Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm thường gặp và Covid-19 ở trường THCS A

pdf 13 trang sklop7 19/08/2024 950
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm thường gặp và Covid-19 ở trường THCS A", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm thường gặp và Covid-19 ở trường THCS A

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm thường gặp và Covid-19 ở trường THCS A
 Đề tài: “Biện pháp để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm
 thường gặp và Covid-19 ở trường
 THCS A"
 A. MỞ ĐẦU
 I. Bối cảnh
 Từ năm học 2019 - 2020 đến nay có rất nhiều dịch bệnh xảy ra như: Bệnh thuỷ đậu, sởi, sốt
xuất huyết, Tay - Chân - Miệng Đặc biệt là bệnh Covid- 19 đã và đang bùng phát, lây lan rộng
trên cả nước và trên thế giới, Covid -19 đã để lại những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, cuộc
sống, cướp đi tính mạng hàng triệu người trên thế giới cũng như ở Việt Nam; cho tới nay nhà
nước đã thực hiện rất tốt công tác tiêm chủng để phòng dịch cho trên 80% người dân của nước
Việt Nam, nhờ thế nếu mắc phải Covid -19 không nguy hiểm như trước đây, giảm số ca nặng, ca
 
 tử vong và nhập viện, kể cả với biến chủng Omicron. Tuy nhiên, nếu nhiễm bệnh sẽ gây ảnh hưởng
về sức khoẻ, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống, chất lượng công việc, học tập tâm của quá trình giáo dục theo tinh thần đổi mới giáo dục và đào tạo của Nghị quyết số 29-NQ/
TW.
 B. NỘI DUNG
 I. Cơ sở lý luận
 1. Một số khái niệm:
 Bệnh truyền nhiễm là loại bệnh nhiễm trùng (h�ps://vi.wikipedia.org/wiki/
Nhi%E1%BB%85m_tr%C3%B9ng) có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian (như thức ăn (h�ps://vi.wikipedia.org/wiki/
Th%E1%BB%B1c_ph%E1%BA%A9m), đường hô hấp (h�ps://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B4_h%E1%BA%A5p), dùng
chung đồ dùng, máu (h�ps://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1u), da (h�ps://vi.wikipedia.org/wiki/Da), niêm mạc
(h�ps://vi.wikipedia.org/wiki/Ni%C3%AAm_m%E1%BA%A1c)...) và có khả năng phát triển thành bệnh dịch
(h�ps://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%8Bch_b%E1%BB%87nh).
 Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp: Sốt xuất huyết, cảm cúm, đau mắt đỏ, tả, lỵ, tay
chân miệng, sởi, quai bị, viêm màng não mủ
 Covid- 19 (bệnh vi-rút corona 2019): là một bệnh do vi-rút có tên SARS-CoV-2 gây ra và
được phát hiện vào tháng 12 năm 2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc.
 2. sự cần thiết phải thực hiện các biện pháp giáo dục nâng cao ý thức trong phòng, chống
dịch bệnh truyền nhiễm thường gặp và Covid-19.
 Nhiệm vụ giáo dục kỹ năng rèn luyện, bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa và đẩy lùi dịch
 bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người.
Thực hiện các biện pháp giáo dục nâng cao ý thức trong phòng, chống dịch bệnh cho học sinh
trong nhà trường nói chung, trường THCS A nói riêng sẽ mang lại những lợi ích nhất định, cụ
thể:
 - Đối với giáo viên: trang bị những kiến thức cơ bản để tự chăm sóc, bảo vệ bản thân và gia
đình khỏi các dịch bệnh truyền nhiễm đồng thời giáo dục học sinh phát triển toàn diện, trong đó
nhấn mạnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nói chung và Covid-19 nói riêng;
 - Đối với học sinh: giúp có các kỹ năng nhận biết, phòng, chống các dịch bệnh góp phần tự
bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.
 - Đối với gia đình, nhà trường và cộng đồng: có những công dân mạnh khỏe để sẵn sàng
tham gia học tập, lao động sản xuất và tham gia các hoạt động khác.
 Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả các biện pháp nhằm nâng cao ý thức trong phòng, chống
dịch bệnh cho học sinh trong nhà trường giáo viên cần:
 - Nâng cao nhận thức về các dịch, bệnh và biện pháp phòng, chống.
 - Phải thực hiện đúng các nguyên tắc trong phòng, chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế
và các quy định của pháp luật. Tuyên truyền đúng theo các hướng dẫn của cơ quan Y tế trong phòng,
chống dịch bệnh. 
 - Kiên trì thực hiện các nguyên tắc trong giáo dục HS để hình thành cho các em những thói
quen (kỹ năng) phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe. hoạch đó phải được sự đóng góp ý kiến, sự ủng hộ và nhất trí cao của các bộ phận liên, phải có
tính khả thi và có hiệu quả cao. Kế hoạch phải thực hiện một cách đồng bộ giữa các lớp trong
toàn trường và hiệu quả có thể nhân rộng ở các trường khác trên địa bàn.
