Sáng kiến kinh nghiệm Dạy bài Định lý Pytago Hình học 7 theo định hướng phát triển năng lực

docx 16 trang sklop7 30/05/2024 1270
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy bài Định lý Pytago Hình học 7 theo định hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy bài Định lý Pytago Hình học 7 theo định hướng phát triển năng lực

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy bài Định lý Pytago Hình học 7 theo định hướng phát triển năng lực
 MỤC LỤC
Phần I: Đặt vấn đề ............................................................................................ 1
 I. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 1
 II. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 1
Phần II: Giải quyết vấn đề ............................................................................... 2
 I. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 2
 1. Đặc tính cơ bản của dạy học theo định hướng hình thành và phát 
 triển năng lực người học. ................................................................ 2
 2.Ưu điểm của dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học
 ........................................................................................................ 3
 3. Phương pháp dạy học theo định hướng hình thành và phát triển 
 năng lực người học. ........................................................................ 3
 II. Cơ sở thực tiễn .................................................................................... 3
 III. Các giải pháp ....................................................................................... 3
 IV. Dạy bài “Định lý Pytago” hình học 7 theo định hướng phát triển năng 
 lực ........................................................................................................ 4
Phần III: Kết luận, khuyến nghị ................................................................... 10
Phần IV: Phụ lục ............................................................................................ 11
 Minh họa bài giảng thực tế đã xây dựng .......................................... 11
 Một vài gợi ý dạy bài “Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác” 
theo định hướng phát triển năng lực. ................................................................ 14
 Dạy bài “Định lý Pytago” hình học 7 theo định hướng phát triển năng lực 2/10
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
 1. Đặc tính cơ bản của dạy học theo định hướng hình thành và phát triển 
năng lực người học.
 Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học 
không chỉ chú trọng phát triển các năng lực chung, cốt lõi mà còn chú trọng phát 
triển cả năng lực chuyên môn (môn học). Do đó, cần tăng cường gắn hoạt động 
trí tuệ với hoạt động thực hành, ứng dụng trong thực tiễn. Tăng cường việc học 
tập theo nhóm, cộng tác, chia sẻ nhằm phát triển nhóm năng lực xã hội.
 Việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện 
kiến thức đã học làm trung tâm, mà cần chú trọng đánh giá khả năng vận dụng 
một cách sáng tạo tri thức trong những tình huống sáng tạo khác nhau.
 Một số đặc tính cơ bản của dạy học phát triển năng lực:
 - Dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
 - Dạy học đáp ứng các đòi hỏi của thực tiễn, hướng nghiệp và phát triển.
 - Linh hoạt và năng động trong việc tiếp cận và hình thành năng lực.
 - Những năng lực cần hình thành cho người học được xác định một cách rõ 
 ràng. Chúng được xem là tiêu chuẩn để đánh giá kết quả học tập.
 Dạy học theo hướng phát triển năng lực người học tăng cường các hoạt 
động; tăng cường tính thực tế, tính mục đích; gắn hơn nữa với đời sống hiện 
thực, hỗ trợ học tập suốt đời; hỗ trợ việc phát huy thế mạnh cá nhân; quan tâm 
hơn đến những gì học sinh được học và học được.
 2. Ưu điểm của dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học
Những ưu điểm của dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học:
 - Cho phép cá nhân hoá việc học: trên cơ sở mô hình năng lực, người học sẽ 
 bổ sung những thiếu hụt của cá nhân để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể 
 của mình.
 - Chú trọng vào kết quả đầu ra.
 - Tạo ra những cách thức riêng, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm và hoàn 
 cảnh của cá nhân nhằm đạt tới những kết quả đầu ra.
 - Hơn nữa, dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học còn tạo 
 khả năng cho việc xác định một cách rõ ràng những gì cần đạt và những 
 tiêu chuẩn cho việc đo lường kết quả.
 3. Phương pháp dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng 
lực người học.
