Sáng kiến Bàn về một số phương pháp giảng dạy thơ trung đại Việt Nam ở môn Ngữ văn 7 trong nhà trường THCS

pdf 19 trang sklop7 05/06/2024 1070
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến Bàn về một số phương pháp giảng dạy thơ trung đại Việt Nam ở môn Ngữ văn 7 trong nhà trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Bàn về một số phương pháp giảng dạy thơ trung đại Việt Nam ở môn Ngữ văn 7 trong nhà trường THCS

Sáng kiến Bàn về một số phương pháp giảng dạy thơ trung đại Việt Nam ở môn Ngữ văn 7 trong nhà trường THCS
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
BÀN VỀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP 
DẠY THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 
Ở MÔN NGỮ VĂN 7 TRONG NHÀ 
 TRƯỜNG THCS 
 Qua thực tế giảng dạy thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở trường THCS 
chúng tôi nhận thấy: Đây là thể loại văn học tương đối khó, hơn nữa các tác 
phẩm văn học trung đại được tính từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX đã cách chúng ta 
hơn mười thế kỉ, đến với thế hệ trẻ dưới mái trường phổ thông thế kỉ XXI đã 
có khoảng cách rất xa về thời gian. Vì thế, người giảng dạy gặp khó khăn 
trong soạn giảng, nhiều học sinh ít hứng thú, không tích cực trong giờ học 
những bài văn học cổ. Vấn đề đặt ra là phải có những biện pháp tối ưu nhằm 
giúp giáo viên và học sinh đạt hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập thơ trữ 
tình trung đại Việt Nam. 
 Đó là lí do thôi thúc tôi lựa chọn đề tài “Bàn về một số phương pháp 
giảng dạy thơ trung đại Việt Nam ở Môn Ngữ văn 7 trong nhà trường THCS” 
với mong muốn có thể ứng dụng hiệu quả hơn trong giảng dạy để dạy tốt các 
bài thơ trữ tình trung đại trong chương trình Ngữ văn 7, nhằm góp phần nâng 
cao hiệu quả dạy, học môn ngữ văn ở trường THCS. 
II. Mục đích nghiên cứu: 
 - Thuận lợi và khó khăn trong việc dạy, học thơ trữ tình trung đại Việt Nam. 
 - Đề xuất những biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy, 
học thơ trữ tình trung đại Việt Nam. 
III. Đối tượng nghiên cứu: 
 Hoạt động dạy và học các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam của giáo viên 
và học sinh lớp 7. 
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu: 
 - Khảo sát việc dạy và học các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở lớp 
7 để nắm bắt hiện trạng một cách chính xác. 
 - Xây dựng cơ sở lí luận của phương pháp phát huy tính tích cực 
 - Bước đầu đề xuất một số biện pháp trong dạy học thơ trữ tình trung 
 đại Việt Nam ở lớp 7 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của 
 học sinh. 
 PHẦN II :NỘI DUNG. 
 I. Thống kê các văn bản thơ trữ tình trung đại lớp 7: 
 II. Một số nét khái quát về thơ trữ tình Trung đại Việt nam . 
 1. Đặc trưng thi pháp của thơ trung đại 
 Văn học Trung đại Việt Nam nói chung và Thơ trữ tình Trung đại nói 
riêng được ra đời trong bối cảnh xã hội phongkiến phát triển. Nó phản ánh thực 
tế lịch sử xã hội phong kiến từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. Đặc biệt là những 
biến động của xã hội và thân phận con người. Chủ đề xuyên suốt như sợi chỉ đỏ 
của thơ Trung đại Việt Nam là cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo. Các 
tác giả thơ Trung đại Việt Nam chủ yếu là những người có địa vị xã hội, có 
những ảnh hưởng quan trọng cho sự phát triển của xã hộiChính vì thế khi 
giảng dạy hoặc phân tích, bình giảng cần phải chú ý đến các đặc điểm cơ bản 
sau : 
 * Quan niệm “Văn dĩ tải đạo” : Vănchương phải chuyên chở đạo lý. 
