Sáng kiến kinh nghiệm Câu Tiếng Việt và phương pháp chữa lỗi câu Tiếng Việt cho học sinh

docx 19 trang sklop7 05/06/2024 1110
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Câu Tiếng Việt và phương pháp chữa lỗi câu Tiếng Việt cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Câu Tiếng Việt và phương pháp chữa lỗi câu Tiếng Việt cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Câu Tiếng Việt và phương pháp chữa lỗi câu Tiếng Việt cho học sinh
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 CÂU TIẾNG VIỆT VÀ 
PHƯƠNG PHÁP CHỮA 
LỖI CÂU TIẾNG VIỆT 
 CHO HỌC SINH 2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên.
 Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát các lỗi về câu. Kết quả 
thu được như sau:
 Khối Số Không Tỷ lệ
 Năm học Lỗi Các loại chủ yếu
 lớp lượng lỗi (%)
 - Thiếu các thành
 phần nòng cốt câu 27,1
 - Viết câu thiếu vế 22,3
 - Không ý thức rõ về
 thành phần phụ trạng
 2005 - 2006 7 206 85 101
 ngữ với chủ ngữ 21,2
 - Sai quan hệ ngữ
 nghĩa giữa các thành
 phần trong câu 15,3
 - Sai quan hệ logic
 chủ đề - liên kết hình
 thức 14,1
 B. Giải quyết vấn đề
I. Các giải pháp thực hiện:
1. Những yêu cầu cơ bản của việc viết câu
 1.1. Nội dung phải hợp lí về mặt logic và ngữ nghĩa
 - Câu phải có nghĩa, vì có nghĩa chúng ta mới hiểu được nội dung, 
mục đích thông báo. Muốn vậy dùng từ trong câu và viết chính tả phải 
đúng. Ví dụ: Lom khom dưới núi, tiều vài chú
 VN CN
 Lác đác ben sông, chợ mấy nhà
 VN CN
 Chỉ những câu vị ngữ là động từ nội động thì mới có thể đảo vị trí
vị ngữ lên đầu được.
 Ví dụ: Bạc phơ, mái tóc người cha
 VN CN
* Ngoài hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ thì câu cần có ngữ điệu 
thông báo. Đặc biệt khi hai thành phần chính của câu vắng mặt thì ngữ 
điệu càng trở nên quan trọng hơn. Vì thế, câu còn có các thành phần phụ.
 b) Câu phải có quan hệ ngữ nghĩa hợp lí
 Khi viết câu, nội dung câu phải hợp lí,có tính chất khách quan phù 
hợp với quy luật nhận thức.
 Ví dụ : - Chim hót
 - Bò đang gặm cỏ.
 Chứ không thể đặt câu là :
 - Bò đang hót
 - Chim gặm cỏ
 Giữa chủ ngữ và vị ngữ phải hợp lí. Chủ ngữ thường nêu sự vật,
hiện tượng, sự việc; vị ngữ nêu hành động, trạng thái, tính chất, đặc điểm
 về sự vật, sự việc, hiện tượng chứ không thể ngược lại.
 Quan hệ giữa trạng ngữ với nòng cốt câu cũng phải đảm bảo sự
logic, hợp lý.
 Ví dụ: Trên cánh đồng, mấy chú bò đang gặm cỏ
 Tr.N CN VN d) Các câu trong văn bản phải đảm bảo sự liên kết.
 Văn bản là một thể thống nhất có tính trọn vẹn về nội dung và hoàn 
chỉnh về hình thức. Văn bản dù viết dưới hình thức nào, đều là một tập 
hợp gồm nhiều câu, nhiều đoạn nối với nhau. Việc sắp xếp, nối kết các 
câu trong đoạn, các đoạn trong văn bản không phải là hiện tượng ngẫu 
nhiên mà nó thể hiện ý đồ của người viết, hướng tới một nội dung chủ đề 
nhất định. Và như vậy, mối quan hệ ý nghĩa giữa câu với câu được gọi là 
liên kết câu.
