Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ văn 7
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ văn 7
Dạy học thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ văn 7 A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài: Dạy học thơ trữ tình hiện đại với những đặc trưng riêng của thơ trữ tình hiện đại sẽ góp phần bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thị hiếu thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ cho học sinh. Trong nhà trường Trung học cơ sở (THCS), giáo viên dạy Ngữ văn có nhiệm vụ hướng dẫn học sinh đi tìm, lĩnh hội được đầy đủ cái hay, cái đẹp của tác phẩm thơ trữ tình hiện đại. Chương trình Ngữ văn THCS có rất nhiều tác phẩm thơ trữ tình hay. Hơn nữa tác phẩm thơ trữ tình rất đa dạng, phong phú, phức tạp và sâu sắc: ngôn ngữ rất hàm súc, nói ít gợi nhiều, ý tại ngôn ngoại. Hiểu được các bài thơ một cách thấu đáo và giảng dạy như thế nào để học sinh cảm thụ được cái hay cái đẹp của văn chương, tạo được sự rung cảm, bồi đắp được tâm hồn, trí tuệ cho học sinh là vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm và là vấn đề mà rất nhiều giáo viên đứng lớp rất trăn trở. Chính vì lẽ đó mà việc giảng dạy thơ trữ tình trong nhà trường THCS là một vấn đề khó đối với giáo viên Ngữ văn hiện nay. Đặc biệt là thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ văn 7. Với học sinh lớp 7 nói chung và học sinh lớp 7 trường THCS Cẩm Lĩnh nói riêng, các em vừa được tiếp xúc với những tác phẩm trữ tình dân gian và trung đại theo mô tuýp chung, quy định thể thơ riêng. Khi chuyển sang các tác phẩm thơ trữ tình hiện đại các em sẽ gặp nhiều thể thơ đa dạng, cách biểu hiện tình cảm, cảm xúc phong phú. Nên để hiểu và cảm thụ được một tác phẩm thơ trữ tình hiện đại là một vấn đề khó. Học sinh luôn lúng túng thụ động làm theo yêu cầu của thầy cô. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả giảng dạy tác phẩm thơ trữ tình Ngữ văn 7 và giúp các em có cái “nhìn” đầy đủ nhất? Từ lý do trên, tôi nhận thấy rằng, người giáo viên phải là chiếc cầu nối giúp các em cảm nhận được cái hay cái đẹp trong thơ trữ tình hiện đại.Vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Dạy học thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ văn 7” nhằm nâng cao hiệu quả dạy- học thơ trữ tình hiện đại trong Ngữ văn 7 THCS. II. Mục đích của đề tài: Từ những lí do trên cùng những băn khoăn trăn trở của bản thân, tôi tự đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để học sinh lớp 7 có thể hiểu và cảm thụ đầy đủ một tác phẩm thơ trữ tình hiện đại trong khi bản thân mình cũng đang trực tiếp giảng dạy Ngữ văn 7? Tôi đã lựa chọn phương pháp giảng dạy thơ trữ tình hiện đại cho phù hợp với từng đối tượng, vừa sức với học sinh, giúp các em vượt qua những khó khăn trên để cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm thơ trữ tình. Ngoài ra tôi cũng mong muốn rằng, qua những phương pháp mà tôi đã thực hiện có thể góp phần cùng đồng nghiệp trường mình, trường bạn vận dụng phương pháp một cách linh động đối với đối tượng học sinh của mình. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục. 1/18 Dạy học thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ văn 7 biểu hiện tư tưởng, tình cảm làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư tâm trạng, nỗi niềm. 2. Đặc điểm chung của thơ trữ tình: a.Tính trữ tình: Trữ tình là yếu tố quyết định tạo nên chất thơ. Tác phẩm thơ luôn thiên về diễn tả những cảm xúc, rung động, suy tư của chính nhà thơ về cuộc đời. Những rung động ấy xét đến cùng là những tiếng dội của những sự kiện, những hiện tượng đời sống vào tâm hồn nhà thơ. Đây là đặc điểm cơ bản nhất của tác phẩm thơ. Nắm vững đặc điểm này ta sẽ có một định hướng rõ ràng trong việc tiếp cận, phân tích đúng tác phẩm thơ. Nghĩa là, khi phân tích tác phẩm thơ, ta không phải đi sâu vào mổ xẻ, cắt nghĩa, lí giải về các chi tiết, sự kiện, sự việc được nhà thơ đề cập, mà điều cốt lõi là thấy và nói được những cảm xúc, tâm trạng, thái độ và suy tư của nhà thơ về các vấn đề