Sáng kiến kinh nghiệm Đặc điểm cơ bản của một số thể thơ trong chương trình Ngữ văn 7

docx 7 trang sklop7 05/06/2024 1140
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đặc điểm cơ bản của một số thể thơ trong chương trình Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đặc điểm cơ bản của một số thể thơ trong chương trình Ngữ văn 7

Sáng kiến kinh nghiệm Đặc điểm cơ bản của một số thể thơ trong chương trình Ngữ văn 7
 PHÒNG GD&ĐT HÒA BÌNH
 TRƯỜNG THCS VĨNH THỊNH
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA MỘT SỐ THỂ THƠ 
 TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7
 Người viết: Nguyễn Thị Phượng Vĩ 
 Chức vụ: Giáo viên
 Vĩnh Thịnh, ngày 13 tháng 01 năm 2014 NỘI DUNG
I. Thực trạng của việc nhận diện thể thơ trong dạy học các tác phẩm thơ ở 
Trường THCS Vĩnh Thịnh.
 Việc nhận diện thể thơ thường được người biên soạn SGK yêu cầu thông qua 
một số câu hỏi ở phần Đọc- Hiểu văn bản. Song một số giáo viên chỉ thực hiện 
chiếu lệ chứ chưa thực sự đi sâu vào phân tích đặc điểm của các thể thơ với nhiều lí 
do. Một phần là do hiểu biết của giáo viên về thể thơ còn hạn chế. Phần lớn thời 
lượng của tiết dạy chi phối, không cho phép giáo viên đi sâu hơn nội dung mà đa số 
giáo viên cho là ít quan trọng. Điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến quá trình hình 
thành năng lực cảm thụ thơ ca của học sinh, làm cho quá trình đó thiếu tính toàn 
diện.
II. Tầm quan trọng của việc tìm hiểu thể thơ.
 Như tôi đã nói trên, một trong những cách chuyển tải tư tưởng, tình cảm của 
nhà thơ là lựa chọn thể thơ phù hợp với nhu cầu sáng tác của mình. Để thể hiện tình 
cảm chứa chan thắm thiết, nhiều nhà thơ đã lựa chọn cho tác phẩm của mình thể thơ 
lục bát- một thể thơ mang âm hưởng của lời ca tiếng hát, uyển chuyển, mềm mại, dễ 
đọc, dễ nhớ. Hoặc để thể hiện tâm trạng đau buồn, mong nhớ thì lựa chọn tối ưu của 
người viết chính là thể thơ song thất lục bát. Như vậy, người đọc nắm được đặc 
điểm của thể thơ thì phần nào cũng đã nhận ra được tư tưởng tình cảm mà tác giả đã 
gửi gắm vào đó.
 Bên cạnh đó, các yếu tố vần, niêm, luật, đối... trong từng thể thơ cũng góp 
phần quan trọng trong việc tạo ra âm hưởng của bài thơ. Nếu nắm chắc các yếu tố 
này thì việc hướng dẫn phân tích và tìm hiểu văn bản thơ sẽ được dễ dàng hơn.
III. Đặc điểm cơ bản của một số thể thơ trong chương trình Ngữ văn 7.
 1. Thể thơ lục bát.
 Lục bát là thể thơ cổ truyền của người Việt từ lâu đã ăn sâu bắt rễ trong nhân 
dân. Nó đã có sẵn trong kho tàng ca dao, tục ngữ truyền từ bao đời nay, đặc biệt ấn 
tượng trong lời ru của bà, của mẹ.
 Gọi là thơ lục bát vì trong bài thơ có hai cặp câu: trên sáu (lục), dưới tám 
(bát) song hành liên tiếp với nhau cho đến khi diễn tả trọn vẹn thì dừng.
 Ví dụ: Thân em như trái bần trôi
 Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu. ( Ca dao)
 Thông thường bài thơ lục bát dừng ở câu bát. Tuy nhiên cũng có trường hợp 
ngoại lệ tùy theo cảm xúc và quyết định của tác giả.
