Đề cương SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học hình học cho học sinh Lớp 7
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học hình học cho học sinh Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học hình học cho học sinh Lớp 7
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ VINH TRƢỜNG THCS HƢNG LỘC ****************** ĐỀ CƢƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC CHO HỌC SINH LỚP 7" Năm học: 2021 – 2022 A. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông, góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa trí, đức, thể, mĩ và phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. “Phát triển kiến thức, kỹ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn” là một trong những nhiệm vụ của giáo dục toán học ở trường phổ thông đã được nêu ra trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018. Trong dạy học Toán, giáo viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm sẽ giúp học sinh có cơ hội tìm hiểu nguồn gốc của toán học, vận dụng toán học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, thấy được toán học có nguồn gốc từ thực tiễn và quay trở lại phục vụ thực tiễn, vai trò của toán học trong cuộc sống. Bản thân được giao nhiệm vụ dạy môn Toán lớp 7, tôi nhận thấy: Trong chương trình toán THCS, phân môn hình học được coi là khó đối với học sinh nói chung. Hình học lớp 6 là hình học trực quan, chuyển sang hình học lớp 7 các em bắt đầu tập lập luận vì vậy để bắt nguồn từ trực quan thì hoạt động trải nghiệm rất cần thiết. Qua hoạt động trải nghiệm góp phần hình thành cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực tính toán, năng lực ngôn ngữ. Trên cơ sơ đó tôi tìm tòi và áp dụng đề tài “ Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học hình học cho học sinh lớp 7” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 1. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học toán nhằm thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức dạy học nâng cao chất lượng dạy học. 2. Khơi dậy hứng thú học tập cho học sinh trong môn toán, tạo không khí một tiết học sôi nổi, hứng khởi, học sinh thấy được toán học không khô khan, xa lạ, mà thấy được vẻ đẹp môn toán khi gắn liền với thực tiễn. 3. Phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác của học sinh trong các giờ học. 4. Hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 1. Nghiên cứu lí luận về tổ chức hoạt động trải nghiệm toán học. 2. Nghiên cứu thực tiễn về thực trạng tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học toán, nhu cầu học sinh trong việc tham gia thực hiện các hoạt động trải 1 Bảng 2: Thống kê kết quả bài kiểm tra tháng 9/2020 Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 15 20 19 25,3 30 40 11 14,7 Qua khảo sát cho thấy, học sinh chưa hứng thú với tiết học hình, nên kết quả bài kiểm tra chất lượng còn thấp. Tìm hiểu nguyên nhân tôi biết được, học sinh ở trường THCS Hưng Lộc, là vùng ngoại thành, học sinh chủ yếu học lực trung bình, chất lượng đại trà chưa cao, kĩ năng vận dụng toán học vào giải quyết các bài toán gắn liền với thức tiễn còn hạn chế. Chính vì vậy khi học toán, học sinh thấy rất xa lạ, khô khan, không thấy được vẻ đẹp của toán học trong thực tiễn nên không có hứng thú nhiều với môn học. Trên cơ sơ đó tôi tìm tòi và áp dụng đề tài “ Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học hình học cho học sinh lớp 7” II. Một số cách tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học hình học lớp 7 1. Một số yêu cầu khi thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học: - Lựa chọn nội dung toán học để thiết kế hoạt động trải nghiệm phải phù hợp, đảm bảo tính vừa sức với học sinh. - Hoạt động trải nghiệm phải bám sát mục tiêu của bài học, kiến thức không vượt quá chương trình. - Hoạt động trải nghiệm toán học phải đảm bảo tính khả thi trong thực tiễn dạy học. 2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm hình thành kiến thức mới. Để tổ chức hoạt động trải nghiệm hình thành kiến thức có thể tiến hành trước tiết học hoặc trong tiết học. Tổ chức trải nghiệm trước tiết học giáo viên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh hoạt động, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá để hỗ trợ cho bài học tiếp theo. Tổ chức trải nghiệm trong tiết học: giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động cụ thể, tình huống cụ thể thông qua đó để hình thành kiến thức mới, hình thành cách thức chứng minh định lí, quy tắc. 3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Để tổ chức hoạt động trải nghiệm vận dụng kiến thức vào thực tiễn, giáo viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm giải quyết các bài toán thực tiễn; tiến hành các ngoại khóa toán học như thực hành, đo đạc, dạy học trải nghiệm sáng tạo, stem 3
File đính kèm:
- de_cuong_skkn_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_trai_nghi.pdf