Sáng kiến Biện pháp tích hợp hiệu quả bộ tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh trong giờ Sinh hoạt lớp tại trường THCS Khương Đình
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến Biện pháp tích hợp hiệu quả bộ tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh trong giờ Sinh hoạt lớp tại trường THCS Khương Đình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Biện pháp tích hợp hiệu quả bộ tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh trong giờ Sinh hoạt lớp tại trường THCS Khương Đình
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Lí do khách quan: Một trong những tư tưởng đổi mới Giáo dục và Đào tạo hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục 2005 đã xác định: “ Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân” ( Đều 23 – Luật giáo dục). Thực hiện chỉ thị số 06 – CT/ TW ngày 07/11/2006 của Bộ chính trị về tổ chức cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Hướng dẫn số 11 – HD/TTVH ngày 06/12/2006 của Ban tư tưởng – Văn hóa Trung ương, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo chỉ thị thực hiện cuộc vận động trong toàn ngành với mục đích “ làm cho nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục, viên chức, học sinh, sinh viên, học viên trong toàn ngành giáo dục nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và những giá trị to lớn của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về chính trị đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng”. Thực hiện Chỉ thị số 05 – CT/TW ngày 15/05/2016 của Bộ chính trị khóa XII về “ Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban tuyên giáo Trung ương, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn bộ tài liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” từ năm học 2016 -2017. Đây được coi là bước triển khai cụ thể, sáng tạo nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các nhà trường. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói: “ Đạo đức cách mạng là cái gốc”. Hưởng ứng cuộc vận động trên phạm vi toàn quốc với nội dung tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương thực hiện chương trình tích hợp nội dung “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào giảng dạy các môn học trong nhà trường phổ thông. Tại các nhà trường phổ thông, giờ Sinh hoạt lớp hàng tuần có đặc điểm nổi bật là giúp cho học sinh tăng cường tinh thần đoàn kết, giao lưu học hỏi lẫn 1 /26 Khi nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành điều tra lớp 7A1 mà tôi làm chủ nhiệm về thái độ, suy nghĩ của các em trong giờ Sinh hoạt lớp. ( Kết quả thu được đính kèm tại bảng số liệu phần phụ lục) Qua bảng số liệu, ta có thể thấy được kết quả hoàn toàn đối lập nhau. Chính vì thế việc dạy lồng ghép bộ tài liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” đã khiến cho giờ Sinh hoạt lớp thêm sinh động đồng thời giáo dục cho học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Vấn đề đặt ra là tích hợp nội dung gì, tích hợp như thế nào để có hiệu quả mà vẫn đảm bảo nguyên tắc: không gượng ép, không làm nặng nội dung và không làm biến dạng giờ Sinh hoạt lớp. Đây cũng chính là lí do tôi chọn nghiên cứu đề tài: Biện pháp tích hợp hiệu quả bộ tài liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” trong giờ Sinh hoạt lớp tại trường THCS Khương Đình. II. Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT: Trong năm học trước, trong việc tích hợp nội dung “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào các môn học trong đó có giờ Sinh hoạt lớp, tôi thấy học sinh tham gia các nội dung này hào hứng, đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số yếu tố mà nếu được khắc phục, công tác này sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. Đó là việc nhiều giáo viên còn khó khăn khi phải tự tìm kiếm các tài liệu, hình ảnh, tư liệu về Bác Hồ để phục vụ cho bài giảng của mình. Vì thế, tôi cho rằng bộ tài liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” gồm sách dành cho học sinh và sách dùng cho