 Một bài thơ, một câu thơ đi vào lòng người ngoài nội dung truyền tải phải là 
một khúc ca. Lục bát có đầy đủ thuộc tính đó vì vần và nhịp điệu của lục bát rất 
uyển chuyển, dễ thuộc:
 a. Vần của thơ lục bát:
 Vần là những từ cùng âm điệu tạo nhịp cầu nối liền về âm luật cho người đọc 
dễ nhớ, dễ thuộc. Thơ lục bát chủ yếu gieo vần bằng. Vần của cả câu lục và câu bát thơ góp phần thể hiện nội dung của bài ca dao được sâu sắc và diễn đạt nhiều cung 
bậc cảm xúc của chủ thể trữ tình.
 Dựa vào kết cấu của bài thơ mà tên gọi song thất lục bát được hình thành. 
Song thất lục bát là thể thơ cứ hai dòng bảy chữ (song thất) thì có một dòng sáu chữ 
và một dòng tám chữ (lục bát), kết cấu thành từng khổ mỗi khổ có bốn câu, cũng 
như thể thơ lục bát và một vài thể thơ khác thì trong thể thơ song thất lục bát không 
hạn chế về dung lượng câu trong một tác phẩm.
 a. Cách hiệp vần.
 Cách hiệp vần trong thơ song thất lục bát tương đối khó hơn các thể thơ khác, 
chữ cuối của dòng bảy thứ nhất hiệp vần với chữ thứ năm của dòng bảy thứ hai (đều 
là thanh trắc). Chữ thứ bảy của dòng bảy thứ hai hiệp vần với chữ thứ sáu của dòng 
lục tiếp theo (đều thuộc thanh bằng). Chữ thứ sáu của dòng lục hiệp vần với chữ thứ 
sáu của dòng bát (đều thuộc thanh bằng).
 Ví dụ: Cùng trông mà lại cùng chẳng thấy
 Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
 Ngàn dâu xanh ngắt một màu
 Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
 Chữ cuối của câu tám vần với chữ thứ năm của câu bảy tiếp theo(đều thuộc 
thanh bằng). Tuy nhiên, chữ cuối của câu tám vần với chữ thứ ba của câu bảy tiếp 
theo, biến đổi âm trong vần chữ này đổi sang vần bằng do đó chữ thứ ba trong câu 
thứ bảy trên có thể trắc hay bằng.
 Câu thơ song thất lục bát cũng có thể giản rộng ra bằng cách thêm vào một số 
chữ. Lúc đó ta có song thất lục bát biến thể, nghĩa là không theo đúng quy luật của 
nó nữa.
 Một bài thơ song thất lục bát nếu được mở đầu bằng một cặp lục bát rồi mới
đến hai câu thất thì ta gọi đó là lục bát gián cách.
 b. Nhịp thơ.
 Hai câu thất thường dùng nhịp 3/4 và hai câu lục bát thường sử dụng nhịp đôi 
2/2. Đôi khi kết cấu nhịp lại thay đổi, sự thay đổi này gắn liền với tâm trạng.
 c. Về đối.
 Một trong những đặc điểm nghệ thuật cần nhắc đến khi nghiên cứu về thể thơ 
song thất lục bát chính là đối (các chi tiết đối phải cân với nhau về nhiều bình diện). 
Một số kiểu đối được sử dụng như:
 - Bình đối: Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại > < Bến Tiêu Tương
thiếp hãy trông sang
 - Tiểu đối: Hình khe > < xa
 - Đối ngữ đoạn: Xông pha, gió bãi > < trăng ngàn
 d. Phối thanh:
 Chữ thứ năm và chữ thứ bảy của dòng thất đầu tiên là bằng và trắc, dòng thất 
ở dưới thì ngược lại. Thanh bằng trắc trong câu sáu- tám giống như trong thơ lục 
bát.