trên. b. Chủ thể trữ tình: Trong tác phẩm thơ ta luôn bắt gặp bóng dáng con người đang nhìn, ngắm, đang rung động, suy tư về cuộc sống. Con người ấy được gọi là chủ thể trữ tình. Nói cách khác, chủ thể trữ tình là con người đang cảm xúc, suy tư trong tác phẩm thơ. Nhân vật trữ tình trong tác phẩm thơ chỉ hiện diện, đối thoại với độc giả bằng những sắc thái tình cảm, thái độ tình cảm. Trong tác phẩm thơ, chủ thể trữ tình là yếu tố luôn có mặt để thể hiện nội dung trữ tình của tác phẩm. Cho nên, khi phân tích thơ, ta phải phân tích nội dung trữ tình. Muốn phân tích nội dung trữ tình thì nhất thiết, nắm bắt và phân tích được chủ thể trữ tình. Bởi lẽ, nội dung trữ tình luôn chứa trong chủ thể trữ tình. 3. Nội dung phản ánh trong thơ trữ tình: a. Thơ trữ tình biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con người. Trong tác phẩm trữ tình, tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ ... được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu của tác phẩm. Ở đây, nhà thơ có thể biểu hiện cảm xúc cá nhân mình mà không cần kèm theo bất cứ một sự miêu tả biến cố, sự kiện nào. Người đọc cảm nhận trước hết là thế giới nội tâm, là thái độ xúc cảm và tâm trạng của nhân vật trữ tình đối với con người, cuộc đời và thiên nhiên. Nhà thơ có thể không cần phải miêu tả kỹ về con người và những nguyên nhân cụ thể dẫn tới những tình cảm đó. Ðiều này chứng tỏ sự biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của tác giả là đặc điểm tiêu biểu, đầu tiên của tác phẩm trữ tình. b. Thơ trữ tình phản ánh thế giới khách quan nhằm biểu hiện thế giới chủ quan. Tác phẩm trữ tình biểu hiện cảm xúc chủ quan của nhà thơ nhưng điều đó cũng được xác lập trong mối quan hệ giữa con người và thực tại khách quan bởi vì mọi cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của con người bao giờ cũng đều là cảm xúc về cái gì, tâm trạng trước vấn đề gì... Do đó, hiện tượng cuộc sống vẫn được thể hiện trong tác phẩm trữ tình. Mặc dù thể hiện thế giới chủ quan của con người, tác phẩm trữ tình vẫn coi trọng việc miêu tả các sự vật, hiện tượng trong đời sống khách quan bằng các chi tiết chân thật, sinh động. Như vậy, tác phẩm trữ tình cũng phản ánh 3/18 Dạy học thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ văn 7 Việc tự học, tự soạn văn, chuẩn bị cho bài học trên lớp của học sinh còn đối phó. Học sinh không tự nghiên cứu, thậm chí không đọc tác phẩm, để tìm hiểu, khám phá tác phẩm mà chủ yếu chép lại và dựa vào gợi ý hướng dẫn của các loại sách: Để học tốt, bình giảng văn học... sách chuẩn kiến thức, những bài văn mẫu... Những tài liệu này, vô hình chung, đã làm cho học sinh bỏ rơi sách giáo khoa, học sinh tỏ ra biết đầy đủ nội dung tác phẩm văn chương mà không cần phải nghiên cứu, tự học tự suy nghĩ, liên tưởng cũng có thể đáp ứng được những yêu cầu, phát vấn của thầy cô giáo ở trên lớp. Điều này đã thủ tiêu óc sáng tạo, suy nghĩ của người học, biến học sinh thành những người quen suy nghĩ diễn đạt bằng những ý vay mượn, bằng những lời có sẵn, lẽ ra phải làm chủ tri thức thì lại trở thành nô lệ của sách vở. Số liệu khảo sát trước khi thực hiện đề tài như sau: - Lớp 7A: 85% làm được, 15 % chưa làm được. - Lớp 7B: 75% làm được, 25% chưa làm được. Đây là một kết quả chưa đạt yêu cầu. 3. Thực trạng về giảng dạy của giáo viên: - Giáo viên rất ngại dạy thơ, bởi lẽ dạy thơ rất khó, nếu giáo viên không biết khai thác thơ theo đúng mạch cảm xúc của nhà thơ thì giờ học sẽ trở nên khô khan không tạo được hứng thú học tập của học sinh. - Quá trình giảng dạy của giáo viên phần lớn dựa vào hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa rồi hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu. Khi phân tích giáo viên chỉ chú ý đến phân tích nội dung và tư tưởng được phản ánh trong bài thơ, không thấy hình thức nghệ thuật. Đây thực chất chỉ diễn xuôi nội dung thơ ra mà thôi. Hoặc cũng có chú ý đến các hình thức nghệ thuật, nhưng tách rời các hình thức nghệ thuật ra khỏi nội dung (thường là gần kết bài mới nói qua một số hình thức