 1.2. Nội dung biện pháp
 Kế hoạch xây dựng phải đảm bảo tính khoa học (đúng khuyến cáo của cơ quan Y tế); thể
hiện đầy đủ các bước, có tính thực tiễn, tính khả thi và hiệu quả. Kế hoạch phải xác định được
tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức phòng, chống dịch bệnh, các biện pháp tiến hành, hình
thức thực hiện, lực lượng tham gia.
 Lập kế hoạch là việc đưa ra một chuỗi các hoạt động, các bước để đạt được mục tiêu đề ra.
Khi thực hiện một kế hoạch, chúng ta có thể biết được mình đã làm gì, mình đang ở đâu sẽ giúp ta
đưa ra quyết định về việc cần làm như thế nào.
 1.3. Cách tiến hành biện pháp
 Dựa vào nhiệm vụ năm học CBQL xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu, kế hoạch
giáo dục bộ môn, kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp để tích hợp các nội dung cần giáo dục
phòng, chống dịch bệnh cho hiệu quả (có những dịch bệnh theo mùa, dịch bệnh bùng phát và
nguy cơ lây truyền cao: Đau mắt đỏ, Thủy đậu, Sốt phát ban; Ebola, Dịch tả, Đậu mùa, Covid-19
...); xây dựng kế hoạch thực hiện đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục phòng, chống
dịch bệnh với mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh.
 2. Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhân viên và
học sinh về biện pháp giáo dục phòng, chống dịch bệnh tại trường THCS A.
 Cán bộ, giáo viên và các tổ chức trong nhà trường cần nâng cao nhận thức vể vị trí, vai trò
trong việc thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho học sinh trong phòng, chống
dịch bệnh.
 Cần biết tuyên truyền trong từng nhiệm vụ cụ thể của các loại dịch bệnh để tuyền truyền
nâng cao nhân thức, kỹ năng cho phù hợp.
 2.1. Mục tiêu biện pháp
 Thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giáo dục ý thức phòng, chống dịch bệnh
cho HS trong giai đoạn hiện nay. Thống nhất cao về mục tiêu, nội dung, phương pháp thực hiện.
Từ đó có trách nhiệm, vận dụng linh hoạt việc tuyên truyền nâng cao ý thức phòng, chống dịch
bệnh mọi lúc, mọi nơi. HS hiểu và nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác này, từ đó có ý thức
tự giác, chủ động thực hiện phòng, chống dịch bênh phù hợp với khả năng của bản thân.
 2.2. Nội dung biện pháp
 Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tác hại của việc để lây truyền các loại dịch
bệnh trong cộng đồng; vị trí, vai trò, ý nghĩa và tác dụng khi sử dụng biện pháp nâng cao ý thức
trong phòng, chống dịch bệnh. Tập trung nâng cao nhận thức về: các loại dịch bệnh và cách
phòng, chống. Ý nghĩa của việc sử dụng biện pháp là dựa trên nguyên tắc bảo vệ sức khỏe;
Những nguyên tắc cơ bản khi sử dụng biện pháp. Những điều cần tránh khi thực hiện biện pháp
này.
 2.3. Cách tiến hành biện pháp + Nắm bắt tình hình dịch bệnh bùng phát theo mùa, các ổ dịch đang diễn ra, các ổ dịch có
nguy cơ bùng phát có kế hoạch tuyên truyền kịp thời;
 + Có biện pháp phòng, chống và dập dịch kịp thời ở trường học và nơi cư trú;
 + Tổ chức cho GV và HS tham gia các hoạt động vệ sinh, trồng cây xanh, khơi thông cống
rãnh để bảo vệ môi trường ở cộng đồng dân cư; tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng,
xây dựng nông thôn mới
 - Tập trung thực hiện những giải pháp, biện pháp giáo dục thường xuyên, đồng bộ.
 - Đổi mới nội dung giáo dục ý thức phòng, chống dịch bệnh cho học sinh cần chú ý đến các
nguyên tắc cơ bản như: phải thực hiện thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức, phương pháp
khác nhau (tư vấn, giải đáp các vướng mắc; nói chuyện chuyên đề, hướng dẫn các kỹ năng, biện
pháp để phòng, chống các dịch bệnh cụ thể).
 4. Phối hợp với gia đình giáo dục ý thức phòng, chống dịch bệnh cho học sinh tại trường
THCS A
 4.1. Mục tiêu biện pháp
 Phối hợp với cha mẹ học sinh để thực hiện các giải pháp nhằm đạt mục tiêu giáo dục nói
chung và giáo dục ý thức phòng, chống dịch bệnh nói riêng phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
 4.2. Nội dung biện pháp
 Cán bộ, giáo viên phối hợp áp dụng các biện pháp giáo dục nâng cao ý thức cho HS, gia đình
HS trong phòng, chống dịch bệnh nói chung và Covid-19 nói riêng. Để thực hiện được giải pháp
cần tập trung vào một số nội dung sau:
 - Giáo viên xác định được những nội dung cần tuyên truyền giáo dục phù hợp với yêu cầu
thực tiễn và điều kiện thực tế của nhà trường, gia đình và địa phương;
 - Biết được đặc điểm HS và gia đình, những điều cần giáo dục;
 - Việc thực hiện giáo dục ý thức phòng, chống dịch bệnh cần thực hiện thường xuyên,
liên tục ở gia đình, trường lớp và trong cộng đồng.
