Đề cương SKKN Tạo hứng thú cho học sinh bằng cách đa dạng hóa nhiệm vụ học tập, nhằm phát triển phẩm chất và năng lực

pdf 6 trang sklop7 19/08/2024 920
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Tạo hứng thú cho học sinh bằng cách đa dạng hóa nhiệm vụ học tập, nhằm phát triển phẩm chất và năng lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Tạo hứng thú cho học sinh bằng cách đa dạng hóa nhiệm vụ học tập, nhằm phát triển phẩm chất và năng lực

Đề cương SKKN Tạo hứng thú cho học sinh bằng cách đa dạng hóa nhiệm vụ học tập, nhằm phát triển phẩm chất và năng lực
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ VINH 
 ĐỀ CƯƠNG 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH BẰNG CÁCH ĐA DẠNG HOÁ 
 NHIỆM VỤ HỌC TẬP, NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT 
 VÀ NĂNG LỰC 
 BỘ MÔN: TOÁN HỌC 
 N¨m häc 2021 - 2022 
 1 
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
 1. Lý do chọn đề tài 
 Toán học là môn Khoa học tự nhiên đòi hỏi khả năng tư duy logic, trí nhớ 
tốt, sự sáng tạo và tính chính xác cao. Thế nhưng qua thực tế giảng dạy, dự giờ, 
tìm hiểu từ HS và trao đổi với các bạn đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường 
tôi nhận thấy rằng: đa số học sinh, nhất là học sinh trung bình và yếu kém đều 
không hứng thú học toán, lười suy nghĩ, ngại tính toán, thậm chí nhiều em 
không biết tính toán. Trong giờ học trên lớp học sinh còn thụ động, ít tham gia 
các hoạt động để tìm hiểu và lĩnh hội tri thức nên hiệu quả các giờ dạy không 
cao. 
 Tại trường THCS mà tôi dạy nhận thấy rằng có nhiều em học sinh còn tiếp 
thu kiến thức thụ động, thiếu sự nhiệt tình khi được giáo viên giao nhiệm vụ, 
chưa sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao,qua các đợt thi khảo sát thì tỷ lệ HS 
yếu, kém môn toán vẫn còn nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của nhà 
trường. Chính vì vậy, yêu cầu GV phải đổi mới phương pháp dạy học, và đổi 
mới hình thức kiểm tra đánh giá, nhằm tạo hứng thú cho học sinh để từ đó phát 
triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. 
 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến 
 2.1.Điều kiện áp dụng sáng kiến 
 2.2. Thời gian áp dụng sáng kiến 
 - Đề tài được áp dụng lần đầu vào đầu HK I năm học 2021 – 2022. 
 2.3. Đối tượng áp dụng sáng kiến: Giáo viên và học sinh THCS 
 3. Những đóng góp mới của đề tài 
 3.1. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến 
 “Tạo hứng thú cho học sinh bằng cách đa dạng hóa nhiệm vụ học tập, 
nhằm phát triển phẩm chất năng lưc.” Là hình thức chuyển giao nhiệm vụ 
cho học sinh với nhiều dạng bài tập khác nhau. Các hoạt động tổ chức trên lớp 
khuyến khích năng lực sáng tạo, khuyến khích học sinh thể hiện cá tính và năng 
lực riêng của bản thân. Đồng thời, một số nhiệm vụ lại yêu cầu tinh thần hợp 
tác, năng lực làm việc nhóm của học sinh. Các hình thức giao nhiệm vụ cho học 
sinh cũng giúp học sinh thay đổi thái độ học tập chủ động hơn, từ đó học sinh 
lựa chọn phương pháp học tập và rèn luyện phù hợp với năng lực của bản thân. 
 Cách thức đánh giá cũng được thay đổi. Giáo viên không chỉ là người duy 
nhất đưa ra đánh giá mà khuyến khích sự tự đánh giá, đánh giá chéo của học 
sinh. 
 Đây là những điểm mới và cũng là điểm sáng tạo mà các phương pháp dạy 
học truyền thống không có được. 
 2 
 suy luận tổng hợp đòi hỏi học sinh phải tìm tòi, suy nghĩ, hứng thú khám phá 
nhằm củng cố lại kiến thức của phần học hay chương đó. 
 2.1. Bài tập cơ bản áp dụng ngay công thức, định nghĩa, định lý vừa học 
 Đối với dạng bài tập này thì tôi thường giao nhiệm vụ cho cá nhân ở tại lớp 
ngay sau khi dạy một kiến thức mới, nhằm giúp học sinh có niềm tin và khắc 
sâu kiến thức 
 2.2. Dạng bài tập thực tế cho thấy tính thực tiễn của toán học. 
 Với dạng nhiệm vụ giao cho học sinh là các bài tập ứng dụng trong thực 
tế,cho học sinh liên hệ kiến thức đã học vào thực tế, sử dụng các kiến thức môn 
Toán vào các công việc thường ngày, thì các em rất là hứng thú, phấn khởi và 
muốn được tìm hiểu, muốn hoạt động 
 2.3. Dạng bài tập yêu cầu học sinh thực hành, hoàn thành các sản phẩm 
 Đối với loại nhiệm vụ này thì trước đây và trong chương trình hiện hành ở 
các lớp 7,8,9 cũng đã có. Tuy nhiên do lý thuyết nhiều nên phần thực hành chưa 
được giáo viên chú trọng trong các tiết dạy, bây giờ trong chương trình sách 
giáo khoa mới đây lại là dạng bài tập đặc biệt gây hứng thú cho học sinh. 
 2.4. Dạng bài tập suy luận tổng hợp 
 Học sinh thường gặp rất nhiều khó khăn khi giải bài tập,vì vậytôithường cho 
học sinh hoạt động theo nhóm từ 4 đến 6 người, tuỳ yêu cầu của bài toán, các 
nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc chủ định, được giao cùng một nhiệm vụ 
hoặc những nhiệm vụ khác nhau. Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần, trong 
nhóm phân công mỗi người một việc, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, 
giúp đỡ nhau giải quyết vấn đề trong không khí thi đua với các nhóm khác. 
 3. Kết quả triển khai ở trường THCS 
 3.1. Về mặt định tính: 
 3.2. Về mặt định lượng (Số liệu cụ thể ở bản SKKN đầy đủ) 
 4. Kết quả đạt được: 
 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
 1. Kết luận 
 2. Khuyến nghị 
 Qua việc nghiên cứu đề tài này, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: 
 Để áp dụng kinh nghiệm trên giáo viên phải thực sự yêu thích bộ môn và 
nhiệt tình, có trách nhiệm với bài dạy, nắm chắc các phương pháp và hình thúc 
tổ chức dạy học mới 
 Mặt khác, GV phải thường xuyên nghiên cứu học tập trau dồi chuyên môn 
nghiệp vụ, tích cực dự giờ thăm lớp, tham gia các chuyên đề đổi mới, các đợt 
hội giảng và tích cực vận dụng các sáng kiến kinh nghiệm trong quá trình giảng 
dạy. 
 4 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_skkn_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_bang_cach_da_dang_ho.pdf