Đề cương SKKN Rèn luyện kỹ năng tự học môn Ngữ văn cho học sinh Trung học cơ sở qua hoạt động tự học ở nhà

pdf 7 trang sklop7 06/08/2024 1320
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Rèn luyện kỹ năng tự học môn Ngữ văn cho học sinh Trung học cơ sở qua hoạt động tự học ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Rèn luyện kỹ năng tự học môn Ngữ văn cho học sinh Trung học cơ sở qua hoạt động tự học ở nhà

Đề cương SKKN Rèn luyện kỹ năng tự học môn Ngữ văn cho học sinh Trung học cơ sở qua hoạt động tự học ở nhà
 PHÒNG GD&ĐT VINH 
ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC 
 SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ QUA HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC Ở NHÀ 
 Môn : Ngữ văn 
 Tác giả: Uông Đình Dương 
 Đơn vị công tác: Trường THCS Nghi Ân 
 Tháng 12 năm 2021 
 PHẦN II: NỘI DUNG 
I. Cơ sở lý luận 
 Nghị quyết Trung ương V (T.Ư), khóa VIII nêu rõ: “Tập trung nâng cao 
chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học, tự sáng tạo của học sinh, đảm bảo 
mọi điều kiện và thời gian tự học cho học sinh, phát triển mạnh mẽ vai trò tự 
học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân”. 
 Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt 
Nam thông qua năm 2005 quy định rõ: “Phương pháp giáo dục phát huy tính 
tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học 
năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” 
II. Cơ sở thực tiễn 
II.1. Đối với giáo viên 
 Giáo viên chưa tạo cho học sinh niềm tin, tình yêu, sự đam mê đối với 
văn học, chưa thực sự chú trọng đến tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng tự học 
Ngữ Văn THCS thông qua hoạt động tự học và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. 
Một số giáo viên còn quá cứng nhắc trong việc hướng dẫn học sinh học, chuẩn 
bị bài ở nhà Ngoài ra, giáo viên tuy có hướng dẫn học sinh học ở nhà nhưng 
lại lỏng lẻo ở khâu kiểm tra. 
II.2. Đối với học sinh 
 Nhiều em học sinh còn chưa xác định được vai trò, tầm quan trọng của 
vấn đề tự học, một bộ phận không nhỏ học sinh lười suy nghĩ, học vẹt, ... Một số 
nữa thì ham chơi, lười học, cha mẹ buông lỏng không kèm cặp. 
II.3. Đối với phụ huynh 
 Ngày nay, do tâm lí chung của một bộ phận học sinh và phụ huynh bị ảnh 
hưởng bởi xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường nên chỉ hướng con cái ít 
hoặc không chú trọng đến môn Ngữ văn. 
III. Nội dung, phương pháp của đề tài 
 1. Định hướng cho những giải pháp rèn kỹ năng tự học môn ngữ văn 
cho học sinh THCS qua hoạt động tự học ở nhà. 
1.1. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh. 
 Dự thảo “Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK) giáo dục 
phổ thông sau 2015” nêu rõ một trong những quan điểm nổi bật là phát triển 
chương trình nhằm định hướng năng lực cho học sinh nhằm đáp ứng hiệu quả 
một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Ngoài những 
năng lực chung như: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng 
tạo, năng lực quản lý bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác,  môn 
Ngữ văn cấp THCS còn hướng tới hai năng lực đặc thù là năng lực giao tiếp Giáo viên giới thiệu về phương pháp tự học, tầm quan trọng của tự học 
cho học sinh. Giúp học sinh thấy được vai trò của việc tự học ở nhà, từ đó định 
hướng cho học sinh cần phải nỗ lực, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, 
thường xuyên rèn luyện kỹ năng tự học tránh lối học thụ động, máy móc; xác 
định cho học sinh rằng rèn kỹ năng tự học là nhằm hướng tới cái đích cao hơn là 
hình thành năng lực tự học, đáp ứng đòi hỏi của xã hội, giúp học sinh có thể học 
mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh và có thể học tập suốt đời như lời khẳng định 
của Lê nin “Học, học nữa, học mãi”. 
2.3. Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học ở nhà và thực hiện kế hoạch 
vạch ra. 
 Đối với việc học tập của học sinh THCS, đặc biệt là trong môn Ngữ văn, 
kế hoạch thường nên xây dựng trong một tuần dựa trên kế hoạch của nhà trường 
và phân phối chương trình của môn học, khối học. Đặc biệt phải dựa trên cơ sở 
sự hướng dẫn việc học bài, chuẩn bị bài về nhà của thầy cô. 
2.4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà bằng hệ thống câu hỏi, bài tập. (đề 
cương). 
 Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà không nên chỉ bằng lời nói trên lớp, 
bởi rất có thể “lời nói gió bay”, nhất là đối với những em có ý thức học tập chưa 
cao và cuối giờ học thường kém tập trung. Do vậy cần tường minh hóa hướng 
dẫn đó bằng văn bản. Song song với từng bài học trong từng tuần, giáo viên nên 
thiết kế hệ thống câu hỏi để học sinh tự học. Hệ thống câu hỏi đó bao gồm hỏi 
cả những kiến thức bài cũ và cả kiến thức bài mới nhằm giúp học sinh vừa có 
thể ôn tập, khái quát, luyện tập, vận dụng thực hành kiến thức cũ vừa có những 
định hướng cho kiến thức trọng tâm của bài mới. 
2.5. Tăng cường rèn luyện, bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng tự học ở nhà. 
2.5.1. Kỹ năng ghi chép, ghi nhớ kiến thức. 
2.5.2. Kỹ năng hợp tác. 
2.5.3. Kỹ năng đọc, tham khảo tài liệu. 
2.6. Phối hợp với phụ huynh để rèn kỹ năng tự học qua việc ở nhà. 
 Kỹ năng tự học chủ yếu được thực hiện trong quá trình học tập ở nhà, lúc 
không có thầy cô giáo trực tiếp kèm cặp. Vì vậy mà vai trò của phụ huynh học 
sinh là rất quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động học tập của học sinh. Phụ 
huynh có thể quan sát hoạt động học của con em mình để kiểm tra, nhắc nhở, 
động viên kịp thời. Phối hợp với phụ huynh không chỉ là trách nhiệm giáo viên 
chủ nhiệm mà giáo viên bộ môn nói chung và giáo viên dạy Ngữ văn nói riêng 
nên làm. Bởi vì giáo viên chủ nhiệm không thể nắm hết tình hình học tập cụ thể 
của mỗi học sinh ở mỗi môn học để trao đổi. Vì thế, giáo viên dạy nên phối hợp 
với phụ huynh để thực hiện các vấn đề sau nhằm nâng cao hiệu quả tự học ở nhà 
và nâng cao chất lượng dạy học. 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_skkn_ren_luyen_ky_nang_tu_hoc_mon_ngu_van_cho_hoc_s.pdf