Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 phần Ca dao - Dân ca Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 phần Ca dao - Dân ca Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 phần Ca dao - Dân ca Việt Nam
MỤC LỤC Phần Nội dung Trang Mục lục 1 Phần I : Mở đầu 2 I Đặt vấn đề 2 II Phạm vi nghiên cứu 2 III Đối tượng nghiên cứu 2 IV Giá trị sử dụng của đề tài 2 Phần II: Nội dung 3 I Khái niệm ca dao- dân ca 3 II Nguồn gốc và sự phát triển ca dao- dân ca 3 III Đặc điểm của ca dao- dân ca 3 IV Giá trị nội dung và nghệ thuật của ca dao- dân ca 4 V Một số chủ đề trong ca dao- dân ca 6 VI Các dạng bài tập về tìm hiểu ca dao- dân ca 15 Phần III: Kết luận 24 Tài liệu tham khảo 25 1 PHẦN II: NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM CA DAO- DÂN CA: Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Hiện nay người ta có phân biệt hai khái niệm dân ca và ca dao. Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức là những câu hát dân gian trong diễn xướng. Ca dao là lời thơ của dân ca. Ca dao còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca. Khái niệm ca dao còn được dùng để chỉ một thể thơ của dân gian- thể ca dao. Theo Chu Xuân Diên trong giáo trình “Văn học dân gian” viết: “Giữa ca dao và dân ca không có sự phân biệt rõ rệt. Sự phân biệt này chỉ là ở chỗ khi nói đến ca dao người ta thường nghĩ đến những lời thơ dân gian, còn khi nói đến dân ca người ta nghĩ đến cả những làn điệu, những thể thức hát nhất định nữa...” II. NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CA DAO- DÂN CA: Thực thể mà ta gọi là ca dao không chỉ tồn tại trong đời sống tinh thần người Trung Quốc, người Việt Nam mà có ở tất cả các dân tộc trên thế giới. Nó không phải chỉ mới tồn tại mà theo các nhà nghiên cứu thơ ca dân gian thế giới thì nó bắt đầu từ thời nguyên thủy. Trong thuyết “Sự hỗn hợp giữa sáng tác tập thể và cá nhân”- R. A. Vvitham có viết: “Dân ca bắt đầu sinh ra từ người dân bình thường, đó là đặc trưng của đời sống tinh thần nguyên thủy. Khi đó ở trong nhà hoặc các cuộc tụ hội, họ hát lên những bài ca kể chuyện. Thi nhân thời đó không biết viết, dân chúng thời đó không biết đọc. Một người nào đó đọc lên hoặc hát lên, ngâm lên cho họ nghe. Xã hội thời đó là xã hội đồng chất, tình cảm và hứng thú của mọi người giống nhau. Xã hội cử lễ ăn mừng, uống rượu, nhảy múa là lúc mọi người vui chơi ca hát.” Bước phát triển thứ hai lại khéo ở người sửa chữa thêm. Các loại ca hát và vui chơi ấy đều được coi là của chung dân chúng, một loại tác giả không có dụng tâm làm tác giả. Về sau, dân chúng dần dần coi trọng người hát một mình (hát lẻ), do đó mà có những ca công có tài đáng khen đã lấy việc ca hát làm nghề nghiệp. Những người này không chỉ lấy tài liệu truyền thống mà có thể từ mình cảm hứng làm thành bài hát. Bước phát triển này làm cho chúng ta có nhiều bài hát tự sự và trữ tình hoàn thành. III. ĐẶC ĐIỂM CỦA CA DAO- DÂN CA: Là một thể loại văn học dân gian, ca dao cũng mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của văn học thời kì này 1. Tính tập thể: Ca dao là sáng tác của quần chúng nhân dân lao động, là tiếng nói, câu hát chung của mọi người. Mỗi bài ca dao dân ca được kết tinh từ tiếng nói tâm hồn của biết bao con người. Bởi vậy, dưới mỗi bài ca dao ta không hề thấy tên một tác 3 + Cũng có khi ca dao mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội, khuyên con người hướng tới những điều tốt đẹp: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” 2. Giá trị nghệ thuật: + Hầu hết các bài ca dao đều được viết theo thể lục bát, thể thơ truyền thống của dân tộc, cách gieo vần, ngắt nhịp dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người. + Về giọng điệu, ca dao chính là những lời hát nên rất giàu chất nhạc. Mỗi bài ca dao cất lên với một giong điệu khác nhau: Có khi tha thiết, bồi hồi: “Con cò bay lả bay la, Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng” Có khi cháy bỏng, mãnh liệt: Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa, như ngồi đống than” Có khi lại nhẹ nhàng, sâu lắng: “Rủ nhau xuống bể mò cua Đem về nấu quả mơ chua trên rừng Em ơi chua ngọt đã từng Non xanh nước bạc xin đừng quên nhau.” + Ngôn ngữ trong ca dao rất giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, các từ láy tương thanh, tượng hình khiến các sự vật, sự việc, hiện tượng hiện lên sinh động, gợi cảm vô cùng: “Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm” “Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao, biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.” + Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữcũng được các tác giả dân gian vận dụng rất thành công để làm nổi bật tư tưởng tình cảm muốn diễn đạt: - So sánh: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” “Cổ tay em trắng như ngà 5 V. MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TRONG CA DAO- DÂN CA: 1. Chủ đề ca dao về tình cảm gia đình: 1.1. Lòng tôn kính ông bà, tổ tiên: Trong mỗi gia đình Việt Nam từ xưa đến nay, con cháu các thế hệ luôn nhớ về cội nguồn của mình, luôn tôn kính ông bà, tổ tiên. Rất nhiều bài ca dao đã nói lên điều đó: “Con người có cố, có ông Như cây có cội như sông có nguồn.” “Ngó lên nuộc lạt mái nhà Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.” 