Đề cương SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong tiết đọc hiểu văn bản Ngữ văn THCS

pdf 6 trang sklop7 09/08/2024 1290
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong tiết đọc hiểu văn bản Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong tiết đọc hiểu văn bản Ngữ văn THCS

Đề cương SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong tiết đọc hiểu văn bản Ngữ văn THCS
 PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ VINH 
 TRƯỜNG PT CLC PHƯỢNG HOÀNG 
 ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
 TRONG TIẾT ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN THCS 
 Lĩnh vực: Chuyên môn dạy học Ngữ Văn 
 Tác giả: Trần Lê Thu Hương 
 Đơn vị: Trường PT CLC Phượng Hoàng 
 NĂM HỌC 2021 – 2022 dung chương trình, phương pháp, kĩ thuật dạy học thì đổi mới các hoạt động tổ 
chức dạy học được xem là một trong những giải pháp chiến lược. 
 Là giáo viên một trường phổ thông tư thục, bản thân tôi luôn tự trau dồi 
chuyên môn và tích cực đổi mới phương pháp dạy học, không chỉ để đáp ứng 
được sự thay đổi của chương trình giáo dục mới, mà còn đáp ứng yêu cầu cao 
của BGH, học sinh và phụ huynh về một môi trường sáng tạo, đổi mới, tạo được 
màu sắc riêng, sức hút riêng để thu hút đầu vào học sinh. Với phương châm 
“Học để tự chủ”, mục tiêu nhà trường hướng đến không chỉ học tốt các kiến 
thức văn hóa mà còn được hình thành các năng lực tự chủ, tự học và phát triển 
các kĩ năng mềm khác. Để đáp ứng được mục tiêu giáo dục của nhà trường, chú 
trọng đổi mới phương pháp để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh 
trong các môn là một yêu cầu cấp thiết. 
 Vậy nên, xuất phát từ những lý do thiết thực đó, tôi chọn đề tài “Phát huy 
tính tích cực, chủ động của học sinh trong tiết đọc hiểu văn bản Ngữ Văn 
THCS”. Đề tài này dù không phải là một vấn đề quá mới mẻ, nhưng tôi hi vọng 
các giải pháp mà bản thân đã áp dụng vào thực tế giảng dạy và đạt được kết quả 
khả quan sẽ góp phần tạo thêm hứng thú học tập bộ môn đối với học sinh 
THCS, bắt kịp sự đổi mới không ngừng của chương trình giáo dục, đáp ứng nhu 
cầu dạy và học môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông hiện nay. 
 lượng thành viên mỗi nhóm, vừa để cá biệt hóa năng lực của học sinh, vừa đảm 
bảo sự tham gia của tất cả học sinh khi giải quyết nhiệm vụ học tập. 
 + Xây dựng các trạm bắt buộc làm việc theo nhóm: nội dung các câu hỏi 
cần giải quyết theo nhóm là tổng hợp kết quả của các trạm tự chọn cá nhân trước 
đó đồng thời nâng cao độ khó của nhiệm vụ để kích thích tư duy, hình thành 
năng lực làm việc nhóm của học sinh. 
 2.1.3. Đa dạng hóa hình thức kiểm tra, đánh giá kiến thức đọc hiểu văn 
bản. 
 - Đa dạng hình thức và mức độ của các nhiệm vụ học tập giao về nhà, 
bám sát đến từng đối tượng học sinh. 
 - Tổ chức các cuộc kiến thức cá nhân, thi theo đội chơi để kiểm tra kiến 
thức bài cũ. 
 2.2. Các giải pháp riêng gắn với đặc trưng từng kiểu loại văn bản đọc 
hiểu trong chương trình Ngữ Văn THCS 
 2.2.1. Tổ chức hoạt động “Thuyết trình viên nhí” trình bày kết quả làm 
việc nhóm các nội dung liên quan đến kiến thức văn bản văn học. 
 2.2.2. Tổ chức hoạt động “Lớp Teen” theo format chương trình “Trường 
Teen” để nhóm học sinh bảo vệ quan điểm, tranh luận, phản biện lập trường đối 
lập của vấn đề được đặt ra trong văn bản nghị luận. 
 2.2.3. Tiến hành kĩ thuật “khăn trải bàn” giải quyết một vấn đề thực tế 
trong đời sống liên quan đến nội dung của văn bản thông tin. 
 3. Kết quả đạt được 
 - Kết quả đạt được đối với bản thân người nghiên cứu đề tài. 
 - Kết quả đạt được đối với học sinh các lớp trực tiếp giảng dạy (kèm theo 
số liệu khảo sát thực tế ý kiến của học sinh, cùng với sự thay đổi trong kết quả 
kiểm tra đánh giá trước và sau khi thực hiện các giải pháp). 
 - Hiệu quả của các giải pháp khi được tổ, nhóm chuyên môn áp dụng rộng 
rãi toàn trường. 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_skkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_cua_hoc_sinh_t.pdf