 *Tính ước lệ, tượng trưng, quy phạm: Đây là đặc điểm nổi bật của văn 
thơ Trung đại. Khi sáng tác, các tác giả thường vay mượn văn thi liệu điển cố, 
điển tích lấy từ sách vở Thánh Hiền và kinh sách của các tôn giáo. Chẳng hạn 
nói đến cây và hoa thì tùng, trúc, cúc, mai, senbởi chúng là những biểu tượng 
để chỉ những phẩm chất cốt cách, khí tiết của người quân tử, của bậctrượng phu; 
nói đến con vật thì phải long, ly, quy, phượng ; nói đến người thì ngư, tiều, canh, 
mục; nói đến hoa bốn mùa thì phải là xuân lan, thu cúc, hạ sen,đông sen; tả mỹ 
nhân thì làn thu thủy, nét xuân sơn, tóc như mây, da như tuyết  
 * Tính giáo huấn, bác học,cao quý, trang nhã: Đối tượng, mục đích của 
văn thơ chủ yếu là đề cao thần quyền, cường quyền mang tính giáo hóa, 
giáohuấn con người với khuôn phép định sẵn. Ngôn từ diễn đạt diễm lệ, tránh 
nói thô tục, nếu có thì dùng ngụ ý, ám chỉ chứ ít khi nói thẳng 
 * Cảm thức về thế giới con người thời Trung đại Việt Nam: Con người 
thấy mình trong tự nhiên, với suy nghĩ trong vũ trụ có ta và trong ta có cả vũ 
trụ Vì thế khi nói về trời đất, về không gian, thời gian với nhiều cách thể hiện 
bằng nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau như thời gian chu kỳ tuần hoàn,thời 
gian tuyến tính, thời gian vĩnh cửu, thời gian không gian được cảm nhận bằng 
nhiều giác quan khác nhauCho nên con người khi bất đắc chí tìm về thiên 
 2. Đặc điểm hình thức . 
 Ở bậc Trung học cơ sở, thơ Đường luật các em được học một số thể thơ như: 
ngũ ngôn, thất ngôn với số dòng là tứ tuyệt, bát cú. Vậy, trước hết ta phải hướng 
dẫn học sinh nắm được đặc điểm hình thức của thể thơ này. 
 a. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật: 
 - Thể thơ này, bài thơ có bốn dòng, mỗi dòng có năm chữ, vần ở cuối các 
câu một, hai, bốn hoặc cuối câu hai, bốn. 
 - Xét về thanh điệu: tiếng thứ hai với thứ tư trong mỗi câu phải đối nhau và 
tiếng thứ hai, thứ tư trong mỗi cặp câu cũng phải đối nhau. Nghĩa là trong một 
dòng, nếu tiếng thứ hai là tiếng bằng thì tiếng thứ tư phải là tiếng trắc, và ngược 
lại nếu tiếng thứ hai là tiếng trắc thì tiếng thứ tư phải là tiếng bằng. 
 b. Thể thơ thất ngôn bát cú: 
 - Về số chữ trong câu, số câu trong bài: Bài thơ có tám câu, mỗi câu có bảy 
chữ. 
 - Về vần: Độc vận, vần chân ở cuối câu một và các câu chẵn và là vần 
bằng. 
 - Về đối: Hai câu thực và hai câu luận thường đối nhau. Có khi đối ngay ở 
hai câu đề và trốn đối ở hai câu thực và hai câu luận. 
 - Về niêm: Niêm nghĩa là dính. Câu một niêm với câu tám, câu hai niêm với 
câu ba, câu bốn niêm với câu năm, câu sáu niêm với câu bảy. 
 - Về luật: Theo hệ thống thanh ngang. Cho phép: “ Nhất tam ngũ bất luận” và 
buộc phải: “ Nhị tứ lục phân minh”. Có luật bằng vần bằng và luật trắc vần 
bằng. 
 c. Thất ngôn tứ tuyệt: 
 - Là dạng rút gọn của thể thơ thất ngôn bát cú: gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ. 
 - Vần: Vần bằng và là vần chân ở câu một, hai, bốn; có khi chỉ ở câu hai và 
câu bốn. 