 Muốn liên kết câu phải đảm bảo nguyên tắc liên kết cả về nội dung
và hình thức.
 - Liên kết nội dung: Các câu trong đoạn văn về mặt nội dung có mối 
quan hệ qua lại lẫn nhau. Liên kết nội dung thể hiện ở hai bình diện: liên 
kết chủ đề và liên kết logic. Hai mặt này gắn bó chặt chẽ với nhau.
 - Liên kết hình thức: Chính là việc sử dụng các phương tiện liên kết 
của ngôn ngữ để nối các câu làm cho chúng gắn bó chặt chẽ với nhau 
nhằm biểu hiện nội dung văn bản. Phương tiện liên kết có thể thuộc bình 
diện ngữ âm như vần, nhịp; có thể thuộc bình diện từ vựng như từ và 
thuộc bình diện ngữ pháp như kết cấu ngữ pháp. Các phương tiện đó rất đa 
dạng nhưng có thể quy về một số phương thức nhất định: Phương thức 
lặp; phương thức thế; phương thức liên tưởng; phương thức nối; phương 
thức trật tự tuyến tính
 Trên đây là toàn bộ những yêu cầu cơ bản của việc viết câu. Dựa 
vào những yêu cầu cơ bản ấy mà chúng ta biết được câu viết đúng hay viết 
sai. Để từ đó nhận ra được lỗi câu mà có phương hướng chữa lỗi.
2. Các giải pháp thực hiện Sau khi phân loại lỗi theo tiêu chuẩn như ở trên, tôi tiến hành miêu 
tả lỗi một cách chi tiết. ở đây, tôi chỉ xin đưa ra một số câu tiêu biểu cho 
mỗi dạng lỗi nằm trong phạm vi của đề tài.
 2.2. Miêu tả lỗi.
 * Lỗi do thiếu các thành phần nòng cốt của câu
 - Câu 1: Hè về, nở đỏ rực cả sân trường
 Câu này thiếu bộ phận chủ ngữ
 - Câu 2: Những kỷ niệm tuổi học trò
 Câu này thiếu bộ phận vị ngữ
 - Câu 3: Bằng nỗ lực của bản thân đã trở thành một học sinh giỏi
 Trong câu này, người viết nhầm tưởng “Bản thân” đã có thể làm 
chủ ngữ cho bộ phận đứng sau đó
 * Lỗi do các em sử dụng câu thiếu vế.
 - “Tuy Hồng rất chăm học, vâng lời bố mẹ”.
 ở câu trên các em đã dùng thiếu một vế theo cặp quan hệ từ: “Tuy
nhưng.
 - “Nếu ngày hôm qua bạn không chăm chỉ, chịu khó” Câu này cũng 
chỉ có vế phụ mà chưa có vế chính.
 * Lỗi do không ý thức rõ về thành phần trạng ngữ và chủ ngữ
 - “Qua nhân vật chị Dậu cho ta thấy rõ những đức tính cao đẹp 
 đó”.
 ở câu này người viết đã hoà nhập chủ ngữ với phần phụ trạng ngữ
của câu.
 * Lỗi do không ý thức rõ về trạng ngữ
 - “Những năm về sau, khi đã là một người thành đạt, dày dặn kinh
nghiệm - Lỗi về liên kết logic: Các câu trong một đoạn hay trong một văn 
bản không được thể hiện bằng các phương tiện liên kết hay bị thể hiện sai 
lạc.
 Qua thực tế tôi thấy các em mắc lỗi về quan hệ hướng nội nhiều hơn
so với lỗi về quan hệ hướng ngoại.