 Dạy học theo hướng phát triển năng lực người học thì phương pháp dạy 
học không chỉ chú ý tới mặt tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh mà còn 
 Dạy bài “Định lý Pytago” hình học 7 theo định hướng phát triển năng lực 4/10
 số khác có thể cần hoạt động nhanh hơn. Học tập dựa trên phát triển năng lực 
 làm thay đổi vai trò của giáo viên từ “một nhà hiền triết, suối nguồn của tri 
 thức” đến “người hướng dẫn, đồng hành”. Các giáo viên làm việc với học 
 sinh, hướng dẫn chúng học tập, trả lời các câu hỏi, hướng dẫn thảo luận và 
 giúp học sinh tổng hợp và áp dụng kiến thức
 - Xác định năng lực và phát triển các đánh giá phù hợp, tin cậy. Tiền đề cơ 
 bản của dạy học phát triển năng lực là chúng ta xác định những năng lực 
 nào cần hình thành cho học sinh và có minh chứng cho các năng lực đó 
 khi học sinh tốt nghiệp. Điều này có nghĩa là chúng ta phải xác định các 
 năng lực một cách rất rõ ràng. Lấy nhu cầu của xã hội tương lai làm cơ sở. 
 Khi các năng lực được thiết lập, chúng ta cần các chuyên gia đánh giá để 
 đảm bảo rằng chúng ta đo lường được một cách chính xác nhất có thể.
IV. Dạy bài “Định lý Pytago” hình học 7 theo định hướng phát triển năng lực.
 Trong thiết kế bài giảng này, phương pháp dạy học truyền thống vẫn tồn 
tại nhưng được giảm thiểu ở mức tối đa đủ để phát huy ưu điểm của nó. Phần 
lớn thời gian còn lại để tổ chức các hoạt động cho học sinh bằng việc nghiên cứu 
trước các nội dung kiến thức liên quan đến bài học, các hoạt động trải nghiệm để 
phát hiện vấn đề, các hoạt động giải quyết vấn đề thực tiễn.
Vì vậy trong mỗi hoạt động hình thành kiến thức của tiến trình bài giảng đều 
gồm 3 bước :
- Bước 1: Phát hiện, nêu vấn đề học tập
- Bước 2 : Tổ chức thảo luận, nghiên cứu vấn đề
- Bước 3 : Rút ra kết luận để hình thành kiến thức
Sau khi hình thành kiến thức, học sinh có cơ sở vận dụng để giải quyết các bài 
toán thực tiễn liên quan.
1. Mục tiêu của bài học: Sau khi học xong bài học, học sinh có khả năng
 a) Kiến thức: - Phát biểu được định lý Pytago và nhận biết được mối quan 
hệ giữa ba cạnh của một tam giác vuông.
 - Phát biểu được định lý Pytago đảo.
 b) Kĩ năng: - Tính được số đo một cạnh của tam giác vuông khi biết độ dài 
hai cạnh còn lại.
 - Nhận biết được một tam giác có vuông hay không khi biết độ dài ba cạnh 
của tm giác.
 - Giải quyết một số vấn đề thực tế bằng cách áp dụng định lý Pytago.
 c) Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác.
 - Nghiêm túc và hứng thú học tập.
 d) Định hướng phát triển năng lực
 Dạy bài “Định lý Pytago” hình học 7 theo định hướng phát triển năng lực 6/10
 a) Hoạt động 1: Nghiên cứu và phát hiện mối quan hệ giữa 3 cạnh của 
tam giác vuông 
 - HS trả lời câu hỏi: ? Thế nào là tam giác vuông? Các góc nhọn của tam 
giác vuông có mối liên hệ gì?
 - HS hoạt động cá nhân thực hành đo đạc theo yêu cầu Bài 1ª PHT:
 (HS đo được BC = 5cm)
 - Các nhóm thực hiện cắt ghép hình theo yêu cầu giao về nhà, đại diện 1 
nhóm thuyết trình giải thích kết quả:
 + Trước hết nhận thấy phần còn lại trong hình thứ nhất là 1 hình vuông có độ 
dài cạnh là c nên diện tích là c2, phần còn lại trong hình 2 là hai hình vuông có độ 
dài cạnh lần lượt là a và b nên tổng diện tích là a2 + b2.
 + Diện tích của hai hình vuông ban đầu bằng nhau
 + Diện tích 8 tam giác vuông bằng nhau
 Suy ra diện tích phần còn lại trong mỗi hình bằng nhau
 Từ đó ta có hệ thức c2 = a2 + b2
 - Các nhóm khác nhận xét kết quả bạn vừa trình bày, GV đánh giá nhận xét 
bổ sung.
 - Từ kết quả thực hành, GV giới thiệu định lý Pytago, vẽ hình và tóm tắt nội 
dung định lý.
 - HS áp dụng định lý làm Bài 1b PHT (Tính BC để kiểm tra kết quả đo đạc 
ở phần a)
 - HS quan sát hệ thức của định lý Pytago, rút ra nhận xét: Trong tam giác 
vuông, cạnh huyền là cạnh lớn nhất. Kiểm tra lại bằng phần mềm Sketchpad.