1.2. Tình cảm yêu thương giữa cha mẹ và con cái Công cha, nghĩa mẹ sinh thành nuôi dưỡng làm sao kể cho xiết, đó cũng là chủ đề trong rất nhiều bài ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ, kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.” Ơn cha nặng lắm ai ơi, Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.” “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều” “Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha, kính mẹ ấy là chân tu.” 1.3. Tình cảm anh em: Tình cảm anh em ruột thịt một nhà “máu chảy ruột mềm”, keo sơn gắn bó cũng luôn được nhân dân ta coi trọng. Anh em sống hòa thuận cũng là một cách báo hiếu với cha mẹ để cha mẹ có thể vui vẻ lúc về già. Mỗi câu ca dao là mỗi lời nhắc nhở, động viên anh em phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau: “Anh em như chân, như tay Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” “Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân. Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.” “Khôn ngoan đá đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.” 7 “Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.” “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, Xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn Hỏi ai gây dựng nên non nước này?” + Miền Trung ai đã từng qua quên làm sao được xứ Huế mộng mơ: nào chùa Thiên Mụ, nào lăng Tự Đức và cả những làn điệu ca Huế trên sông Hương say đắm lòng người: “Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Ai vô xứ Huế thì vô...” + Miền Nam với những địa danh mà chỉ nghe tên gọi trong lòng đã muốn ghé thăm: “Nhà Bè nước chảy chia hai Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về” + Miền ngược với mảnh đất Lạng Sơn núi non hùng vĩ gắn liền bao sự tích huyền bí đã từng hút hồn bao du khách về thăm: “Đồng Đăng có phố Kì Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh. Ai lên xứ Lạng cùng anh, Bõ công bác mẹ sinh thành ra em. Tay cầm bầu rượu nắm nem Mải vui quên hết lời em dặn dò.” + Miền xuôi cũng đâu thiếu những cảnh đẹp níu bước chân người khách phương xa. Đầm sen thơm ngào ngạt, những bông sen trắng trong tinh khiết tượng trưng cho tâm hồn cao đẹp của con người Việt Nam chẳng phải đáng tự hào lắm sao? “Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng. Nhị vàng, bông trắng, lá xanh, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.” 2.3. Yêu nước là tự hào về truyền thống lịch sử lâu đời của dân tộc 9 Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang, Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.” Tình yêu lao động đã tạo nên sức mạnh để người nông dân vững tin hơn vào ngày mai tươi sáng, mùa vàng bội thu: “Văn chương phú lục chẳng hay, Trở về làng cũ học cày cho xong Sớm ngày vác cuốc thăm đồng Hết nước thì lấy gàu sòng tát lên Hết mạ ta lại quẩy thêm, Hết lúa ta lại mang tiền đi đong Nữa mai lúa chín đầy đồng Gặt về đạp, sẩy bõ công cấy cày.” Nhiều khi từ cuộc sống lao động vất vả, các thi sĩ dân gian lại có dịp trổ tài bằng những câu ca đầy lãng mạn: “Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?” 3.2. Tinh thần lạc quan trong cuộc sống: Cuộc sống vô vàn những khó khăn gian khổ nhưng nhân dân ta vẫn gắng sức vượt lên. Ngọn lửa niềm tin chưa bao giờ tắt trong trái tim những con người lầm lụi khổ đau. Ngược lại, họ luôn động viên nhau cùng vượt khó: “Rủ nhau đi cấy đi cày Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu Trên đồng cạn, dưới đồng sâu Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.” Những câu hát hài hước nhiều khi cũng làm cho cuộc sống đáng yêu hơn, thi vị hơn và con người xích lại gần nhau hơn: “Lấy anh thì sướng hơn vua. Anh đi đánh giậm được cua kềnh càng Mang về nấu nấu rang rang Chồng chan, vợ húp lại càng hơn vua.” Ngay cả khi tưởng như sự khó khăn, bất hạnh đẩy người ta vào đường cùng thì ta vẫn thấy tia hi vọng lóe lên trong bóng tối mịt mùng. Nhân dân ta vẫn vững bước đi lên một cách đầy khâm phục: “Tháng giêng Tháng hai Tháng ba 11 Trồng khoai khoai tốt, trồng cà cà sai Cô kia đi đằng ấy với ai Trồng cà cà héo trồng khoai khoai hà ” Có khi là lời ướm hỏi kín đáo: “Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng có lối ai vào hay chưa ? ” Có khi là bày tỏ một mơ ước: “ Ước gì anh lấy được nàng Để anh mua gạch Bát Tràng về xây Xây dọc rồi lại xây ngang Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.” Có khi mượn cớ mất cái áo để dạm hỏi: “Hôm qua tát nước sân đình Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen Em được thì cho anh xin Hay là em để làm tin trong nhà. Áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu Áo anh sứt chỉ đã lâu Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng Khâu rồi anh sẽ trả công, Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho Giúp em đôi chiếu em nằm Đôi chăn em đắp, đôi chằm em đeo Giúp em quan tám tiền treo Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.” Có khi lại rất chân thành, thẳng thắn: “Lại đây anh nắm cổ tay Anh hỏi câu này có lấy anh không?” “Người về kén cá chọn canh Ai hơn thì lấy, bằng anh thì chờ.” 4.2. Tình yêu và nỗi nhớ: Yêu và nhớ là hai trạng thái tình cảm song hành, nhớ là hệ quả của yêu, là chất men để tình yêu thêm nồng thắm. Có điều nỗi nhớ trong ca dao cũng được thể hiện rất đa dạng. 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lo.doc