Mô tả sáng kiến Giáo dục một số kỹ năng ứng xử trong quan hệ gia đình cho học sinh THCS thông qua giờ sinh hoạt đội

pdf 6 trang sklop7 22/08/2024 1160
Bạn đang xem tài liệu "Mô tả sáng kiến Giáo dục một số kỹ năng ứng xử trong quan hệ gia đình cho học sinh THCS thông qua giờ sinh hoạt đội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô tả sáng kiến Giáo dục một số kỹ năng ứng xử trong quan hệ gia đình cho học sinh THCS thông qua giờ sinh hoạt đội

Mô tả sáng kiến Giáo dục một số kỹ năng ứng xử trong quan hệ gia đình cho học sinh THCS thông qua giờ sinh hoạt đội
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN 
 Mã số: 
 TÊN SÁNG KIẾN: 
 GIÁO DỤC MỘT SỐ KỸ NĂNG ỨNG XỬ 
 TRONG QUAN HỆ GIA ĐÌNH CHO HỌC SINH 
 THCS THÔNG QUA GIỜ SINH HOẠT ĐỘI 
 LĨNH VỰC: Công tác Đội 
 GIÁO VIÊN: TRẦN TUẤN ANH 
 hiện: Nguyễhị Thu Hồng 
Chức vụ: Tổng ên 
 Vinh, ngày 26 tháng 12 năm 2021 
 1 những điều thầm kín trong cuộc sống của con em, nhất là lứa tuổi vị thành niên nên kỹ 
năng ứng xử của học sinh vẫn còn rất hạn chế. 
* Phân tích ưu, nhược điểm của giải pháp cũ: 
- Ưu điểm: 
Nhà trường có thực hiện công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng ứng xử cho học sinh ở 
môn GDCD hay lồng ghép trong các giờ sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp. 
- Nhược điểm: 
+ Một số giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm chưa tìm hiểu sâu sát tâm tư, nguyện 
vọng, mong muốn của học sinh nên cách thức giáo dục kỹ năng ứng xử vẫn chưa đáp 
ứng được nhu cầu, sở thích và không thu hút được nhiều học sinh tham gia. 
+ Công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng ứng xử cho học sinh chỉ lồng ghép trong thời 
gian sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt lớp nên chủ yếu chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở học sinh 
thực hiện, chưa mang lại hứng thú cho các em. 
3. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 
3.1. Mục đích của giải pháp: 
Lựa chọn và vận dụng một số giải pháp hiệu quả để giáo dục các hành vi ứng xử trong 
quan hệ gia đình phù hợp hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho 
học sinh. 
3.2 Nội dung giải pháp: 
3.2.1 Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: 
- “ Giáo dục kỹ năng ứng xử trong quan hệ gia đình cho học sinh THCS thông qua giờ 
sinh hoạt Đội ” là sáng kiến mới, được tôi viết lần đầu. 
- Giáo dục kỹ năng ứng xử thông qua từng hoạt động cụ thể đáp ứng được nhu cầu, sở 
thích và thu hút được nhiều học sinh tham gia, qua đó phát huy được tính chủ động, tự 
giác, tích cực và những năng lực, sở trường vốn có của các em. 
3.2.2 Các bước thực hiện của giải pháp mới: 
Bước 1: Xác định mục đích giáo dục 
Giúp đội viên, học sinh biết được một số yêu cầu cơ bản khi ứng xử trong các mối quan 
hệ gia đình; hiểu được một số biện pháp giải quyết những mâu thuẫn và ứng xử phù hợp 
với thành viên trong gia đình; vận dụng một số yêu cầu, biện pháp để ứng xử trong quan 
hệ gia đình một cách phù hợp. 
Bước 2: Soạn thảo nội dung, hình thức tổ chức 
- Nội dung: Ứng xử trong trong gia đình đối với học sinh vô cùng quan trọng. Đây là 
nền tảng để rèn luyện kỹ năng ứng xử, hành vi giao tiếp của các em giúp các em trở 
thành những người có ích trong xã hội. Vì vậy tôi đã nghiên cứu lựa chọn một số nội 
dung hoạt động phù hợp để nâng cao nhận thức, góp phần hình thành và giáo dục kỹ 
năng ứng xử cho học sinh. 
 3 Tổng phụ trách Đội cho 2 bài tập để các em học sinh vận dụng kỹ năng ứng xử trong 
quan hệ gia đình khi về nhà như sau: 
+ Nếu em đã từng làm việc gì sai mà chưa nói lời xin lỗi với ông, bà, cha, mẹ hoặc anh, 
chị em của mình thì hãy nói lời xin lỗi với họ một cách chân thành. 
+ Hãy bày tỏ tình yêu thương của em với các thành viên trong gia đình bằng một lời 
nói, một hành động, một cử chỉ thể hiện sự quan tâm. 
Bước 4: Tổng kết, đánh giá 
Sau khi tổ chức xong nội dung giáo dục kỹ năng ứng xử trong quan hệ gia đình cho học 
sinh lớp 7, Tổng phụ trách Đội tiến hành tổng kết, đánh giá về tinh thần, thái độ của học 
sinh trong quá trình tham gia hoạt động và tuyên dương, khen thưởng các nhóm, cá 
nhân xuất sắc. 
3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp: 
Trong năm học 2021-2022, các giải pháp này sẽ được tiếp tục được mở rộng thực hiện 
ở các khối lớp tại 3 liên đội để góp phần thực hiện tốt công tác giáo dục kỹ năng sống, 
nâng cao chất lượng các chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi, tiếp tục giữ 
vững được danh hiệu liên đội mạnh cấp tỉnh nhiều năm liền. 
Thông qua hội đồng Đội thành phố Vinh, các giải pháp này sẽ được giới thiệu cho giáo 
viên Tổng phụ trách Đội các trường trung học cơ sở trong và ngoài Thành phố tham 
khảo, tổ chức áp dụng tùy theo điều kiện thực tế của từng địa phương để góp phần nâng 
cao công tác giáo dục kỹ năng sống. 
3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: 
Để xây dựng thói quen tốt và loại bỏ thói quen xấu cho học sinh trong quan hệ gia đình, 
không phải bắt đầu từ những điều lớn lao mà phải “gieo hạt” ngay trong những điều gần 
gũi, bình thường, thân thuộc nhất với các em; càng không phải những lý thuyết phức tạp 
mà phải là những “bí quyết” nho nhỏ, dễ dàng nhưng hữu ích, để các em có thể áp dụng 
ngay và cảm nhận thấy hiệu quả rõ rệt. 
3.5 Tài liệu kèm theo gồm: 
- Bản vẽ, sơ đồ: 01 phụ lục 2 
- Bản tính toán: 01 phụ lục 3 
- Các tài liệu khác: 6 phụ lục 4 
 Vinh, ngày 26 tháng 12 năm 2021 
 Người viết SKKN 
 Trần Tuấn Anh 
 Trâ 
 TTTTTrrtttu 
 5 

File đính kèm:

  • pdfmo_ta_sang_kien_giao_duc_mot_so_ky_nang_ung_xu_trong_quan_he.pdf