nghệ thuật được nhà thơ sử dụng trong bài). Hoặc cũng có khi giáo viên chỉ suy diễn một cách máy móc, gượng ép các nội dung và vai trò, ý nghĩa của các hình thức nghệ thuật trong bài thơ. - Năng lực của giáo viên còn hạn chế, nhiều giáo viên đọc diễn cảm còn chưa đạt dẫn đến việc cảm tác phẩm chưa sâu. Năng lực bình thơ cũng kém, vì vậy giáo viên chưa chú ý đến bình thơ mà chỉ giảng thơ, dẫn đến giờ dạy khô khan, điều đó khiến cho năng lực cảm thụ cái hay cái đẹp của tác phẩm với học sinh chưa hoàn toàn đúng mức. - Một số giáo viên vẫn còn thói quen dạy học theo phương pháp cũ, chưa có sự đổi mới. Giáo viên chủ động cung cấp kiến thức cho học sinh, áp đặt những kinh nghiệm, hiểu biết, cách cảm, cách nghĩ của mình tới học sinh. Không chú ý đến sự sáng tạo của học sinh. Vì thế vẫn chưa thu hút được sự chú ý của người học. III. Nội dung giải pháp: Xuất phát từ thực trạng trên, tôi thấy để nâng cao hiệu quả để giảng dạy một tác phẩm thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ văn 7 cần phải đổi mới 5/18 Dạy học thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ văn 7 Ngoài việc giới thiệu thêm về hoàn cảnh ra đời bài thơ, giáo viên cung cấp cho học sinh những tư liệu quý, những hình ảnh về tác giả, bàbằng những phương tiện dạy học, như máy chiếu, tranh ảnh Với bước làm đó, tôi đã giúp học sinh hiểu đúng về tác giả và đánh giá đúng được giá trị của bài thơ. Bằng cách này, tôi đã tạo cho các em một tâm thế tốt nhất để cảm thụ tác phẩm vừa đúng, vừa trúng. 2. Đọc và quan sát bước đầu để hiểu bài thơ. Trước khi tìm hiểu tác phẩm thơ trữ tình, giáo viên cần tổ chức cho các em đọc. Đọc là bước đầu để hiểu bài thơ. Đọc tác phẩm văn học trước hết chúng ta tiếp xúc với những hình thức nghệ thuật cụ thể của ngôn từ nghệ thuật. Qua việc đọc, để xác định giọng điệu chủ đạo của bài thơ. Nhưng đọc những gì, đọc như thế nào? Vì thế vai trò của người giáo viên là rất quan trọng, giáo viên cần hướng dẫn học sinh các phương pháp đọc: Đọc hiểu, đọc phân tích, đọc diễn cảm trong đó đọc diễn cảm là một phương pháp cơ bản để giúp học sinh cảm nhận được giá trị của tác phẩm. Một bài thơ hay, nhưng nếu đọc không đúng giọng điệu, âm hưởng của bài thơ sẽ làm hỏng giá trị của thơ, người đọc không thể cảm được tư tưởng tình cảm của tác giả thể hiện trong từng câu, từng chữ của bài thơ. Để phương pháp đọc đạt được hiệu quả, giáo viên cần rèn luyện cho mình và cho học sinh kỹ năng đọc, giáo viên biết đọc đúng, đúng vần, đúng nhịp, đúng âm hưởng của từng câu thơ. Rèn luyện giọng đọc cũng rất quan trọng. Thơ trữ tình là “Tiếng lòng” của tác giả, là tâm hồn, tình cảm, cảm xúc của tác giả gửi gắm trong ngôn từ, hình ảnh. Vì thế việc đọc thơ trữ tình cần có giọng đọc thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ. Bài thơ “Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay, khi đọc giáo viên cần lưu ý học sinh đọc đúng và diễn cảm từng câu, từng hình ảnh, từng nhịp điệu trong bài thơ. Bài thơ vừa kể, vừa tả đen xen giữa hiện tại – quá khứ - hiện tại với giọng thủ thỉ tâm tình nên đọc chậm và lắng đọng để thể hiện đúng cung bậc tình cảm xúc động và bồi hồi của nhà thơ. Giáo viên cần đọc mẫu một số đoạn và hướng dẫn cách đọc diễn cảm cho học sinh. Từ việc đọc để học sinh bước đầu hiểu nội dung của bài thơ và xác định được cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Ví dụ: - Đọc nhịp 3/2, 2/3, nhấn mạnh điệp câu, điệp ngữ “tiếng gà trưa” ở đầu các đoạn 2, 3, 4, 7 và cần ngắt nghỉ lâu hơn. - Điệp khúc “Này con gà mái mơ... Này con gà mái vàng...”, đọc nhấn vào những chữ “Này” để thể hiện sắc thái liệt kê như là những hình ảnh quen thuộc lướt qua nỗi nhớ của người chiến sĩ. - Chú ý giọng đọc vui, bồi hồi, phân biệt lời mắng yêu của bà với lời kể, tả trữ tình của nhà thơ – trong vai anh bồ đội đang nhớ nhà, nhớ bà, nhớ quê. - Đoạn thơ cuối đọc bằng giọng truyền cảm, trữ tình (đọc nhẹ nhàng, hơi lên cao giọng như tiếng người cháu gọi bà). 7/18
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_tho_tru_tinh_hien_dai_trong_ch.docx