Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới cách tiếp cận thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7 bậc THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới cách tiếp cận thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7 bậc THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới cách tiếp cận thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7 bậc THCS
PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thơ Đường là thành tựu tiêu biểu nhất của văn học Trung Quốc. Mọi phương diện của nó đều đạt đến trình độ cao của văn học . Thi pháp thơ Đường tiêu biểu cho thi pháp thơ cổ điển của Trung Quốc. Do đó nó rất đa dạng, phong phú, phức tạp và sâu sắc. Vì vậy hiểu được nó một cách thấu đáo là một việc khó chưa nói đến việc giảng dạy như thế nào để học sinh cảm thụ được. Để cảm thụ và truyền đạt hết cái hay, cái đẹp của thơ Đường là một điều khó. Vì vậy, qua sáng kiến này, tôi xin trình bày một vài suy nghĩ của cá nhân về “Đổi mới cách tiếp cận thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7 bậc THCS”. 1. Cơ sở lý luận: Bộ phận văn học nước ngoài nói chung và thơ Đường nói riêng ở trường THCS là một mảng khó dạy đối với giáo viên. Ở trường Đại học, việc giảng dạy được chuyên môn hoá cao độ, mỗi người chỉ tập trung nghiên cứu một bộ phận văn học: văn học nước ngoài, văn học Việt Nam, thậm chí là một giai đoạn của bộ phận văn học đó nên có điều kiện đi sâu nắm bắt được nội dung phương pháp giảng dạy. Trong khi đó ở các trường THCS - chúng tôi những người giáo viên Ngữ văn thực hiện giảng dạy theo phân phối chương trình bao gồm cả văn học Việt Nam lẫn văn học nước ngoài, mà đặc biệt là thơ Đường, vì vậy sẽ còn nhiều lúng túng khi giảng dạy cho học sinh. Hàng rào ngôn ngữ đã là một trở ngại. Bên cạnh đó, chương trình Ngữ văn THCS trong những năm gần đây có nhiều đổi mới qua đợt cải cách giáo dục, phân môn Văn học có nhiều bài khó, kiến thức mới mẻ nhưng chỉ dạy trong một tiết, thậm chí hai bài dạy chỉ trong một tiết... Bởi vậy, để học sinh nắm được những kiến thức, kĩ năng cơ bản theo chuẩn kiến thức - kĩ năng là một điều khó khăn. Trước tình hình ấy, để khắc phục những khó khăn đã nêu trên và đáp ứng yêu cầu giảng dạy, giáo viên phải tìm hiểu bổ sung thêm kiến thức từ các sách nghiên cứu, đổi mới 1 - Giúp học sinh vừa tiếp cận được với ý nghĩa sâu sắc của từng bài thơ, vừa bước đầu nắm bắt được nét nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ Đường ( ngôn từ, tiểu đối, niêm, luật) - Tạo hứng thú học tập cho học sinh. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu - Khách thể: Học sinh khối 7 2. Phạm vi nghiên cứu: Chương trình Ngữ văn khối lớp 7 3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2011 đến tháng 1/2013 IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Trong quá trình dạy môn Ngữ Văn lớp 7 tôi đã dần từng bước tìm ra cách tổ chức hoạt động nhận thức, tìm hiểu thể loại, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ đường để học sinh tiếp thu bài giảng tốt hơn. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp dự giờ thăm lớp - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh... 3 Đường thường ít khi nói hết, nói trực tiếp ý tình của mình mà chỉ dựng lên hàng loạt mối quan hệ để cho độc giả tự luận ra dụng ý của tác giả từ những mối quan hệ đó. Những nhà thơ Đường sử dụng đề tài hết sức rộng rãi, đề tài xã hội, thiên nhiên, lịch sử và cá nhân, đề tài về chiến tranh, đề tài về cuộc sống của những con người trong xã hội. Ngòi bút thi nhân đã lên sâu vào tất cả mọi nơi, xung phá và chốn cung đình u ám cũng như vào giữa quần chúng nhân dân. II. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ TIẾP CẬN THƠ ĐƯỜNG Có một điều rất thú vị khi khảo sát các bài thơ Đường được đưa vào chương trình Ngữ văn 7- THCS hiện hành đó là trong số năm bài thơ được đưa vào chương trình thì có đến bốn bài là thể tuyệt cú- dù đây không phải là thể thơ tiêu biểu của Đường thi. Có thể người biên soạn đã quan tâm tới hứng thú tiếp nhận của học sinh phổ thông. Chúng thích những bài thơ ngắn mà lại kết tinh những giá trị độc đáo của thơ ca cổ. Vẫn khơi gợi được những rung cảm tinh tế, những khoảnh khắc thăng hoa của hồn người, vẫn thỏa mãn nhu cầu thưởng thức văn chương mà lại phù hợp với nhịp sống khẩn trương của thời hiện đại. Trong thực tế giảng dạy và học tập, cả giáo viên và học sinh đều bị ám ảnh bởi “thơ Đường khó” đúng là có nguyên do của nó: Thơ Đường cách xa chúng ta cả về không gian, thời gian và tư duy nghệ thuật. Vả lại, tâm lí tuổi trẻ ngày nay rất nôn nóng khó có thể tĩnh tâm để cảm nhận được những rung động tế vi của tâm hồn như cảm xúc trước một ánh tà dương, một cánh hoa rơi chẳng hạn. Chưa kể đến rào cản về văn hóa, về sự trải nghiệm cuộc sống đủ cho tâm hồn có sự phong phú để cảm nhận sự hàm súc, tinh túy của thơ Đường. Tuy nhiên không phải không có cách để hiểu bài thơ. Tất nhiên để hiểu một bài thơ Đường có nhiều cách. Sau đây tôi xin đưa ra những căn cứ dựa trên các yếu tố hình thức của bài thơ. Tất cả các yếu tố hình thức 5 động từ “khứ” đối với danh từ “lâu”. Theo nguyên tắc của luật đối, trong tác phẩm thơ luật thất ngôn bát cú thì hai liên giữa phải đối nhau. Đi vào thực tế sáng tác của các cá nhân ta thấy có nhà thơ sử dụng đối ở cả hai liên đầu liên cuối (Đăng cao – Đỗ Phủ). Vì thế, khi giảng dạy không nên chỉ dừng lại ở việc phát hiện cách khai thác luật đối theo quy định của thi nhân mà cần thiết phải lưu ý khai thác dụng ý nghệ thuật tạo điểm sáng trong sự phá cách, đồng thời định hướng cho học sinh vận dụng vốn hiểu biết tổng hợp để lý giải thấu đáo hình thức nghệ thuật mà tác giả sử dụng nhằm diễn tả đắc lực nội dung ý tứ của bài thơ. Ví dụ khi phân tích luật đối trong bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Phi đã có cách lý giải khá sâu sắc: ở ngay hai câu thơ đầu mà thơ đã sử dụng hình thức đối thể hiện sự phá cách đầy dụng ý tái hiện thực trạng cái còn và cái mất. Dùng “hoàng hạc” (loài chim) để đối với “Hoàng Hạc” (tên lầu) là một sự phá cách nữa, song cho hai từ đó va chạm nhau như vậy mới làm nổi bật được mối quan hệ giữa cái còn và cái mất, tâm trạng bàng hoàng tiếc nuối của nhà thơ. Theo thông lệ từ “khứ” không thể đối được với từ “lâu” song nhà thơ Thôi Hiệu vẫn cứ làm thế bởi vì diễn đạt cái đã đi xa mãi không bằng động từ mà diễn đạt được cái còn lại, trở lại không gì bằng danh từ. Trong bài thơ tứ tuyệt có thể đối hoặc không đối, nếu có đối chúng ta chú ý hiện tượng tiểu đối làm cho bài thơ tuyệt cú có khả năng mở rộng bình diện miêu tả và thể hiện. 3. Từ (nhãn