 Nhiệm vụ trọng tâm của học sinh trong hoạt động này là cắt ghép hình để 
phát hiện mối quan hệ giữa các cạnh của tam giác vuông, chính là nội dung của 
định lý Pytago. Tuy nhiên nếu tự cá nhân từng học sinh thực hiện thì mất nhiều 
thời gian, vì thế thảo luận theo nhóm để tìm phương án sẽ giúp tăng cường 
năng lực hợp tác của học sinh.Thảo luận nhóm là một trong những phương 
pháp dạy học tạo được sự tham gia tích cực của học sinh. Trong đó học sinh 
được tham gia trao đổi, bàn bạc, chia sẻ ý kiến về một vấn đề mà cả nhóm cần 
giải quyết. Bên cạnh đó còn tạo thói quen bình đẳng, tôn trọng ý kiến, quan 
 Dạy bài “Định lý Pytago” hình học 7 theo định hướng phát triển năng lực 8/10
 c) Hoạt động 3: Vận dụng thực tế 
 Các tình huống được đưa ra trong bài giảng đều xuất phát từ thực tiễn cuộc 
sống mà có thể học sinh đã từng gặp. Tình huống đó chứa đựng vấn đề cần giải 
quyết thông qua sử dụng kiến thức về định lý Pytago. Khi giải quyết được 1 vấn 
đề đặt ra, học sinh vừa vận dụng được kiến thức đã học, vừa rút ra cho mình 
một kinh nghiệm cần có trong cuộc sống. 
 * Vấn đề 1: 
HS vận dụng kiến 
thức vừa học để 
giải quyết tính 
huống ở bài 4 
PHT:
 GV hướng dẫn 
học sinh 3 bước:
 - Bước 1: Phân tích vấn đề: Trong thực tế việc đóng 1 cái thang với độ dài phù 
hợp là rất quan trọng vì nó liên quan đến sự an toàn cho người sử dụng. Vậy theo 
em để đảm bảo an toàn thì chiều dài thang phụ thuộc các yếu tố nào? Trong đề bài 
ta đã biết những gì?
 - Bước 2: Tìm phương án giải quyết: Học sinh cùng nhau thảo luận bàn bạc các 
phương án, liên hệ với kiến thức vừa học, so sánh, đánh giá hiệu quả mỗi phương án.
 * Vấn đề 2: HS trả lời dự đoán tình huống đã giao về nhà, vận dụng kiến 
thức để giải thích:
 Tủ không thể dựng lên được do độ dài 
đường chéo của tủ lớn hơn chiều cao của 
trần nhà. 
 HS nêu các phương án để giải quyết 
tình huống này, từ đó rút ra kinh nghiệm: 
trước khi đóng tủ, cần thiết kế sao cho độ 
dài đường chéo mặt bên tủ nhỏ hơn chiều 
cao trần nhà, hoặc phải lắp ghép tủ dạng đứng.
 - HS quan sát các hình ảnh thực tế liên quan đến định lý Pytago:
 Dạy bài “Định lý Pytago” hình học 7 theo định hướng phát triển năng lực 10/10
 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 Tôi hy vọng Sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy bài “Định lí Pytago” 
hình học 7 sẽ là một tư liệu tham khảo tốt đối với các đồng nghiệp để nâng cao 
chất lượng dạy và học phần Hình học nói riêng cũng như dạy học Toán nói 
chung. Bên cạnh đó tôi xin kiến nghị một số vấn đề như sau:
 - Cần nâng cao tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học theo 
định hướng phát triển năng lực trong nhận thức của giáo viên, trở thành một 
trong các tiêu chí để đánh giá giáo viên trong quá trình dạy học.
 - Cần tăng cường và bổ sung các buổi tập huấn về các phương pháp dạy học 
mới hàng năm.
 - Nhà trường cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện 
dạy học để việc tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao
 Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi được tổng kết lại sau quá trình 
giảng dạy. Thông qua sáng kiến này, tôi hy vọng có thể đóng góp một phần 
công sức trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển 
năng lực. Tuy nhiên do điều kiện về thời gian, không gian còn hạn chế nên tôi 
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp để bài giảng được 
hoàn thiện hơn, nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác giảng dạy.
 Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2020
 Người thực hiện
 Dạy bài “Định lý Pytago” hình học 7 theo định hướng phát triển năng lực

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_bai_dinh_ly_pytago_hinh_hoc_7_theo.docx