Đề cương SKKN Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất học năng lực học sinh trong môn Ngữ văn Lớp 7

pdf 5 trang sklop7 21/07/2024 1551
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất học năng lực học sinh trong môn Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất học năng lực học sinh trong môn Ngữ văn Lớp 7

Đề cương SKKN Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất học năng lực học sinh trong môn Ngữ văn Lớp 7
 Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm Phát triển phẩm 
chất học năng lực học sinh trong môn Ngữ văn lớp 7” 
 PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Trong thời gian gần đây, ngành giáo dục đang thực hiện nhiều biện pháp để 
“Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam” theo Nghị quyết 29 của Ban 
chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI). Trong các nhà trường phổ thông, 
việc đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học được triển khai và áp dụng mạnh mẽ 
đối với tất cả các bộ môn, các khối lớp tạo ra những hiệu ứng khá tích cực khiến 
mỗi giáo viên đứng lớp luôn có sự vận động để sáng tạo và làm mới mình trên 
bục giảng và mục đích cuối cùng là đào tạo nên những con người toàn diện có đầy 
đủ tố chất, có năng lực và phẩm chất tốt đẹp. 
 Chính vì vậy, yêu cầu của đổi mới giáo dục là phải thực hiện thành công 
việc chuyển đổi từ phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dạy 
cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và 
phẩm chất. Đồng thời cũng chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về 
kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết 
vấn đề coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong 
quá trình học tập để tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt 
động dạy học. 
 Là một giáo viên dạy môn Ngữ văn, tôi thấy việc dạy học phát triển năng 
lực và phẩm chất cho học sinh thông qua môn Ngữ văn thực sự là một vấn đề 
quan trọng và cần thiết, cần phải có một số biện pháp để phát huy vai trò, chức 
năng của môn Ngữ văn trong việc giáo dục phát triển năng lực và phẩm chất chất 
nhân cách, đạo đức lối sống. Vì thế, tôi tập trung nghiên cứu vấn đề “Vận dụng 
linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm Phát triển phẩm chất học năng lực học 
sinh trong môn Ngữ văn lớp 7” 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU, THỜI GIAN THỰC HIỆN 
 1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
 Học sinh bậc THCS, cụ thể là học sinh lớp 7 . 
 2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
 Môn học Ngữ Văn lớp 7 
3, THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ HOÀN THÀNH 
 Thời gian thực hiện biện pháp bắt đầu từ năm học 2019-2020 
Thời gian hoàn thành biện pháp năm học 2020- 2021 
III. MỤC ĐÍCH VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 
1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 
 Trên cơ sở của tinh thần đổi mới, bản sáng kiến đề cập đến những kinh 
nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động dạy học nhằm vận dụng một cách linh 
 1 
 Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm Phát triển phẩm 
chất học năng lực học sinh trong môn Ngữ văn lớp 7” 
 Về phía học sinh: việc dạy học phát triển phẩm chất năng lực trong những 
năm qua có những biến chuyển tích cực nhưng hiệu quả chưa cao. 
 Về phía giáo viên: Khi dạy học ít chú trọng đến phát triển chẩm chất năng 
lực học sinh mà chỉ nặng về kiến thức 
 Về các tài liệu tham khảo: hiện nay đã có một số văn bản hướng dẫn về việc 
dạy học phát triển phẩm chất năng lực học sinh nhưng chưa cụ thể, chi tiết. 
 Trong quá trình kiểm tra, đánh giá: các kì thi mặc dù đã có sự khuyến khích 
sự sáng tạo của học sinh song qua các gợi ý đáp án và thang điểm thì vẫn phần 
nào nặng về kiến thức. 
II, CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN ĐỐI VỚI CÁC CẤP HỌC 
 Theo văn bản hướng dẫn, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường tiếp tục rà soát 
nội dung trong sách giáo khoa (SGK), tinh giản những nội dung dạy học vượt quá 
mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện 
hành và chú trọng đến việc phát triển phẩm chất năng lực học sinh. 
 Các công văn của Sở, Phòng giáo dục đã hướng dẫn cụ thể về việc dạy 
học phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. 
 Trong đánh giá học sinh, thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả 
học sinh bằng các hình thức khác nhau chứ không chỉ là đánh giá về kiến thức và 
kĩ năng. 