học sinh và sách giáo viên, khi được đưa vào nhà trường chính là một trong những tài liệu thiết thực, giúp giáo viên có nhiều câu chuyện kể sâu sắc, sinh động, đa dạng về Bác Hồ để truyền đạt cho hiệu quả tới học sinh. Chính vì vậy, việc tìm ra các biện páp tích hợp hiệu quả bộ tài liệu này sẽ góp phần thực hiện thành công cuộc vận động “ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tich Hồ Chí Minh”, đảm bảo nội dung giáo dục tự nhiên, nhẹ nhàng, tránh gây nặng nề; giáo dục cho học sinh những hiểu biết cơ bản về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh; góp phần tạo nên sự gắn bó giữa nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống và phù hợp với mục tiêu chung của giáo dục. Như vậy, giáo dục học sinh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tich Hồ Chí Minh” thông qua việc tích hợp bộ tài liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” trong giờ Sinh hoạt lớp sẽ góp phần: - Tạo hứng thú hơn cho học sinh trong các giờ học. 3 /26 PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIỆN PHÁP TÍCH HỢP HIỆU QUẢ BỘ TÀI LIỆU “ BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG DÀNH CHO HỌC SINH” TRONG GIỜ SINH HOẠT LỚP I. CƠ SỞ KHOA HỌC: 1. Cơ sở lí luận: Trong năm học 2019 – 2020, việc triển khai công tác giáo dục về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tiếp tục được các nhà trường đẩy mạnh, trở thành một hoạt động được duy trì thường xuyên, nền nếp, thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, góp phần tích cực thúc đẩy động cơ phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của các em. Để công tác này đạt hiệu quả cao, nhiều đơn vị trong ngành giáo dục đã có những bước đi sáng tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban tuyên giáo Trung ương, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn bộ tài liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh”. Bộ tài liệu đã được thẩm định và đưa vào các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn đề nghị Sở Giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các nhà trường và các đơn vị trực thuộc sử dụng bộ tài liệu này từ năm học 2016 – 2017. Như vậy, việc đưa ra các biện pháp tích hợp hiệu quả bộ tài liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” trong giảng dạy là việc cần thiết để thực hiện cuộc vận động “ Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” qua đó góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. 2. Tìm hiểu khái niệm: Để đi sâu nghiên cứu các biện pháp tích hợp bộ tài liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” trong giờ Sinh hoạt lớp, tôi đã tìm hiểu một số khái niệm liên quan sau: 2.1. Khái niệm biện pháp: Theo “ Từ điển Tiếng Việt” của Viện khoa học xã hội Việt Nam, biện pháp có nghĩa là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. 2.2. Tích hợp và dạy học tích hợp: Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết một vấn đề, qua đó đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng, thuộc 5 /26 - Đặc điểm thứ nhất: sự thống nhất giữa chủ nghĩa yêu nước nồng nàn với tinh thần quốc tế vô sản chân chính và trong sáng. - Đặc điểm thứ hai: lòng trung thành với chủ nghĩa Mác – Lê nin, phấn đấu suốt đời tận tụy vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc nhân dân. - Đặc điểm thứ ba: lòng nhân ái cao cả và tình nghĩa thủy chung son sắt. - Đặc điểm thứ tư: Sự thống nhất giữa lí tưởng và cuộc sống, giữa lời nói và việc làm. - Đặc điểm thứ năm: đức tính khiêm tốn, giản dị trung thực. - Đặc điểm thứ sáu: Hồ Chí Minh là một con người yêu quê hương, đất nước tha thiết, Người đã cống hiến trọn đời mình cho đất nước. - Đặc điểm thứ bảy: Người là tấm gương tôn trọng kỉ luật và pháp luật, không dành cho mình bất cứ đặc quyền, đặc lợi nào. 2. Biện pháp 2: Nghiên cứu bộ tài liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” ( lớp 6,7) để lấy tư liệu tích hợp hiệu quả trong giờ Sinh hoạt lớp. * Mục đích: Biệp pháp này giúp giáo viên và học sinh nắm được nội dung của bộ tài liệu để