 4.3. Cách tiến hành biện pháp
 - Dựa vào kế hoạch chung của nhà trường và kế hoạch, các văn bản hưởng dẫn của Chính
phủ, ngành Y tế ... GVBM, GVCN có các kế hoạch thực hiện trong các hoạt động phù hợp:
 + Nắm bắt tình hình sức khỏe của HS qua phụ huynh, nếu có các bệnh truyền nhiễm thì phải
nghỉ học tránh lây nhiễm;
 + Hướng dẫn HS cùng với gia đình thực hiện phòng dịch ở nơi cư trú;
 + Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở cộng đồng dân cư, đồng hành xây dựng nông
thôn mới, bảo vệ môi trường ...
 + Thực hiện chế độ dinh dưỡng đảm bảo cân đối, đủ chất và tăng cường thể dục thể thao để
nâng cao sức đề kháng và thể trạng cho gia đình và các em. 
 - Tập trung thực hiện những giải pháp, biện pháp giáo dục mang tính dài hạn giúp phát huy
tính tích tích cực, chủ động tự giác của trong học tập và trong cuộc sống trong đó có phòng, biến phức tạp, có mức độ nguy hiểm, có thể lây lan nhanh trong cộng đồng, ảnh hưởng đến sức
khỏe cộng đồng.
 Bước 2: Thực hiện các biện pháp giáo dục theo: Định hướng cho các em về động cơ và thái
độ học tập có kế hoạch rèn luyện bản thân, chăm sóc bảo vệ sức khỏe; Cung cấp cho học sinh có
các kiến thức, kỹ năng, thái độ về học tập và rèn luyện để phát triển toàn diện cá nhân (Đức – Trí
– Thể – Mĩ).
 Bước 3: Tổ chức thực hiện. Tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung cần tuyên truyền mà có các
giải pháp phù hợp.
 - Hình thành tâm lý, thói quen chủ động trong phòng, chống dịch bệnh:
 Qua các hoạt động hướng tới tuyên truyền, giáo dục về về ý thức, thái độ dần hình thành thói
quen trong giữ gìn vệ sinh, phòng, chống dịch bệnh, khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ.
 Từ việc nâng cao nhận thức về các dịch bệnh HS biết chủ động ứng phó trong việc phòng,
chống. Hình thành thói quen sống lành mạnh biết bảo vệ sức khỏe. Sau đó chuyển hóa từ cá nhân
lan tỏa sang những người xung quanh, lan tỏa trong tập thể lớp, gia đình và rộng hơn là trong
cộng đồng xã hội.
 - Thành lập tổ tư vấn về tâm lý và tư vấn về phòng, chống dịch bệnh cho cho học sinh
 + Ở trường học có phòng tư vấn tâm lý trong đó có tư vấn về phòng, chống dịch bệnh và cử
những giáo viên có uy tín, có chuyên môn, nghiệp vụ phụ trách. Giúp HS có định hướng đúng
trong phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe;
 + Nhiệm vụ hỗ trợ HS và gia đình HS về cách nhận biết và biện pháp phòng, chốngdịch bệnh
theo khuyến cáo của ngành Y tế, Chỉ thị của Chính phủ và quy định của pháp luật;
 + Nâng cao nhận thức và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên làm
công tác tư vấn tâm lý, trong đó có phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe.
 - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh thông qua
các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp và giáo dục thông qua môn học.
 Dựa vào nội dung, thời điểm để lồng ghép nội dung tuyền truyền phòng, chống dịch bệnh
một cách khéo léo và hiệu quả, phù hợp yêu cầu thực tiễn (ngoại khóa theo chủ đề, chủ điểm...).
Phối hợp với cơ quan Y tế địa phương tổ chức các hoạt động ngoại khóa về tuyền truyền phòng,
chống dịch bệnh tại trường học; Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền ngoài giờ lên lớp. Song
song với hoạtộng giáo ục thôg qua hoạtộng ngoại khóa nhà rường cần chú trọng các oạtđộng giáo
dục thông qua môn học GDCD, Sinh học, Địa lý.Dựa vào kiến thức, kỹ năng các môn học mà
giáo viên lựa chọn hình tức để tích hợp các kiết thức, kỹ năng phòng, chống dịch bệnh và
Covid-19 phù hợp. Tuy nhiên, khi thực hiện các lồng ghép giáo dục ý thức phòng, chống dịch
bệnh vào môn học giáo viên cần chủ động tổ chức các hoạt động nhằm tạo hứng thú cho HS, tạo
tâm thế để HS nâng cao ý thức, sẵn sàng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phù
hợp với lứa tuổi.
 6. Phối hợp chính quyền địa phương để tổ chức các hoạt động trong phòng, chống dịch bệnh
tại trường THCS A
 6.1. Mục tiêu biện pháp

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_de_thuc_hien_hieu_qua_cong_t.pdf