Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh 7

doc 19 trang sklop7 29/06/2024 1220
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh 7

Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh 7
 MỤC LỤC
TT Nội dung Trang
 Mở đầu
 1 Lý do chọn đề tài
 1
 2 Mục đích nghiên cứu
 2
 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
 2
 4 Phương pháp nghiên cứu
 2
 5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
 2
 6 Thời gian nghiên cứu
 2
 7 Nhiệm vụ nghiên cứu
 3
 8 Những đóng góp mới của đề tài
 3
 9 Kết cấu
 3
 Nội dung
 I Cơ sở nội dung của vấn đề đổi mới phương pháp
 4
 II Thực trạng vấn đề giảng dạy Tiếng Anh lớp 6 tại trường THCS 7
 Lương Thế Vinh, Đan Phượng.
 1.Vài nét sơ lược về thực trạng giảng dạy Tiếng Anh 6 tại trường
 7
 2.Thuận lợi, Khó khăn và thách thức của yêu cầu đổi mới
 7
III Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh 8
 lớp 6.
 Kết luận và khuyến nghị
 14
 Tài liệu tham khảo 2/14
 2. Mục đích nghiên cứu:
 Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát 
 triển phẩm chất và năng lực của học sinh.
 Giúp học sinh nhận thấy được việc rèn luyện phương pháp học tập ngày càng có 
 ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị cho các em có khả năng tự học và học 
 tập suốt đời. 
 Giúp học sinh tháo gỡ khó khăn, thành công trong việc đổi mới phương pháp 
 học tập và nâng cao hiệu quả học tập Tiếng Anh lớp 7 từ đó nâng cao chất lượng 
 giáo dục môn Tiếng Anh ở trường THCS Lương Thế Vinh.
 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
 Khách thể nghiên cứu:
 Học sinh dạy lớp 7B,C ở trường THCS Lương Thế Vinh.
 Đối tượng nghiên cứu:
 Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh lớp 7 tại trường 
 THCS Lương Thế Vinh
 4. Phương pháp nghiên cứu
- PP nghiên cứu lí luận
- PP nghiên cứu thực tiễn
- PP tham vấn chuyên gia
- PP thống kê
 5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:
 Đề tài chỉ giới hạn về thực trạng và các biện pháp đổi mới phương pháp dạy 
 học môn Tiếng Anh lớp 7 tại trường THCS Lương Thế Vinh, huyện Đan 
 Phượng.
 6. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2022 đến tháng 2/2023
 7. Nhiệm vụ nghiên cứu: 4/14
 B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG 
PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH LỚP 7
1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 
1.1. Căn cứ nghiên cứu
1.1.1. Căn cứ pháp lý
Chương trình giáo dục phổ thông mới môn Tiếng Anh được Bộ giáo dục và đào 
tạo ban hành tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về ban hành Chương trình giáo 
dục phổ thông mới môn Tiếng Anh. 
Chương trình được xây dựng dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật 
thành tựu của khoa học hiện đại. Cơ sở lí luận và thực tiễn của chương trình: 
Các kết quả nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học 
Tiếng Anh hiện đại; các thành tựu nghiên cứu về ngôn ngữ tiếng Anh; phương 
pháp xây dựng chương trình môn Tiếng Anh như một ngoại ngữ của một số 
nước trên thế giới và kinh nghiệm xây dựng chương trình của Việt Nam; thực 
tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, chú ý 
đến sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện 
và khả năng học tập.
Chương trình được xây dựng theo đường hướng giao tiếp. Theo đó, năng lực 
giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học; kiến thức ngôn ngữ là một trong các 
phương tiện để hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp.
Chương trình được sắp xếp theo mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp. Mục tiêu 
ngôn ngữ được xác định làm phương tiện để hình thành và phát triển năng lực 
giao tiếp tương ứng. Hệ thống chủ điểm, chủ đề được lựa chọn gần gũi với 
người học, có thể lặp lại. Chương trình được xây dựng theo quan điểm Thiết kế 
Trung tâm. Trong quan điểm này, phương pháp dạy học là yếu tố được xem xét 
đầu tiên để từ đó xác định nội dung và yêu cầu đầu ra. Chương trình nhấn mạnh 
đến những yếu tố sau đây:
a) Phương pháp và các nguyên tắc dạy học là nhân tố rất quan trọng trong quá 
trình dạy và học.
b) Tiến trình học tập của người học được chú trọng hơn mục tiêu, yêu cầu cần 
đạt đã xác định từ trước. 6/14
Đổi mới phương pháp theo định hướng phát triển năng lực là gì?
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể hiện 
qua bốn đặc trưng cơ bản sau:
Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự 
khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được 
sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt 
động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào 
các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn...
Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài 
liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và 
phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, 
tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen để dần hình 
thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.
Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành 
môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh 
nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập 
chung.
Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến 
trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng 
phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình 
thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để 
có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót (tạo 
điều kiện để học sinh tự bộc lộ, tự thể hiện, tự đánh giá).