II. Các biện pháp tổ chức thực hiện chữa lỗi câu:
 Để nâng cao chất lượng chữa lỗi câu sai cho học sinh THCS thì bản 
thân giáo viên trực tiếp giảng dạy môn ngữ văn trong nhà trường không 
thể chỉ chữa lỗi trong giờ Tiếng Việt, mà phải kết hợp chữa lỗi câu thông 
qua quá trình giao tiếp, giờ trả bài Tập làm văn, tổ chức cho các em hái 
hoa kiến thức ở một số chủ điểm trong giờ Hoạt động ngoài giờ lên lớp để 
giúp các em sửa lỗi câu.
1. Chữa lỗi câu trong giờ Tiếng Việt.
 VD: Khi dạy bài: “Câu ghép” (Ngữ văn 8 - Tập I) tiết 43.
 Mục đích ở bài này là làm cho học sinh nắm được đặc điểm của câu 
ghép và cách nối các vế câu trong câu ghép. Rèn kỹ năng nhận diện và sử 
dụng câu ghép trong nói và viết.
 Trong quá trình giảng dạy bài này, ngoài việc học lý thuyết giáo 
viên cần phải chú trọng đến việc sử dung câu của các em trong qua trình 
đưa ví dụ minh hoạ, làm bài tập. Có như vậy, thì mới phát hiện ra những 
câu có lỗi khi các em sử dụng. Mặt khác có thể giáo viên đưa ra một số bài 
tập để kết hợp chữa lỗi câu sai cho các em.
 Bài tập 1: Thêm vào chỗ trống ở câu sau đây một kết cấu chủ - vị để
tạo thành câu ghép:
 Trăng đã lên cao.
GV: Gọi học sinh làm bài tập Như vậy, ở tập hợp từ 1: Học sinh phải thêm vị ngữ
 ở tập hợp từ 2: Học sinh phải thêm cả chủ ngữ - vị ngữ.
Hay là ra câu hỏi: Trong số những câu dưới đây, câu nào sai ngữ pháp?
Nếu sai thì sai như thế nào?
 A. Trong lớp các bạn ngồi rất ngay ngắn.
 B. Những câu chuyên dân gian mà chúng tôi thích nghe kể.
 C. Bà tôi hay kể chuyện dân gian.
 D. Với kết quả học tập ấy đã động viên tôi rất nhiều
3. Chữa lỗi câu thông qua giờ trả bài Tập làm văn.
 Thông qua giờ trả bài giáo viên giúp các em phát hiện, nhận diện 
một số lỗi câu sai ở một số bài Tập làm văn của các bạn mà cô cho đọc 
trước lớp. Để từ đó các em cùng cô giáo sửa lỗi câu sai
 Ví dụ: Trong tiết trả bài Tập làm văn số 2 tiết 47 Ngữ văn 7.
Tôi đã phát hiện ra ở hai lớp 7D và 7E các em đều mắc lỗi dùng câu thiếu 
thành phần nòng cốt.
 Ví dụ câu văn sau:
 C1 : “Do kiếm ăn ban ngày không đủ phải đi kiếm ăn ban đêm 
không may lộn cổ xuống ao
 C2: Đọc bài ca dao lên mà em tưởng tượng thấy trước mắt mình
 C3: Bài ca dao thích nhất là bài “Con cò mà đi ăn đêm”. Sau khi 
giáo viên ghi những câu văn mắc lỗi lên bảng giáo viên cho học sinh phát 
hiện ra lỗi câu và cho sửa lại thành câu đúng.
 C1: Thiếu bộ phận chủ ngữ.
 C2: Thiếu bộ phận vị ngữ.
 C3: Thiếu chủ ngữ. ở đây tôi chỉ đi lướt qua một số các bước tiến trình của bài dạy còn 
cơ bản là tập trung chủ yếu vào việc sửa lỗi câu sai cho các em:
 Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
 HĐ 1: GV ghi đề lên bảng : Phát Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài
 biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh
 khuya của Hồ Chí Minh (Ngữ văn 7 (Ngữ văn 7 - tập 1)
 - tập 1) HS: Lắng nghe.
