Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành

pdf 42 trang sklop7 15/07/2024 1060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành
 TTTTT 
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CƢ JÚT 
 TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN TẤT THÀNH 
 SÁNG KIẾN 
 Đề tài : 
 “ DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔN ÂM NHẠC Ở 
 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ” 
Lĩnh vực: Các hoạt động giáo dục 
Tác giả: Ngô Thị Huyền 
Chức vụ: Giáo viên 
Đơn vị công tác: Trƣờng THCS Nguyễn Tất Thành 
 Cƣ Jút, năm 2021 
 MỤC LỤC 
 2 
 1. MỞ ĐẦU 
 Chúng ta đều biết rằng giáo dục là quốc sách hàng đầu ,chất lượng giáo 
viên là lý do số một của những năm học trước mắt nâng cao mặt bằng dân trí 
của cả nước, chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện 
đại hoá Đất nước. Chuẩn bị hành trang để tự tin vững bước ở thế kỷ 21, theo 
kịp các trong khu vực và các nước trên thế giới. 
 Để đáp ứng nhu cầu toàn diện cho học sinh chúng ta không thể không 
nói đến bộ môn giáo dục âm nhạc trong nhà trường phổ thông. 
1.1 Lý do chọn đề tài 
 Âm nhạc là môn nghệ thuật, dùng âm thanh để biểu hiện tâm tư tình 
cảm, ước nguyện của con người, đó là đời sống tinh thần của con người 
không thể thiếu. 
 Giáo dục âm nhạc trong trường phổ thông nhằm góp phần phát triển bồi 
dưỡng tình cảm đạo đức, trí tuệ nhân cách của học sinh, giúp các em có 
những hiểu biết sơ đẳng về cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc, về ý 
nghĩa, tác dụng của âm nhạc đối với đời sống góp phần đào tạo các em thành 
những con người toàn diện. 
 Vì vậy môn Âm nhạc nói chung và các phân môn nói riêng có thể xem 
là một môn học tuy không mới nhưng không thể dễ dạy tích hợp liên môn đối 
với khá đông giáo viên, hơn nữa nó lại chưa được thực hiện đầy đủ, rộng rãi 
và có sự quan tâm thích đáng trong tất cả các trường. 
 Chính vì thế mà dạy và học môn Âm nhạc nói chung trở thành những 
băn khoăn trăn trở của bản thân tôi. Cho nên truyền thụ ra sao, theo phương 
pháp nào là câu hỏi lớn mà mỗi giáo viên đang ngày đêm suy nghĩ để bài 
giảng của mình có hiệu quả hơn, thành công hơn. 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
 Dạy học tích hợp là một xu thế được các quốc gia trên thế giới và Việt 
Nam triển khai thực hiện nhất là trong bối cảnh nước ta đang đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục và đào tạo. Dạy học tích hợp nhằm định hướng hình thành 
 4 
thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến thức đã học khi 
phải đương đầu với một tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp. 
 - Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn 
 Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào xử lí 
những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu 
cho quá trình học tập tiếp theo. 
Phƣơng pháp: 
 - Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích 
hợp vào các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức 
độ như liên hệ, lồng ghép bộ phận hay là toàn phần,( Phần nội dung bài học, 
phần bài tập hay là tổng kết toàn bài...) Khi tích hợp giáo viên cần sử dụng 
ngôn từ kết nối sao cho lô gic và hài hòa....từ đó giáo dục và rèn kĩ năng 
sống, giá trị sống cho học sinh. 
 - Để nâng cao hiệu quả của môn học tích hợp, giáo viên có thể sử dụng 
 một số phương pháp để dạy học tích hợp như sau: 
 + Dạy học theo dự án. 
 + Phương pháp trực quan. 
 + Phương pháp thực địa. 
 + Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. 
 + Phương pháp khăn trải bàn . . . . . . 
Trong các phương pháp trên, chúng ta thường sử dụng phương pháp thứ tư đó 
là: Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học đặt 
và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tạo ra những 
tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, 
tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh 
tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc 
trưng cơ bản của phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn là “tình huống 
gợi vấn đề” vì “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề”. 
