Đề cương SKKN Sử dụng linh hoạt chất liệu trong phân môn Vẽ theo mẫu đối với Mĩ thuật Lớp 7

doc 5 trang sklop7 13/07/2024 680
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Sử dụng linh hoạt chất liệu trong phân môn Vẽ theo mẫu đối với Mĩ thuật Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Sử dụng linh hoạt chất liệu trong phân môn Vẽ theo mẫu đối với Mĩ thuật Lớp 7

Đề cương SKKN Sử dụng linh hoạt chất liệu trong phân môn Vẽ theo mẫu đối với Mĩ thuật Lớp 7
 ĐỀ CƯƠNG
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
SỬ DỤNG LINH HOẠT CHẤT LIỆU TRONG PHÂN 
 MÔN VẼ THEO MẪU ĐỐI VỚI MĨ THUẬT LỚP 7
 LĨNH VỰC: MĨ THUẬT ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Môn: Mĩ thuật.
Tên đề tài: Sử dụng linh hoạt chất liệu
 trong phân môn vẽ theo mẫu đối với môn Mĩ thuật lớp 7.
 Tác giả: Lê Thị Thảo
 Đơn vị: Trường THCS Trung Đô - TP Vinh - Nghệ An
 ________________________________________________________________________
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Vẽ theo mẫu là một phân môn quan trọng, còn có thể nói là xương sống, 
trọng tâm và là nòng cốt của bộ môn Mĩ thuật. Hơn nữa, với môn Mĩ thuật ở trung 
học chúng ta đang hướng dẫn học sinh cảm thụ mĩ thuật ở mức cảm tính thì phân 
môn vẽ theo mẫu lại đóng vai trò quan trọng hơn cả. Khi học sinh nắm vững kiến 
thức cơ bản ban đầu của phân môn này một cách vững vàng sẽ là điều kiện và khả 
năng để phát huy các phân môn khác. Khi nói tới bộ môn Mĩ thuật chúng ta sẽ hiểu 
rằng nó được bắt đầu từ “cảm” sau “cảm” mới là “lý” hay nói cách khác nó bắt 
nguồn từ “cảm tính” dần chuyển thành “lý tính”. Chúng ta dạy học sinh nhằm đạt 
được mục tiêu là học sinh có kiến thức ban đầu về mĩ thuật và có hứng thú hơn 
trong phân môn vẽ theo mẫu.
 Từ cơ sở lí luận và một số vấn đề thực tế còn hạn chế, vướng mắc đối với cả giáo 
 viên và học sinh, đã ảnh hưởng ít nhiều tới kết quả dạy học phân môn vẽ theo mẫu 
 của bộ môn Mĩ thuật. Tôi xin mạnh dạn đưa ra thảo luận cùng các đồng nghiệp đề 
 tài : “Sử dụng linh hoạt chất liệu trong phân môn vẽ theo mẫu đối với môn Mĩ 
 thuật lớp 7”.
 PHẦN II: NỘI DUNG
 A. Cơ sở lý luận 
 Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất và 
năng lực của học sinh. Với việc sử dụng linh hoạt các chất liệu khác nhau trong 
quá trình thực hành bài vẽ theo mẫu giúp học sinh hứng thú hơn, phát huy được 
tính sáng tạo và hoàn thành bài tập trong tiết học
 B. Cơ sở thực tiễn
 Trong thực tế của ngành giáo dục, giáo viên của bộ môn Mĩ thuật trong 
những năm gần đây đã được chuyên biệt hoá cao. Tức là đã tương đối đủ chỉ tiêu 
giáo viên chuyên bộ môn Mĩ thuật cho các trường THCS. Như vậy, ở các trường 
THCS, học sinh đã được học môn Mĩ thuật do giáo viên chuyên phụ trách. Riêng 
đối với phân môn vẽ theo mẫu phần nào đó bị tác động bởi điều kiện dạy học mà 
giáo viên chưa chú ý tới phương pháp hiệu quả của phân môn này. Một số giáo 
viên vẫn coi bộ môn Mĩ thuật là môn phụ, môn có cũng được, không có cũng 
 1 PHẦN III: KẾT LUẬN
 Trong chương trình giáo dục xây dựng theo định hướng phát triển năng lực, 
phẩm chất người học. Học sinh không còn học mĩ thuật một cách thụ động, mà 
thông qua hoạt động dạy học của giáo viên, giúp học sinh trải nghiệm và khám phá 
năng lực bản thân bằng sáng tạo, được thể hiện khả năng, cảm xúc của mình.
 Dạy học là một nghệ thuật, giáo viên là một nghệ sỹ, giáo viên có thể thay 
đổi, đổi mới phương pháp trong từng giờ học, tiết học và tổ chức dạy học dưới 
nhiều hình thức để giúp học sinh nắm vững về kiến thức cơ bản của bộ môn qua đó 
giúp các em hiểu và áp dụng vào thực tế các phân môn khác.
 Với vai trò quan trọng của phân môn và yêu cầu cần thiết của bộ môn mỗi 
giáo viên cần tìm tòi, sáng tạo và vận dụng nhiều phương pháp truyền thống cùng 
với hiện đại nhằm đưa tới học sinh cách học đơn giản và dễ hiểu nhất, nhằm ngày 
càng nâng cao chất lượng cho bộ môn Mĩ thuật ở tiểu học để góp phần vào việc 
hoàn thành mục tiêu giáo dục của ngành chúng ta, đã được ghi cụ thể trong Luật 
Giáo dục tại Điều 2 mục tiêu giáo dục: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển 
một cách toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp”.
 Xin chân thành cảm ơn!
 Người báo cáo
 Lê Thị Thảo.
 3

File đính kèm:

  • docde_cuong_skkn_su_dung_linh_hoat_chat_lieu_trong_phan_mon_ve.doc