếu bằng phần mềm trình chiếu PowerPoint” khi dạy Chương III- Phần mềm trình chiếu. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở khoa học 1.1. Cơ sở lý luận Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này. Trong Văn kiện đại hội XII lần này, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ trước, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”. 1.2. Cơ sở thực tiễn Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn tin học 9. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học vào giải quyết các bài toán thực tế. Vận dụng và thực hiện được yêu cầu đổi mới phương pháp hiện nay: giáo viên thực sự là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động của học sinh còn học sinh là đối tượng tham gia trực tiếp, chủ động trải nghiệm, sáng tạo 2 GIẢI PHÁP 1. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học hiện đại, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Đây là phương pháp dạy học mới, có tính ưu việt nhằm bắt nhịp với xu thế hiện đại trong giáo dục để nâng cao năng lực học tập của học sinh. Hiểu được nguyên lí dạy học dự án giáo viên sẽ có cơ hội phát huy tính tích cực của học sinh, từ đó làm cho hoạt động dạy học vừa phong phú vừa gắn với thực tiễn. 1. Vị trí của chủ đề trong chương trình 2. Mục tiêu của chủ đề 3. Phân bố thời lượng 4. Các bước tiến hành GIẢI PHÁP 2. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH - Tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp HS tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. - Chú trọng rèn luyện các phương pháp tự học: Rèn luyện cho HS phương pháp đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới. Rèn luyện cho HS các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hóa, khái quát hóa, để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo của HS. - Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác theo phương châm “tạo điều kiện cho HS nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”. Mỗi HS vừa phải cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới. Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy – trò và trò – trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung. - Tạo tâm lý thoải thoải mái cho học sinh: Một trong những yếu tố khiến các em không có hứng thú khi tiếp xúc với bộ môn là do giáo viên tạo áp lực cho học sinh. Một số giáo viên luôn đòi hỏi cao đối với những học sinh nhưng không tìm hiểu xem liệu học sinh có thể đáp ứng được những yêu cầu đó không. Chính vì vậy mà ngay từ khi tiếp xúc với các em tôi đã tạo cho các em tâm lí thoải mái, sự thân thiện, chân thành tin cậy trong các hoạt động dạy và học. GIẢI PHÁP 3. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC MÔN TIN HỌC 1. Chú trọng đến đánh giá quá trình để phát hiện kịp thời sự tiến bộ của HS và vì sự tiến bộ của HS, từ đó điều chỉnh và tự điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học. 4
File đính kèm:
- de_cuong_skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_nang_luc_pham_chat.pdf