 6 
Tích hợp cũng có thể hiểu là sự lồng ghép các nội dung cần thiết vào nội dung 
vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục môi 
trường vào nội dung các môn học: Địa lý, Sinh học, Giáo dục công 
dânxây dựng trong các môn học truyền thống. 
Về phương diện lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách 
hữu cơ, có hệ thống các kiến thức trong một môn học hoặc giữa các môn học 
thành một nội dung thống nhất. Cũng có thể hiểu: Tích hợp là một hoạt động 
mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố, nội dung gần và giống 
nhau, có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết, làm sáng tỏ vấn 
đề và cùng một lúc đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. 
1.2 Các mức độ tích hợp trong chƣơng trình giáo dục phổ thông 
Nhiều nhà chuyên môn đã phân chia các mức độ tích hợp: 
+ 4 cấp độ (Xavier Roegies) 
- Tích hợp trong nội bộ môn học 
- Tích hợp đa môn 
- Tích hợp liên môn 
- Tích hợp xuyên môn 
+ 5 cấp bậc: (Susan M Drake, 2007, Creating Standards – Based Integated 
Curriculum): 
- Tích hợp trong nội bộ môn học 
- Tích hợp lồng ghép 
- Tích hợp đa môn 
- Tích hợp liên môn 
- Tích hợp xuyên môn 
 1.2.1.Truyền thống (traditional) 
Từng môn học được giảng dạy, xem xét riêng rẽ, biệt lập, không có bất kỳ sự 
liên hệ kết nối nào như chụp ảnh cận cảnh từng đoạn – một hướng, một cách 
nhìn, sự tập trung hạn hẹp vào một môn riêng rẽ. VD: Giáo viên áp dụng quan 
điểm này trong dạy học từng môn riêng biệt, các vấn đề được giải quyết trên 
cơ sở kiến thức, kĩ năng của chính lĩnh vực bộ môn đó. 
 8 
vấn đề chung nhưng các khái niệm hoặc các kĩ năng liên môn được nhấn 
mạnh giữa các môn chứ không phải trong từng môn riêng biệt. 
 1.2.6. Tích hợp xuyên môn (transdisciplinary) 
Cách tiếp cận những vấn đề từ cuộc sống thực và có ý nghĩa đối với HS mà 
không xuất phát từ các khoa học tương ứng với môn học, từ đó xây dựng nên 
các môn học mới khác với môn học truyền thống. Cac tiếp cận này bắt đầu từ 
ngữ cảnh cuộc sống thực (real – life context). Điều quan tâm nhất ở đây chính 
là sự phù hợp đối với học sinh. 
Điểm khác tích hợp liên môn ở chỗ: nó xuất phát từ ngữ cảnh cuộc sống thực 
và sở thích của học sinh. 
Khi học sinh nghiên cứu về một vấn đề nào đó, các em được đồng thời tiếp 
cận từ nhiều môn học khác nhau. Ví như, chủ đề Truyền thống yêu nước của 
nhân dân Việt Nam, học sinh có thể được tiếp cận trong môn Lịch sử, môn 
Văn học, môn GDCD, Âm nhạc. Từ cách tiếp cận đa môn này, giáo viên 
không cần thay đổi nhiều nội dung môn học, nội dung và đánh giá vẫn theo 
bộ môn, học sinh có thể tạo ra những kết nối giữa các bộ môn để giải quyết 
vấn đề. 
1.2.7. Tích hợp liên môn (interdisciplinary) 
 Các môn học được liên hợp với nhau và giữa chúng có các chủ đề, các vấn 
đề, những khái niệm lớn và những ý tưởng lớn. Chương trình liên môn tạo ra 
những kết nối rõ rệt giữa các môn học. Chương trình xoay quanh các chủ đề/ 
vấn đề chung nhưng các khái niệm hoặc các kĩ năng liên môn được nhấn 
mạnh giữa các môn chứ không phải trong từng môn riêng biệt. 