 2.Việc học của học sinh: 
 Thể loại, thi pháp văn học cổ có nhiều xa lạ với thi pháp văn học đương 
đại nên đó là điều khó khăn cho học sinh tiếp nhận.Vốn sống kinh nghiệm thực 
tế học sinh còn ít, học sinh khó khăn khi tái hiện hoàn cảnh xã hội, hiểu các điển 
tích, điển cố được sử dụng trong tác phẩm văn học cổ. Bên cạnh đó, trong quá 
trình phát triển đi lên của đât nước, chúng ta có những thành tựu quan trong về 
lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên với cơ chế nền kinh tế thị trường đã tạo ra những 
phức tạp và những ảnh hưởng không lành mạnh đối với đời sống con người, 
nhất là thế hệ trẻ. Đặc biệt là đối tượng học sinh, trong đó có học sinh bậc trung 
học cơ sở. Một bộ phận lớn học sinh chịu ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực của 
XH chi phối nên ý thức học tập không cao, thiếu tự giác. Trong khi đó, phần văn 
học trung đại là phần văn học khó nhất. Vì thế, chất lượng học sinh thuyên 
giảm. Ngoài ra, sự quan tâm, cách nhìn nhận của phụ huynh học sinh là sính học 
các môn Khoa học tự nhiên cũng có những ảnh hưởng không tích cực đến việc 
nỗ lực phấn đấu của học sinh đối với môn Ngữ văn. Điều đó càng đòi hỏi phải 
có những giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng học bộ môn ngữ văn của 
học sinh, trong đó có phần văn học trung đại Việt Nam. 
 IV. Một số phương pháp dạy thơ trữ tình trung đại lớp 7 
 1. Đối với khâu chuẩn bị 
 - Về phía giáo viên: tìm hiểu bài kĩ lưỡng nhuần nhuyễn đến mức thuộc 
thơ, sống với bài thơ, tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để hiểu 
được thấu đáo nội dung tư tưởng của tác phẩm. Hướng dẫn HS soạn kĩ ở nhà, 
kiểm tra kĩ bài soạn của HS, có biện pháp nhắc nhở, phê bình hay báo với giáo 
viên chủ nhiệm nếu HS có biểu hiện soạn chống đối như: soạn sơ sài, soạn 
nhưng chỉ là chép lại mà không hiểu, không nhớ. 
 - Về phía học sinh: cần chuẩn bị bài soạn chu đáo trên cơ sở hướng dẫn 
của hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa và sự hướng dẫn của giáo viên. Với 
HS học tốt, cần đọc thêm tư liệu để bước đầu hiểu được tác phẩm, sưu tầm các 
câu thơ, bài thơ có nét tương đồng với tác phẩm sắp học hay các nhận định về 
tác phẩm. 
 tác phẩm được dễ dàng. Cho học sinh nắm được thi pháp của thơ trung đại. Thơ 
Đường luật gồm có các thể thơ: Tứ tuyệt, Thất ngôn bát cú...Dạy thơ Đường luật 
thất ngôn bát cú ( thể thơ được học nhiều ở THCS)cần chú ý các đặc điểm về 
vần, niêm luật, đối và kết cấu, ngôn ngữ. 
 Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà huyện Thanh Quan), đây là 
một bài thơ tuân theo các quy định nghiêm ngặt của phong cách thơ Đường. Vì 
vậy, giáo viên có thể hướng dẫn HS khai thác theo bố cục của bài thất ngôn bát 
cú, gồm 4 phần đề - thực – luận – kết. Ở mỗi phần luôn có sự song hành bức 
tranh cảnh và bức tranh tâm trạng, giáo viên cần chú ý hướng dẫn HS khai thác 
tìm hiểu. 
 Hoặc chia bài bát cú thành 2 phần: bốn câu đầu gọi là “nửa trên” thì nặng 
cảnh nhẹ tình ; bốn câu sau gọi là “nửa dưới” thì nặng tình nhẹ cảnh. 
