Đề cương SKKN Nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ trong trường THCS
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ trong trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ trong trường THCS
A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT, ngày 18 tháng 8 năm 2014 của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp từ năm học 2014-2015 đã nhấn mạnh về việc chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho HS: “Tiếp tục triển khai học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho HS gắn với việc đưa nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành thành hoạt động thường xuyên trong mỗi đơn vị, cơ sở giáo dục”. Chương trình GDPT 2018 cũng nêu rõ: “Mục tiêu của GDPT là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Rõ ràng, giáo dục trong xu hướng hiện nay không chỉ hướng vào mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, mà còn hướng đến mục tiêu phát triển đầy đủ và tự do giá trị của mỗi cá nhân, giúp cho con người có năng lực và có kỹ năng để sống một cuộc sống có chất lượng, hạnh phúc. Muốn thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS như trên, ngoài việc giảng dạy theo chương trình quy định của Bộ GD&ĐT, nhà trường cần phải tạo sân chơi cho các em bằng các hoạt động giáo dục khác. Trong khuôn khổ giờ học trên lớp, các em chưa có đủ cơ hội để bộc lộ và phát triển được hết các năng khiếu cá nhân. Mô hình câu lạc bộ trong trường học là một cách làm mới, bước đầu cho thấy những hiệu quả khả quan, và là một phần quan trọng trong chương trình phát triển toàn diện của nhà trường; tạo điều kiện cho HS thực hành những điều đã học, cũng như phát triển tối đa khả năng của mỗi cá nhân. Thông qua các hoạt động đa dạng và sinh động, câu lạc bộ sẽ cung cấp cho các em một môi trường rộng lớn để rèn luyện bản thân, bồi dưỡng năng lực tổng hợp, năng lực thực tiễn, khả năng sáng tạo và phẩm chất, cá tính. Từ nhiều năm nay, với vai trò là ngọn cờ đầu của giáo dục tỉnh Nghệ An, giáo dục Thành phố Vinh cũng đã có chủ trương và chỉ đạo các trường tập trung vào hoạt động của các câu lạc bộ. Nhiều câu lạc bộ bộ môn, liên môn được thành lập và tổ chức hoạt động thường niên ở tất cả các trường THCS và thu hút đông đảo HS yêu thích tham gia. Tuy nhiên, các câu lạc bộ còn hoạt động cầm chừng, chưa thực hiện hết chức năng, vai trò và đặc biệt chưa bắt nhịp được với đời sống năng động của thế hệ trẻ. Từ sự đam mê với các hoạt động câu lạc bộ và thực tiễn tổ chức câu lạc bộ trong nhiều năm, chúng tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ trong trường THCS” nhằm giới thiệu một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động câu lạc bộ trong bối cảnh hiện đại. B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ CỦA VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HS THPT 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm câu lạc bộ 1.1.2. Vai trò, chức năng của câu lạc bộ trong trường học 1.1.3. Phân loại CÂU LẠC BỘ trong trường phổ thông 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Mục tiêu của chương trình GDPT 2018 1.2.2. Chủ trương của giáo dục tỉnh Nghệ An 1.2.3. Thực trạng hoạt động câu lạc bộ trong các trường THCS trên địa bàn thành phố Vinh. 1.2.3.1. Thực trạng 1.2.3.2. Nguyên nhân CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ TRONG TRƯỜNG THCS 2.1. Đổi mới và đa dạng hóa các hoạt động câu lạc bộ. 2.2.1.1. Đa dạng hóa loại hình. 2.2.1.2. Đa dạng hóa hình thức hoạt động. 2..2.1.3. Đổi mới nội dung hoạt động, tiệm cận với xu thế của thời đại. 2.2. Nâng cao nhận thức của phụ huynh và học sinh về vai trò của câu lạc bộ. 2.3. Tập huấn, nâng cao kỹ năng cho Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ. 2.4. Có cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích HS tham gia. 2.5. Đẩy mạnh truyền thông cho các hoạt động của câu lạc bộ. CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG THỰC NHIỆM 3.1 Mục tiêu, nhiệm vụ và đối tượng thực nghiệm 3.1.1 Mục tiêu thực nghiệm 3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 3.1.3 Đối tượng thực nghiệm 3.2. Nội dung các hoạt động thực nghiệm 3.3 Kết quả thực nghiệm 3.3.1 Kết quả định lượng 3.3.2 Kết quả định tính C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận 2. Kiến nghị và đề xuất 2.1. Đối với Sở giáo dục đào tạo 2.2. Đối với nhà trường 2.3. Đối với giáo viên TÀI LIỆU THAM KHẢO
File đính kèm:
- de_cuong_skkn_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_cau_lac_bo_trong_t.pdf