3. Ý nghĩa/ tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu
Trước yêu cầu đổi mới của chương trình và sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên 
cần phải có chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng. Đổi mới phương pháp 
dạy học có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục cho người giáo viên về vai 
trò, nhiệm vụ, chức năng của mình, đồng thời giáo dục ý thức tự học, tự bồi 
dưỡng cho người giáo viên nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt. Đổi mới 
phương pháp dạy học giúp người giáo viên làm việc tích cực, chủ động, sáng tạo 
và hướng dẫn học sinh học tập đạt hiệu quả cao nhất. Đó là yếu tố cơ bản tạo 
nên chất lượng dạy học. 8/14
2.2. Khó khăn:
Nhiều năm qua, việc dạy học Tiếng Anh đã theo một khuôn mẫu là dạy học theo 
tư duy Tiếng Việt do tâm lý sợ học sinh không hiểu. Thông thường các thầy cô 
đều dạy từ mới trước, cho học sinh tìm nghĩa Tiếng Việt và sau đó dạy kiến thức 
mới. Phương pháp này làm cho học sinh thụ động và phụ thuộc nhiều vào giáo 
viên dạy, không tự tin khi thực hành nói và viết Tiếng Anh. 
Chương trình Tiếng Anh thí điểm cũng đã thực hiện đổi mới phương pháp, dạy 
học lấy học sinh làm trung tâm nhưng sau thời gian thực hiện, hiệu quả đổi mới 
chưa thực sự rõ nét.
2.3. Nguyên nhân.
- Nhận thức về tác dụng của đổi mới phương pháp còn hạn chế ở đa số giáo 
viên do đó chưa có sự đầu tư thỏa đáng mà còn nặng về tính hình thức.
III. BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG 
ANH LỚP 7 Ở TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH, ĐAN PHƯỢNG
1.Nâng cao nhận thức của bản thân về sự cần thiết phải đổi mới phương 
pháp dạy học phát triển năng lực và phẩm chất của người học.
Trước hết giáo viên cần hiểu rõ việc đổi mới phương pháp dạy học theo định 
hướng phát triển năng lực thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản của phương pháp 
dạy học phát triển năng lực của người học đã nêu ở phần khái niệm trên.
2.Áp dụng một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học: 
- Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống
- Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học
- Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề
- Vận dụng dạy học theo tình huống
- Vận dụng dạy học định hướng hành động
- Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ 
dạy học
- Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo
- Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn 10/14
cầu học sinh vẽ hình minh họa, viết bài miêu tả hoặc kể sau đó trình bày trước 
lớp. 
Trước giờ rèn kỹ năng đọc hiểu, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu 
nội dung bài đọc và hoàn thành các yêu cầu trong sách giáo khoa, tóm tắt nội 
dung bài đọc để trình bày trước lớp. Tìm hiểu và giải thích một số cụm từ hoặc 
cấu trúc có trong bài đọc hiểu.( có thể dùng từ điển và tài liệu tham khảo )
Với giờ học ngữ pháp, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách sử dụng cấu 
trúc và từ vựng thông qua các ví dụ trong sách giáo khoa, hình ảnh và yêu cầu 
học sinh đặt câu với từ vựng và cấu trúc đó.
Hoạt động này giúp cho học sinh rèn luyện năng lực tự học, tự khám phá và 
năng lực sử dụng ngôn ngữ, đồng thời giúp học sinh phát triển được phẩm chất 
chăm chỉ, và trách nhiệm.
Giáo viên hướng dẫn chi tiết bằng các câu hỏi nêu vấn đề học sinh cần chuẩn bị.
 6. Đổi mới thiết kế tiến trình hoạt động trên lớp:
Ở trên lớp giáo viên cho học sinh trình bày nội dung bài đã chuẩn bị ở nhà trước 
lớp. Các học sinh khác lắng nghe và cho nhận xét, góp ý rồi cho điểm hoặc bình 
chọn, tặng “sao”, tặng “like” cho các sản phẩm của bạn, hoặc nhóm bạn.
Giáo viên có thể tổ chức trưng bày sản phẩm của học sinh để tất cả các học sinh 
có thể đi thăm quan, bình chọn và chọn lựa ra những sản phẩm xuất sắc. Phương 
pháp này giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn 
ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực sáng tạo và phát triển phẩm 
chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
7.Tổ chức hoạt động nhóm hoặc làm dự án:
Trong giờ dạy học, giáo viên chia cặp 2 học sinh hoặc chia nhóm 4 học sinh và 
giao nhiện vụ cho các nhóm chuẩn bị thảo luận trong khoảng thời gian 3-6 phút, 
xây dựng một đoạn hội thoại, hoặc tình huống giao tiếp thực tế, sau đó trình bày 
trước lớp.
Sau mỗi bài học đều có một dự án nhỏ, giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm học 
sinh trong một thời gian khoảng một hoặc hai tuần. Học sinh vẽ hoặc sưu tầm 
hình ảnh để trang trí sản phẩm, rồi viết bài giới thiệu theo chủ đề đã học. Sau đó 
yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp và nộp sản phẩm về trường. 12/14
 *Kết quả cụ thể như sau:
 TT Nội dung thực nghiệm Kết quả trước Kết quả sau 
 khi thực khi thực 
 nghiệm nghiệm
 1 Học sinh học Tiếng Anh với thái độ 50,5% (44/87 91,9 % (80/87 
 hào hứng vui vẻ và tự tin học sinh) học sinh)
 2 Ứng dụng CNTT vào học tập 25,3%(22/87 80,4% (70/87 
 học sinh ) học sinh)
*Kết quả thi khảo sát giữa kỳ và cuối kỳ I của học sinh lớp 7 B,C
 Lớp/Điểm 9-10 8-8,75 6,5- 5-6 4- 3- 2 1 0
 7,75 4.75 3,75
 7B KS giữa kỳ I 15 14 10 5
 KS cuối kỳ I 20 19 5 0
 7C KS giữa kỳ I 2 6 15 15 5
 KS cuối kỳ I 5 10 16 10 2
*Trong cuộc thi giới thiệu sách bằng Tiếng Anh các học sinh lớp 7B,7C đã 
đoạt giải: 
 STT Họ và tên Lớp Giải
 1 Đào Phạm Yến Chi 7B Ba
 2 Hoàng Đan Trang 7B Ba
 3 Nguyễn Hải Đăng 7B KK
 4 Bùi Minh Ánh 7C KK

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cac_bien_phap_doi_moi_phuong_phap_day.doc