 HĐ 2 : GV công bố kết quả
 Tổng số: 39 bài :
 Điểm 8 : 1 bài. Điểm 4: 8 bài
 Điểm 7: 9 bài. Điểm 3: 4 bài
 Điểm 5,6 : 15 bài. Điểm 2: 2 bài HS lắng nghe.
 HĐ 3: Nhận xét chung.
 - Ưu điểm: Đa số các em nắm bắt
 được thể loại và làm hoàn chỉnh bài
 văn, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng.
 - Nhược điểm: Có 6 bài viết quá
 yếu; một số bài còn sai lỗi chính tả;
 14 bài sai lỗi câu. * Sai lỗi chính tả
 * Lỗi chính tả - Tiếng xuối Tiếng suối
 GV ghi các từ viết sai lỗi chính tả - ánh chăng ánh trăng
 lên bảng.
 * Lỗi câu:
 Gọi học sinh chữa lại. - C1: Qua bài thơ bằng những lời
 * Lỗi câu. GV ghi câu sai lên bảng thơ độc đáo, đã thể hiện được tình
 GV gọi HS nhận xét câu sai như thế yêu thiên nhiên, yêu quê hương, cho HS.
 c. Củng cố.
 Nhìn chung qua tiết trả bài, GV đã giúp các em nắm chắc kiến thức 
cơ bản của kiểu bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học và hiểu được lỗi 
câu. Qua việc sửa lỗi câu của GV để HS có ý thức tốt trong việc viết câu ở 
những bài viết sau.
 C. Kết luận
1. Kết quả nghiên cứu.
 Qua thực tế dạy học ở các lớp, bằng việc sửa lỗi câu cho HS ở 
những tiết học, nhìn chung các em đã nhận ra được những lỗi cơ bản về 
câu và đã có ý thức sửa những lỗi mà mình mắc phải trong quá trình giao 
tiếp.
 Đối chiếu với kết quả điều tra ở phần thực trạng năm học 2005 - 
2006 của khối lớp 7 so với khối lớp 7 năm học 2006 - 2007 có sự thay đổi 
rõ rệt. 2. Kiến nghị, đề xuất.
 Nhân dân ta thường nói: ăn cho nên đọi, nói cho nên lời, rõ ràng 
nói phải thành lời, rõ ý thì người khác mới hiểu. Mà muốn nối thành lời , 
rõ ý thì phải nói cho thành câu. Nhưng hiện nay, việc dạy học Ngữ văn nói 
chung phân môn Tiếng Việt nói riêng trong các trường phổ thông đang đối 
diện với thực trạng rất báo động là có nhiều học sinh khi nói cũng như khi 
viết thường mắc các lỗi về câu dẫn đến việc viết, nói câu sai cho nên 
không đạt được mục đích giao tiếp. Trong khi toàn ngành đang thực hiện 
chương trình thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học cho 
phù hợp với giai đoạn phát triển mới và đặc biệt hưởng ứng cuộc vận động 
2 không của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thiết nghĩ để thế hệ học 
sinh ngày nay có niềm hứng thú khi học môn Ngữ văn thì ngay từ khi cắp 
sách đến trường người giáo viên phải giúp các em yêu quí tiếng mẹ đẻ, tự 
hào với tiếng nói của dân tộc.
 Mặt khác, trong nhà trường, ngoài việc học sinh được học Ngữ văn 
thì các em còn được học các môn khác trong đó có môn ngoại ngữ. Việc 
học tốt phân môn Tiếng Việt sẽ giúp cho các em thuận lợi hơn khi học 
ngoại ngữ để có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn minh trên Thế giới.
 Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài này tôi còn gặp khó khăn 
do có không ít học sinh “ngồi nhầm lớp” nên kết quả thu được còn hạn 
chế.
 Rất mong đựơc sự góp ý của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp !
 Tác giả
 Nguyễn Thị Mai

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_cau_tieng_viet_va_phuong_phap_chua_loi.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Câu Tiếng Việt và phương pháp chữa lỗi câu Tiếng Việt cho học sinh.pdf