Nhưng với bài thơ “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến), vẫn là đề - thực - 
luận-kết với niêm, luật, vần, đối rất chuẩn như luật thơ Đường quy định nhưng 
phá cách ở ý tưởng, ở cấu tứ bài thơ. Vì thế, khi dạy bài thơ này nên đi theo diễn 
biến tự nhiên quá trình cảm xúc của nhân vật trữ tình, nên chia bài thơ theo 3 ý 
như sau: 1-Cảm xúc khi bạn tới chơi (câu 1); 2-Cảm xúc về gia cảnh (câu 2 đến 
câu 7); 3-Cảm xúc về tình bạn (câu 8) 
 * Suy ngẫm để thấy các tầng ý nghĩa sau những ngôn từ hàm súc. 
 Ngắn gọn, hàm súc vốn là những tiêu chuẩn của cái hay, cái đẹp trong 
hoạt động nghệ thuật ngôn từ thuở trước. Bởi vậy nếu chỉ đọc và suy diễn qua 
loa sẽ không thể hiểu, cảm thụ hết giá trị của tác phẩm. Cần đọc chậm, đi sâu 
từng bước và thường xuyên đọc đi đọc lại để suy ngẫm. 
 VD: Nếu không tìm hiểu kĩ, ta chỉ thấy được nội dung tả cảnh đèo núi lúc 
chiều tà trong 4 câu thơ sau: 
 “ Bước tới đèo Ngang bóng xế tà, 
 Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. 
 Lom khom dưới núi, tiều vài chú, 
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà.” 
 ( “Qua đèo Ngang”- Bà Huyện Thanh Quan) 
 Những lời bình giảng, phân tích của giáo viên trong giờ đọc – hiểu văn 
bản là rất cần thiết, quan trọng góp phần làm nên dư vị ngọt ngào, khơi gợi cảm 
xúc của học sinh khi tiếp nhận các giá trị văn chương. Và có một thực tế là 
những giáo viên có những lời bình hay, độc đáo sẽ được học sinh nhớ mãi, ấn 
tượng mãi. 
VD: Khi hướng dẫn HS phân tích hết bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn 
Khuyến, giáo viên có thể cho HS so sánh cụm từ “ta với ta” trong bài thơ này 
với cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh 
Quan, trên cơ sở đó giáo viên có thể bình về tình cảm của Nguyễn Khuyến đối 
với bạn: Nếu “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” là mình ta đối diện với 
chính ta, là sự cực tả nỗi cô đơn đang xâm chiếm toàn bộ cõi lòng người lữ 
khách thì “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” ấm áp tình bạn, ta với ta là tôi 
với bác, tuy hai mà một, là sự gắn bó thắm thiết của một tình bạn chân thành, 
trong sáng, cao đẹp. 
 *Khi hướng dẫn HS phân tích, cần chú ý xây dựng hệ thống câu hỏi 
hợp lí để khai thác nghệ thuật và nội dung của bài: 
 - Các câu hỏi đàm thoại ngoài tính chất xác định rõ ràng, phải có màu 
sắc văn học, có khả năng khêu gợi tình cảm, cảm xúc, xúc động thẩm mỹ cho 
học sinh. 
 - Câu hỏi phải vừa sức học sinh, thích hợp với khuôn khổ một giờ học 
trên lớp, vừa phải có khả năng “gợi vấn đề” suy nghĩ tìm tòi sáng tạo cho học 
sinh. 
 - Câu hỏi không tuỳ tiện, phải được xây dựng thành một hệ thống lôgíc, 
có tính toán giúp học sinh từng bước đi sâu vào tác phẩm như một chính thể. 
 - Cần có sự kết hợp cân đối giữa các loại câu hỏi cụ thể và loại câu hỏi 
tổng hợp gợi vấn đề. Câu hỏi có khi theo lối diễn dịch, có khi theo lối qui nạp 
nhưng đều nhằm cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức vững chắc. 
 +Khi đặt câu hỏi, chúng ta có thể thực hiện một số giải pháp: 
 - Suy nghĩ thật kĩ vấn đề mình sắp dạy: 
 - Tham khảo các câu hỏi gợi ý trong SGK, SGV, sách bài soạn. Xây dựng 
hệ thống câu hỏi riêng của mình cho bài soạn. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_ban_ve_mot_so_phuong_phap_giang_day_tho_trung_dai.pdf