Đề cương SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo thúc đẩy các hoạt động đổi mới giáo dục tại trường THCS, Thành phố Vinh
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo thúc đẩy các hoạt động đổi mới giáo dục tại trường THCS, Thành phố Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo thúc đẩy các hoạt động đổi mới giáo dục tại trường THCS, Thành phố Vinh
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ VINH ĐỀ CƢƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Một số kinh nghiệm chỉ đạo thúc đẩy các hoạt động đổi mới giáo dục tại trường THCS, Thành phố Vinh Lĩnh vực: Quản lý Tác giả: Hà Lê Hòa Bình Đơn vị: Trƣờng THCS Hà Huy Tập Điện thoại: 0913057597 Email:halehoabinh1708@gmail.com Năm học: 2021-2022 2 một không khí dạy học dân chủ trong nhà trường để góp phần làm nên sức hấp dẫn cho việc sáng tạo đổi mới của GV, HS và các tổ chức trong nhà trường. 2.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu các vấn đề lý luận về đổi mới giáo dục và các văn bản chỉ đạo đang áp dụng. - Nghiên cứu thực trạng về thực hiện đổi mới giáo dục tại trường THCS Đặng Thai Mai, THCS Hà Huy Tập và một số trường THCS trên địa bàn TP Vinh trong những năm gần đây. - Áp dụng một số kinh nghiệm chỉ đạo thúc đẩy đổi mới giáo dục tại trường THCS Đặng Thai Mai,THCS Hà Huy Tập và một số trường THCS trên địa bàn TP Vinh. 3. Phạm vi, thời gian, tính mới và giá trị sử dụng 3.1. Phạm vi. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là trường THCS Đặng Thai Mai, THCS Hà Huy Tập và một số trường THCS trên địa bàn TP Vinh. 3.2. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2019 đến năm 2021 3.3. Tính mới: Đề tài đánh giá được thực trạng của các nhà trường trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động đổi mới, chỉ ra được những mặt đã làm được, những khó khăn vướng mắc; xây dựng kế hoạch chỉ đạo thúc đẩy đổi mới trong các nhà trường. 3.4. Giá trị sử dụng: Đề tài có thể ứng dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà trường trong việc thúc đẩy hoạt động đổi mới giáo dục, cụ thể: - Thực hiện công tác đổi mới trong nhà trường đúng theo tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên và đảm bảo pháp lý. - Nâng cao nhận thức, yêu cầu, nhiệm vụ về đổi mới trong nhà trường thông qua công tác tuyên truyền, tập huấn. - Thực hiện bài bản công tác đổi mới trong nhà trường từ quy trình, xây dựng kế hoạch đến việc triển khai thực hiện, thúc đẩy sáng tạo, có chiến lược dài hạn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu văn bản - Nhóm các phương pháp thực tiễn: Khảo sát; Thực nghiệm; Thăm dò. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị đề xuất; nội dung đề tài gồm 3 phần: I: Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn II: Một số kinh nghiệm chỉ đạo thúc đẩy đổi mới giáo dục tại trường THCS III: Thực nghiệm PHẦN B. NỘI DUNG I: Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn 1. Cơ sở lí luận: 1.1.Căn cứ các văn bản định hƣớng, chỉ đạo của Đảng, nhà nƣớc và các cấp chính quyền. Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13, ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Các Thông tư của 4 - Đổi mới hình thức tổ chức dạy học, tăng cường tổ chức các tiết dạy ngoài lớp học, dạy học dự án, dạy học tại thực địa, dạy học tại nơi sản xuất... - Chủ động xây dựng chương trình nhà trường; phát triển các chương trình tăng cường trong nhà trường - Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ; phát huy tốt hoạt động của tổ chuyên môn, cụm chuyên môn - Phát triển môi trường dạy học ngoại ngữ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học. - Xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường: Thân thiện, dân chủ, kỷ cương, nề nếp, thúc đẩy sáng tạo cá nhân. - Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các nhà trường: Chủ động xây dựng chiến lược phát triển; xây dựng kế hoach; triển khai thực hiện kế hoạch; chịu trách nhiệm về sản phẩm dạy học, trách nhiệm giải trình. 2.2. Thực trạng chỉ đạo thực hiện đổi mới tại các trƣờng THCS Đặng Thai Mai, THCS Hà Huy Tập. 2.2.1. Ƣu điểm: - Bám sát văn bản chỉ đạo về đổi mới giáo dục - Bám sát đổi mới cách tiếp cận các thành tố của quá trình dạy học để xây dựng kế hoạch triển khai tại các nhà trường - Có bước chuyển nhiều năm tiếp cận đổi mới các thành tố của quá trình dạy học; - Đạt nhiều kết quả được ghi nhận; có sự lan tỏa rộng trong toàn tỉnh. 2.2.2. Tồn tại - Công tác chỉ đạo một đơn vị còn lúng túng, chưa có chiến lược lâu dài; - Đội ngũ tiên phong tiếp cận đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới hình thức tổ chức dạy học chưa nhiều. - Hình thức tổ chức dạy học ở ngoài nhà trường triển khai chưa thường xuyên; - Các chương trình tăng cường tổ chức tại các nhà trường chưa đa dạng, chưa phổ rộng nhiều đơn vị; - CSVC, thiết bị dạy học chỉ mới đáp ứng tối thiểu cho hoạt động dạy học chưa có đủ để đáp ứng dạy học tiên tiến; - Môi trường tổ chức các hoạt động đổi mới tại các nhà trường đang nhiều bất cập. 2.2.3 Nguyên nhân - Lãnh đạo các nhà trường chưa nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo; thiếu chủ động; thiếu tiên phong thực hiện đổi mới; công tác tham mưu chưa tốt. - Đội ngũ cán bộ quản lý, GV, NV đang theo lối mòn cũ, ngại đổi mới, - Năng lực đội ngũ có khả năng tiếp cận đổi mới chưa nhiều; - Điều kiện kinh tế, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập. - Công tác truyền thông đang lúng túng. II: Nội dung chỉ đạo thúc đẩy đổi mới giáo dục tại trƣờng THCS 1. Tổ chức công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong đội ngũ, HS, phụ huynh về yêu cầu, mục đích của việc thực hiện đổi mới. 2. Xây dựng Kế hoạch thực hiện và chỉ đạo thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo.
File đính kèm:
- de_cuong_skkn_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_thuc_day_cac_hoat_d.pdf