Đề cương SKKN Một số giải pháp giáo dục học sinh ý thức bảo tồn di sản văn hóa thông qua phân môn Âm nhạc thường thức ở trường THCS
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Một số giải pháp giáo dục học sinh ý thức bảo tồn di sản văn hóa thông qua phân môn Âm nhạc thường thức ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Một số giải pháp giáo dục học sinh ý thức bảo tồn di sản văn hóa thông qua phân môn Âm nhạc thường thức ở trường THCS
Môn (Lĩnh vực): Âm nhạc Tên đề tài: Một số giải pháp giáo dục học sinh ý thức bảo tồn di sản văn hóa thông qua phân môn Âm nhạc thường thức ở trường THCS Tác giả: Hồ Thị ngọc Ánh Đơn Vị: Trường THCS Trường Thi Phần 1: Đặt vấn đề: 1. Lí do chọn đề tài: Di sản văn hóa chính là một trong những phương tiện dạy học đa dạng sống động nhất. Ẩn chứa trong di sản là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nên nó có khả năng tác động mạnh tới tình cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cách của HS. Khai thác được những giá trị ẩn chứa trong các di sản và chuyển giao cho HS để các em cũng nhận thức được những giá trị đó thì GV sẽ giúp HS nhận thức thế giới xung quanh, đồng thời giúp các em có cơ sở giải thích một cách khoa học các sự vật, hiện tượng liên quan đến di sản. Hiện nay học sinh đang thiếu sự trải nghiệm, thiếu kiến thức thực tế, vì vậy, mỗi di sản văn hóa là một cơ hội để giáo dục thế hệ trẻ, là một sợi dây gắn kết trách nhiệm và tình cảm của nhà trường với gia đình và xã hội. Tuy nhiên, một trong các lĩnh vực có sức lan tỏa nhanh chóng trên Internet đó chính là âm nhạc. Các bạn trẻ Việt Nam đang tiếp cận rất gần với văn hóa phương Tây với nền âm nhạc nước ngoài, quốc tế và đồng nghĩa với việc các bạn trẻ đang ngày càng xa rời các giá trị văn hóa Việt Nam, đặc biệt là các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. - Sự hiểu biết của học sinh về việc bảo tồn di sản văn hóa còn ít ỏi và có thể nói là khá mơ hồ. Thậm chí một bộ phận học sinh không chiụ tìm hiểu sự tiếp thu, lĩnh hội kiến thức còn mang tính đối phó, nên tác động đến suy nghĩ hành động của các em chưa mạnh mẽ, chưa có hiệu quả cao. - Học sinh không được tiếp cận với các di sản văn hóa nên không gây được sự tò mò, tính nhạy bén, khám phá năng động, sáng tạo và hứng thú với giờ học bộ môn Âm nhạc. - Học sinh bậc THCS nói chung, học sinh thành phố nói riêng, đang thiếu sự trải nghiệm, thiếu kiến thức thực tế. Là độ tuổi hiếu động, thích khám phá cái mới, nên trong cách nghe, xem, thưởng thức Âm nhạc cũng theo xu thế của xã hội, trào lưu theo số đông. - Di sản văn hóa Việt Nam là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lâu bền về lịch sử, khoa học và được lưu truyền vĩnh cửu từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có 1 • Tra cứu thông tin qua tư liệu sách, báo, tạp chí, băng đĩa, thư viện, bài báo nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể .... • Tra cứu thông tin trên Internet - Lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể của địa phương hoặc nhóm dân tộc và mô tả tóm tắt về các di sản đó trong danh mục. + Giải pháp 2: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ di sản văn hóa thông qua một số nội dung dạy học phân môn âm nhạc thường thức như: Tìm hiểu sáo trúc, khèn (Tiết 21- Âm nhạc 6); Vài nét về dân ca một số dân tộc ít người (Tiết 24- Âm nhạc 7); Một số nhạc cụ dân tộc(Tiết 14- Âm nhạc 8) Ở hoạt động này tôi sử dụng hình thức lồng ghép dạy học di sản nư sau: - Trước tiên tôi trình chiếu cho Hs xem một số hình ảnh về một số nhạc cụ dân tộc, HS đoán tên các nhạc cụ ( Đàn T’rrưng, đàn nguyệt, đàn bầu, khèn, sáo, trúc,khèn đàn đá...) Tôi chốt và giới thiệu vào bài học: Ở tiết học trước khi kết thúc tiết học thì tôi giao bài tập cho các nhóm thực hiện ở nhà. Hôm nay ở tiết học học này phân môn Âm nhạc thường thức như: Tìm hiểu sáo trúc, khèn (Tiết 21- Âm nhạc 6); Vài nét về dân ca một số dân tộc ít người (Tiết 24- Âm nhạc 7); Một số nhạc cụ dân tộc(Tiết 14- Âm nhạc 8) tôi thực hiện như sau: * Kiến thức: Tìm hiểu về nhạc cụ Đàn T’rưng, Đàn đá, Cồng-Chiêng, sáo trúc, Khèn, Một số làn điệu dân ca dân tộc ít người, dân ca Ví- Giặm Nghệ an a. Mục tiêu: HS nắm được thông tin cơ bản về nhạc cụ dân tộc và một số làn điệu dân ca dân tộc ít người; Dân ca Ví- Giặm Nghệ an b. Nội dung: HS trình bày sản phẩm học tập c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi giáo viên đưa ra d. Tổ chức thực hiện như sau: Kiến thức 1: Tìm hiểu về các loại nhạc cụ: Bước 1: GV cho HS xem tranh ảnh, video, nghe âm thanh - GV tổ chức hoạt động nhóm: Từng cá nhân đưa ra thông tin đã chuẩn bị, cùng thảo luận, thống nhất nội dung để cử đại diện trình bày trước lớp - Sau đó GV mở cho HS xem và nghe đoạn video ngắn hòa tấu nhạc cụ dân tộc, trong đó có sử dụng loại nhạc cụ liên quan đến bài học - HS lắng nghe các nhóm trình bày, các nhóm nhận xét và phản biện cho nhau + Kết quả: Qua được nghe, được xem một số hình ảnh các em như được trải nghiệm qua từng vùng, miền. Như vậy bước đầu đã tạo được sự chú ý của các em, gây được hứng thú cho các em, từ đó xây dựng bài rất tích cực. Bước 2: Tìm hiểu các loại nhạc cụ: 3 - Các em được bồi dưỡng về nhân cách và tâm hồn, có lòng tự trọng, nhân hậu, bao dung. Biết yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống dân tộc đặc biệt trong xu thế hội nhập hiện nay. - Thông qua tiết học phát huy khả năng của từng cá nhân thực hành, các em quan sát, thu thập, xử lí thông tin, được hoạt động nhóm thông qua trải nghiệm, tham gia biểu diễn. Chính các em là chủ thể truyền đạt nhanh nhất và có tính sáng tạo - HS biết được các di sản văn hóa phi vật thể gắn với văn hóa Âm nhạc được Unesco ghi danh là: Nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, ca trù, hát xoan ở Phú Thọ, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh và dân ca dân tộc ít người.... - Thông qua tiết học dạy học lồng ghép Di sản trực tiếp trên lớp các em sẽ có ý thức học tập hơn để thể hiện lòng yêu mến tự hào với những di sản của dân tộc Việt Nam. Qua phần áp dụng này tôi thấy các em được quan sát trực tiếp, được tự tay gõ vào các nhạc cụ, được nghe, xem hình ảnh, trích đoạn clip và trả lời các câu hỏi, tôi thấy lớp học như được thay đổi không khí, các em rất hào hứng, hầu như cả lớp đều giơ tay phát biểu và trả lời chính xác hệ thống câu hỏi mà giáo viên đưa ra. Qua đây, Vận dụng kiến thứcTin học để soạn thảo văn bản, khai thác thông tin trên mạng để mở rộng củng cố cho học sinh hiểu thêm nguồn gốc và có ý thức bảo vệ di sản văn hóa dân tộc. Chỉ với 5 câu hỏi với trong một thời gian ngắn mà các em đã hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học rất hiệu quả. b. Mức độ phù hợp với đối tượng học sinh và nhà trường: Về phía học sinh: Biện pháp tôi đưa ra rất phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh trong nhà trường, phù hợp với lứa tuổi ham tìm tòi khám phá, thích cái mới mẻ, không đơn thuần lí thuyết sách vở. Về phía nhà trường, khi cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ, có thể đáp ứng tốt những gì mà tôi muốn thể hiện trong biện pháp này. Việc áp dụng đề tài này tôi thấy đã tạo được sự chú ý, tạo hứng thú cho học sinh tìm tòi, khám phá tri thức. Không những với hướng khai thác trên học sinh có thể giải quyết tốt các tình huống liên quan mà nó còn giúp ích cho học sinh biết cách định hướng, khai thác một bài nội dung bất kì nào đó. c. Sự phù hợp với yêu cầu đổi mới PPDH, KTĐG - Sử dụng phương pháp này, sẽ tạo thói quen tích cực chủ động cho học sinh, tránh tình trạng thụ động trong học tập của học sinh. - Giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội, có cá 5
File đính kèm:
- de_cuong_skkn_mot_so_giai_phap_giao_duc_hoc_sinh_y_thuc_bao.pdf