Đề cương SKKN Một số giải pháp để tăng cường liên hệ toán học với thực tiễn trong dạy học hình học

pdf 6 trang sklop7 03/09/2024 1041
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Một số giải pháp để tăng cường liên hệ toán học với thực tiễn trong dạy học hình học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Một số giải pháp để tăng cường liên hệ toán học với thực tiễn trong dạy học hình học

Đề cương SKKN Một số giải pháp để tăng cường liên hệ toán học với thực tiễn trong dạy học hình học
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP VINH 
 ***&&&*** 
 ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 ĐỀ TÀI: 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG LIÊN HỆ TOÁN HỌC VỚI 
 THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC 
 Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Loan 
 Đơn vị: Trường THCS Nghi Kim 
 Số điện thoại: 0984 634 324 
 Mail: thanhloan220287@gmail.com 
 Năm học: 2021 - 2022 
 1 
 - Về phía học sinh: các em chủ yếu đang học toán trong phạm vi “bốn bức 
tường của lớp học”, thành thử không để ý đến tương quan toán học quen thuộc 
trong thế giới sự vật xung quanh, không biết ứng dụng những kiến thức đã thu 
nhận được vào thực tiễn; học sinh có khả năng học tốt môn Toán không nhiều, 
đặc biệt năng lực tư duy, khai thác các yếu tố trong bài toán hình học hạn chế. 
Hầu hết học sinh chỉ mang tư tưởng học để thi, còn mang tâm lý học thụ động, 
thiếu đam mê tìm tòi, thiếu nghiên cứu, sáng tạo thông qua các bài toán thực 
tiễn. Phần lớn học sinh không thích học môn toán, cho rằng môn Toán khô khan, 
khó hiểu, mang tính trừu tượng và suy luận cao. 
 Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc dạy học toán nói chung, 
dạy học hình học nói riêng trong việc tăng cường gắn liền liên hệ các bài toán 
thực tế, là một giáo viên giảng dạy môn toán, tôi luôn trăn trở suy nghĩ : “làm 
thế nào để các em phát triển năng lực tư duy toán học, biết đưa kiến thức toán 
học giải quyết các bài toán trong thực tiễn”. Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài 
“Một số giải pháp để tăng cường liên hệ toán học với thực tiễn trong dạy học 
Hình học” với mong muốn được góp phần nhỏ bé vào nâng cao chất lượng 
công tác giảng dạy ở mái trường của mình. 
 2. Tính mới và tác dụng của đề tài 
 - Đề tài đưa các giải pháp để tăng cường liên hệ toán học với thực tiễn 
trong dạy học Hình học, cho phép học sinh nắm được mối liên hệ gần gũi giữa 
toán học với cuộc sống, môi trường xung quanh và các môn khoa học khác, giúp 
việc học toán trở nên có ý nghĩa hơn; học sinh hứng thú hơn khi học Toán, yêu 
thích nội dung hình học hơn. 
 - Trang bị cho học sinh khả năng sử dụng toán học như một công cụ để giải 
quyết vấn đề, xuất hiện trong những tình huống ngoài toán học, từ đó giúp các 
em thấy được tính hữu ích của toán học trong thực tiễn, góp phần gắn kiến thức 
toán học trong nhà trường với thực tiễn; 
 - Giúp phát triển 03 năng lực chung, 07 năng lực riêng và 05 năng lực đặc 
thù: năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng 
lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, sử dụng công cụ, phương tiện học toán; 
Phát triển phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 
 - Đề tài hướng tới phát triển các năng lực và phẩm chất mà chương trình 
GDPT 2018 đã đưa ra, từ đó góp phần vào sự phát triển toàn diện của con người, 
giúp học sinh tiếp cận chương trình GDPT 2018 của THCS một cách dễ dàng 
hơn, tích cực hơn. 
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
 3.1. Đối tượng nghiên cứu 
 Học sinh lớp 6, 7, 8, 9. 
 3.2. Phạm vi nghiên cứu 
 3 giải một bài toán thuần túy toán học. Tuy vậy về mặt lý luận cũng như phương 
pháp giải quyết hai loại bài toán này về căn bản là như nhau. 
 2. Cơ sở thực tiễn 
 .. 
 II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 
 1. Thuận lợi 
 - Hiện nay chương trình đổi mới giáo dục rất chú trọng đến nội dung rèn 
luyện kĩ năng, phát triển các thành tố năng lực đặc biệt là năng lực tư duy và lập 
luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng 
lực giao tiếp, sử dụng công cụ, phương tiện học toán; 
 - Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp học sinh dễ dàng tìm kiếm tư 
liệu học tập và các tình huống tương quan giữa Toán học với thực tiễn. 
 - Phần lớn giáo viên môn Toán đã được tham gia tập huấn chương trình 
GDPT 2018 một cách nghiêm túc và đầy đủ, thực hiện đổi mới PPDH và đổi 
mới trong cách ra đề thi phù hợp với xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay. 
 2. Khó khăn 
 Hiện nay, dạy học gắn với liên hệ thực tiễn ở một số trường chưa được 
quan tâm đúng mực, nhiều giáo viên chưa thực sự đưa các bài toán liên hệ thực 
tiễn vào dạy học; học sinh còn ngại học toán, ngại tư duy và kĩ năng mô hình 
hoá Toán học còn hạn chế. Các em hầu hết mang tư tưởng học toán để giải toán, 
để làm bài thi chứ chưa nghĩ học toán để dùng kiến thức toán học phục vụ cuộc 
sống. 
 3. Kết quả khảo sát thực tế 
 Tôi đã tiến hành khảo sát trên đối tượng học sinh trung học cơ sở trên địa 
bàn thành phố Vinh với số lượng gần 200 em. Theo khảo sát, tôi thấy học sinh ít 
sử dụng kiến thức toán học đã học vào thực tế cuộc sống, có đến 80% các em 
đều khẳng định rằng các em ít được nghe giảng về mối liên hệ giữa kiến thức 
Toán học học với thực tiễn cũng như những các ví dụ sinh động từ thực tiễn; gần 
90% học sinh được khảo sát không được giao các bài tập thực tế, không được 
tham gia các giờ ngoại khoá với các mô hình Hình học; 95% học sinh cho rằng 
môn Toán rất khô khan, khó hiểu và các em đều chung câu hỏi là “học toán để 
làm gì?”. Chính vì thế kĩ năng vận dụng các kiến thức Toán học nói chung hay 
hình học nói riêng vào giải quyết các bài toán thực tiễn của học sinh còn khá hạn 
chế, học sinh thường gặp lúng túng trước một tình huống thực tiễn để có thể 
khái quát, xây dựng kiến thức Toán học mới. 
 Ngoài ra, tôi cũng tiến hành khảo sát một số giáo viên dạy môn Toán ở 
trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Vinh, kết quả cho thấy 20% số 
giáo viên có quan tâm đến việc liên hệ giữa Toán học với thực tiễn; 85% giáo 
 5 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_skkn_mot_so_giai_phap_de_tang_cuong_lien_he_toan_ho.pdf