 III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 
1, ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC STEM TRONG MÔN NGỮ 
VĂN 7 
 Phương pháp giáo dục STEM đối với những môn khoa học tự nhiên, 
phương pháp này dễ dàng thực hiện, do đặc trưng tính chất của nó. Còn những 
môn học thuộc khối xã hội, việc áp dụng khó khăn hơn nhiều. Tuy vậy, nếu chịu 
khó tìm tòi thì cũng có thể có cách để áp dụng. 
 Ví dụ cách làm cốm qua văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch 
Lam). Tất cả các khâu phải được học sinh chuẩn bị và trình bày thực hành, đánh 
giá nhận xét của các nhóm 
 2,THIẾT KẾ CÂU HỎI ĐẢM BẢO TÍNH GIÁO DỤC ĐỂ HỌC SINH 
ĐƯỢC LÀM VÀ ĐƯỢC TRẢI NGHIỆM ĐỂ TỪ ĐÓ GIÁO DỤC HÌNH 
THÀNH KĨ NĂNG SỐNG 
 Để đảm bảo tính khoa học và tính giáo dục trong một bài học Ngữ văn, 
người giáo viên phải thiết kế những câu hỏi phù hợp với yêu cầu đó nhằm nâng 
cao tư duy và rèn luyện kĩ năng sống cho các em. 
 3 
 Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm Phát triển phẩm 
chất học năng lực học sinh trong môn Ngữ văn lớp 7” 
 6. TÍCH HỢP VỚI CÁC MÔN HỌC KHÁC TRONG GIÁO ÁN ĐÚNG 
THỜI ĐIỂM VÀ ĐÚNG VỊ TRÍ 
 Dạy học tích hợp liên môn là cách dạy bao gồm kiến thức nhiều môn học 
liên quan để có bài giảng với kiến thức phong phú hơn, có cái nhìn đa chiều từ 
nhiều góc độ các môn học soi chiếu giúp học sinh hiểu vấn đề tốt hơn cũng như 
được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống để thực hành. 
 Ví dụ chủ đề : gia đình và nhà trường có thể tích hợp với các môn: Âm nhạc, 
Mĩ thuật, giáo dục công dân... 
IV, KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 
 1, ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC 
 2, ĐỐI VỚI NGƯỜI DẠY 
 3,BIỆN PHÁP GÓP PHẦN ĐỔI MỚI TRONG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY 
 4, KHẢ NĂNG MỞ RỘNG, VẬN DỤNG PHÁT TRIỂN BIỆN PHÁP 
 + Về phía giáo viên: 
 Phải đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo quy định, nắm vững tinh thần đổi 
mới môn Ngữ văn theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực; luôn tích cực 
học hỏi cái mới, dám đổi mới... 
 + Về phía học sinh: 
 Phải có SGK và các đồ dùng học tập cần thiết. Chuẩn bị bài chu đáo, làm 
bài tập thường xuyên, tích cực trong học tập... 
 + Về cơ sở vật chất: 
 Cần có đủ những cơ sở vật chất tối thiểu để giáo viên có thể vận dụng linh 
hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực: máy tính, máy chiếu, bảng phụ... 
 5. PHỤ LỤC MINH CHỨNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 
 PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
 Từ kết quả nghiên cứu của đề tài “Vận dụng linh hoạt các phương pháp 
dạy học nhằm Phát triển phẩm chất học năng lực học sinh trong môn Ngữ văn 
lớp 7”cho phép tôi đi đến kết luận: Nội dung của các phương pháp vận dụng dạy 
học mà tôi đã lựa chọn là phù hợp và có hiệu quả trong quá trình tạo hứng thú học 
tập và phát triển phẩm chất, năng lực cho các em học sinh THCS. 
 Với đề cương này tôi mong nhận góp những ý kiến quý báu của những 
đồng nghiệp xa gần để bản thân hoàn thiện đề tài góp phần nâng cao hiệu quả dạy 
học nhất là phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh lớp 7 nói riêng và học 
bậc THCS nói chung. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 5 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_skkn_van_dung_linh_hoat_cac_phuong_phap_day_hoc_nha.pdf