tìm được nội dung và cách tích hợp hiệu quả bộ tài liệu vào trong giờ Sinh hoạt lớp. * Nội dung và cách thực hiện: - Đọc tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sử dụng Bộ tài liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” ( lớp 6, 7), đọc kĩ bộ tài liệu để tìm được nội dung và cách tích hợp hiệu quả bộ tài liệu vào trong giờ Sinh hoạt lớp. Trong quá trình tìm hiểu, tôi nhận thấy đây là bộ sách hay và ý nghĩa. Bộ tài liệu dành cho học sinh trung học cơ sở gồm 4 quyển dành cho lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9. Bộ sách dựa trên ý tưởng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua những câu chuyện đặc sắc từ cuộc đời hoạt động Cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hệ thống chủ đề, chủ điểm của bộ sách “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” được xây dựng phù hợp với giờ sinh hoạt lớp hiện hành, có tác dụng bổ trợ cho các nội dung dạy học về đạo đức, lối sống mà học sinh đang được học. Mục tiêu giáo dục của bộ sách là: - Giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới học sinh một cách hiệu quả nhất, đi vào lòng người nhất, tránh giáo điều, hô khẩu hiệu. - Học sinh không chỉ học được những bài học về đạo đức, lối sống của Bác mà còn phải biết thực hành, vận dụng bài học đó vào cuộc sống. 7 /26 hành và ứng dụng các giá trị đó. Không chỉ là những bài học về đạo đức, lối sống chung chung, bộ sách đã gắn nhứng bài học với những câu chuyện sinh động về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ, với cuộc sống, với công việc, sinh hoạt, vui chơi gần gũi, quen thuộc của mỗi học sinh ở trường, ở nhà hằng ngày. Vì cách tổ chức các nội dung đó, các bài học sẽ trở nên cuốn hút học sinh, khiến các em tự nhiên mà thấm nhuần, tiến bộ. Xác định hướng tích hợp bộ tài liệu vào trong các giờ Sinh hoạt lớp với các bài học về đạo đức, lối sống của Bác Hồ, giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ dễ dàng tạo ra hứng thú và phát huy được năng lực cuả các em học sinh hiệu quả hơn. 3. Biện pháp 3: Xác định rõ các bước tiến hành khi tích hợp bộ tài liệu vào giờ Sinh hoạt lớp. * Mục đích: Xây dựng được các bước tiến hành cụ thể khi tích hợp bộ tài liệu vào giờ Sinh hoạt lớp để việc tích hợp đó thực sự đem lại hiệu quả. * Nội dung và cách thực hiện: - Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học, tiết học, mục tiêu tích hợp. Việc xác định mục tiêu bài học là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi giáo viên. Tuy nhiên, trong bài dạy có nội dung tích hợp thì giáo viên cần phải hết sức chú ý đến việc xác định mục tiêu tích hợp. Vì nếu xác định không đúng mục tiêu tích hợp sẽ dẫn đến việc quá coi trọng việc tích hợp hoặc quá xem nhẹ việc tích hợp dẫn đến giáo viên sẽ không xác định đúng nội dung của các bước tiếp theo, không đạt được mục đích cuối cùng của tiết học. - Bước 2: Xác định nội dung và lượng kiến thức cần tích hợp. Trên cơ sở mục tiêu và khối lượng công việc mà giáo viên chủ nhiệm xây dựng nội dung cho tiết Sinh hoạt lớp có tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống của Bác Hồ một cách hợp lí, khoa học, vừa đảm bảo nội dung công việc, vừa đảm bảo nội dung tích hợp. Việc xác định nội dung và khối lượng kiến thức cần tích hợp, giáo viên phải căn cứ vào những nguyên tắc sau: + Nội dung tích hợp phải phù hợp với tình hình đặc điểm chung của lớp chủ nhiệm. + Nội đuung tích hợp phải đảm bảo tính logic và tính hệ thống. + Lượng kiến thức tích hợp phải đảm bảo vừa sức với học sinh. Muốn vậy, giáo viên phải hiểu được khả năng tiếp thu, lĩnh hội của học sinh. - Bước 3: Xác định trọng tâm kiến thức tích hợp Việc xác định trọng tâm kiến thức tích hợp là rất quan trọng, nó quyết định hiệu quả và chất lượng giờ học, bài học. Nếu không xác định hoặc xác định không đúng trọng tâm tích hợp sẽ không phân chia thời gian hợp lí cho từng nội dung của hoạt động của giờ Sinh hoạt lớp dẫn đến hiệu quả giờ học không cao. 9 /26
File đính kèm:
- sang_kien_bien_phap_tich_hop_hieu_qua_bo_tai_lieu_bac_ho_va.docx