 1.2.8. Tích hợp xuyên môn (transdisciplinary) 
 Cách tiếp cận những vấn đề từ cuộc sống thực và có ý nghĩa đối với HS mà 
không xuất phát từ các khoa học tương ứng với môn học, từ đó xây dựng nên 
các môn học mới khác với môn học truyền thống. Cac tiếp cận này bắt đầu từ 
ngữ cảnh cuộc sống thực (real – life context). Điều quan tâm nhất ở đây chính 
là sự phù hợp đối với HS. 
 10 
Xét về cách thiết kế nội dung môn học sẽ có hai dạng tích hợp sau: 
+Tích hợp trong một môn học: là thực hiện gắn kết, đảm bảo tính đồng bộ 
giữa các nội dung có liên quan của các phân môn trong một môn học; hoặc 
lồng ghép các vấn đề cần thiết nhưng không thành môn học (như các nội dung 
về môi trường, năng lượng, biến đổi khí hậu, kỹ năng sống, dân số, sức khỏe 
sinh sản) vào nội dung của mỗi môn học tùy theo đặc trưng của từng môn. 
+Tích hợp nhiều lĩnh vực thành môn học với 02 mức độ: Tích hợp cao là tích 
hợp các kiến thức liên quan tới lĩnh vực khoa học tự nhiên như Vật lí, Hóa 
học, Sinh học thành môn Khoa học tự nhiên và các kiến thức về Khoa học xã 
hội như Lịch sử, Địa lý, Đạo dức, Giáo dục công dân, âm nhạc, mỹ thuật 
thành môn Tìm hiểu xã hội hoặc Khoa học xã hội. Mức độ tích hợp thấp là 
trong một môn học tích hợp vẫn giữ các phân môn riêng, nhưng lựa chọn và 
sắp xếp gần nhau các nội dung, chủ đề/đề tài có liên quan của các phân môn 
này để làm sáng tỏ cho nhau; đồng thời thiết kế các chủ đề dạy học mang tính 
liên môn. 
Về mặt phƣơng pháp, dạy tích hợp còn được hiểu là sự kết hợp giữa giảng 
dạy lý thuyết và thực hành trong cùng một bài dạy, kết hợp được nhiều 
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trên lớp. “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ 
phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại,..,chuyển từ chủ yếu là học tập 
trên lớp sang đa dạng hóa hình thức tổ chức học tập, chú ý các hoạt động xã 
hội và nghiên cứu khoa học. Cân đối giữa dạy học và tổ chức các hoạt động 
trải nghiệm sáng tạo; giữa hoạt động tập thể, nhóm nhỏ và cá nhân; giữa dạy 
học bắt buộc và dạy học tự chọn” “Thực hiện đa dạng phương pháp đánh giá 
như quan sát, vấn đáp, kiểm tra trên giấy, trình bày báo cáo, dự án học tập” 
 Tóm lại, dạy học tổng hợp( DHTH) phải được thể hiện ở cả mục tiêu, nội 
dung kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp kiểm 
tra đánh giá. 
2.2.Thực trạng của vấn đề 
 12 
đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó hay nói cách khác đội ngũ 
giáo viên chúng ta đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi 
sâu và chưa có khái niệm tên gọi cụ thể mà thôi . 
 + Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo 
viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, 
định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, 
giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối 
hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. 
 + Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều 
kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp 
bàn tay nặn bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án .. 
 + Môi trường " Trường học kết nối ” rất thuận lợi để giáo viên đổi 
mới trong dạy tích hợp, liên môn. 
 + Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng 
một phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. 
 + Sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT), sự hiểu biết của đội 
ngũ giáo viên của nhà trường là cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích 
hợp, liên môn. 
 - Đối với học sinh: 
 Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ 
môn tự nhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng 
“ mở ”nên cũng tạo điều kiên, cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học 
sinh phát huy tư duy sáng tạo. 
 b. Khó khăn: 
 - Đối với giáo viên: 
 + Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn 
học khác. 
 + Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi 
dạy theo chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_tich_hop_mon_am_nhac_o_truong.pdf