 3. Thất ngôn bát cú.
 Thể thất ngôn bát cú là thơ Đường chuẩn luật, gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Sau
đây là một số điểm khái quát về bố cục và luật lệ căn bản của thể thơ này:
 a. Bố cục:
 - Đề gồm:
 + Câu phá đề (câu 1) nghĩa là mở ra, giới thiệu tựa đề. B
 Một mảnh tình riêng, ta với ta.
 T
 4. Các thể thơ khác.
 a. Cổ phong (hay cổ thể):
 Là một thể thơ cổ có từ nhiều thời đại trước đời nhà Đường. Về sau trở thành 
tên gọi chung cho tất cả thơ ngũ ngôn, thất ngôn mà không theo luật, không theo 
niêm luật, không hạn chế số câu, chữ như thơ Đường luật.
 Thơ Cổ phong có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng 
vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có luật bằng trắc xen nhau cho dễ 
đọc.
 b. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
 Thất ngôn tứ tuyệt thực chất là một bài thất ngôn bát cú đem bỏ đi bốn câu 
đầu hoặc bốn câu cuối. Luật bằng trắc và niêm, vần... vẫn giữ nguyên, có thể bỏ luật 
đối ở hai câu 3, 4 hoặc 5, 6.
 c. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
 Ngũ ngôn tứ tuyệt thực chất là bài thất ngôn tứ tuyệt đem bỏ hai chữ đầu ở
mỗi câu; các chữ còn lại vẫn giữ nguyên luật bằng trắc, niêm và vần.
IV. Kết quả đạt được.
 Trong thời gian dạy Ngữ văn 7, tôi đã vận dụng những kiến thức trên vào 
việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản thơ . Qua đó, nhiều học sinh đã nắm được 
một số kiến thức cơ bản về các thể thơ, bước đầu vận dụng nhận diện thể thơ, xác 
định vần, luật bằng trắc, phép đối trong thơ Đường luật... Các em đã hạn chế tình 
trạng cảm thụ tác phẩm thơ một cách phiến diện mà đã từng bước tiếp thu thơ ca 
thông qua những giá trị nghệ thuật của nó. Tuy các em chưa vận dụng được một 
cách thành thạo nhưng tôi tin rằng đây là một sự trang bị cần thiết cho quá trình 
hình thành năng lực cảm thụ thơ ca của các em.
 KẾT LUẬN
 Kiến thức là vô tận. Con người phải thường xuyên học tập để tự hoàn thiện 
bản thân. Xã hội đã giao cho thầy cô giáo sứ mệnh trồng người thì mỗi giáo viên 
cũng phải thường xuyên trau dồi tri thức, nâng cao trình độ chuyên môn. Có như 
vậy chúng ta mới hoàn thành được trọng trách của mình.
 Kiến thức về các thể thơ rất nhiều và phức tạp. Trên đây tôi chỉ chọn lọc và 
nêu ra các vấn đề mà theo tôi đó là cơ bản nhất. Trong quá trình thực hiện chuyên 
đề này tôi cũng đã tham khảo một số tài liệu có liên quan. Nó có thể đáp ứng được 
nhu cầu dạy và học các tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 7. Và tôi hi vọng 
là nó sẽ giúp ích cho các đồng nghiệp. Nếu có vấn đề nào tôi chưa nêu hoặc nêu 
chưa đúng rất mong quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến để chuyên đề này ngày càng 
hoàn thiện hơn.
 Xin chân thành cảm ơn!
 Vĩnh Thịnh, ngày 13 tháng 01 năm 2014 
 Người viết
 Nguyễn Thị Phượng Vĩ

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_dac_diem_co_ban_cua_mot_so_the_tho_tro.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Đặc điểm cơ bản của một số thể thơ trong chương trình Ngữ văn 7.pdf