tự) Không phải bài thơ nào cũng có nhãn tự, nhưng nếu có phải dành sự quan tâm thích đáng. Nhiều khi chỉ một từ làm bật lên cả thần thái của bài thơ. Nhiều bài không chỉ có một nhãn tự mà có một chuỗi các nhãn tự, cùng nhau nổi bật ý tình nhà thơ gửi gắm. 7 Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên Giang phong ngư hỏa đối sầu miên Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền Bài thơ 4 câu. Hai câu trước chỉ 14 chữ mà lột tả hết những gì cảm nhận được nơi xóm bến, cả nỗi “sầu miên” của lữ khách. Câu 3 như một “thoái triều” để câu 4 bất ngờ xuất hiện độc tôn một tiếng chuông. Nửa đêm tiếng chuông văng vẳng vọng đến thuyền khách. Tiếng chuông thong thả buông trong đêm tĩnh mịch, tiếng chuông chùa phổ độ chúng sinh tìm đến bầu bạn với người lữ khách cô đơn. Tiếng chuông phổ độ này đã đưa toàn bộ thế giới mông lung, tăm tối, hỗn độn trong hai câu trước đó sang “bỉ ngạn” (bờ kia), chỉ còn lại sự nhẹ nhõm giống như một sự đốn ngộ. Tác giả đã lại dùng động tả tĩnh, mượn âm thanh để truyền hình ảnh. Tiếng chuông chùa như một sinh thể sống đến để khai thông bế tắc, hoàn chỉnh thế giới nghệ thuật của bài thơ, nâng bài thơ lên một tầm cao. Mở ra một trường liên tưởng mới trong lòng người đọc về sự phổ độ của đạo Phật cho những khổ não và dục vọng của con người. III. TIẾP CẬN TÁC PHẨM CỤ THỂ 1. Bài HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ của Hạ Tri Chương Nguyên tác: 回 鄉 偶 書 少小 離 家, 老大 迴 鄕音 無 改, 鬢 毛摧 儿童 相見, 不 相 識 笑問客 從 何處 来 9 Phương thức biểu đạt chủ yếu của bài thơ là biểu cảm gián tiếp, thông qua tự sự và miêu tả. Bởi vậy, đọc từng câu từng chữ, tưởng như Hạ Tri Chương đang kể lại việc, đang tả lại cảnh một cách khách quan, vô tình. Nhưng qua một hệ thống đối cân chỉnh được sử dụng, người đọc lại khám phá được một khối tình u uẩn, tràn đầy phía sau. a) Câu thơ đầu đối cân chỉnh giữa 2 vế câu cả về từ loại và ý nghĩa: Câu thơ Thiếu tiểu li gia >< lão đại hồi Ý nghĩa Trẻ nhỏ đi già lớn về Từ loại Danh từ Động từ Danh từ Động từ Câu thơ 7 chữ nhắc tới hai mốc trong cuộc đời nhân vật trữ tình: thiếu tiểu - lão đại (tuổi trẻ - tuổi già); tạo dựng hai sự đối lập: li – hồi (đi, xa nhà – về, trở về nhà). Thoạt nhìn thì câu từ đơn giản, lời lẽ kể tự nhiên nhưng cấu trúc đó đã ngầm ẩn một sự sắp xếp. Nó khái quát cuộc đời của cả một con người. Câu thơ giản dị như vô tâm nhưng hàm chứa cái nhìn chiêm nghiệm cả một quãng đường từ thiếu tiểu li gia đến lão đại hồi. Con người ấy tuổi trẻ tang bồng hồ thỉ trả hết nợ công danh, già mới bước chân trở về quê cũ. Vui đấy nhưng cũng ngậm ngùi biết bao! b) Câu thứ hai tiếp tục tạo lập các ý đối, cân chỉnh và về hình thức và ý nghĩa thơ: 11 Nhi đồng tương kiến - nửa đầu câu thơ báo hiệu sự vui mừng, náo nức. Sau hơn 50 năm trở về, người gặp đầu tiên là lũ trẻ, vui lắm vì trẻ thơ trong suốt, hồn nhiên . Nhưng bất tương thức - nửa sau câu thơ lại đem đến sự hụt hẫng. Cụ già thì háo hức, mừng vui, vồ vập nhưng lũ trẻ thì không quen biết. Thật mừng vui đấy nhưng tủi lòng biết bao! d)Ở câu thơ cuối, nghệ thuật đối không trực tiếp thể hiện trên câu chữ như ba câu thơ đầu mà lặn ngụp trong ý nghĩa, sâu xa từ mạch tâm tư, tình cảm của nhà thơ: Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai? Mối quan hệ đối lập được tạo dựng ở đây là sự đối lập giữa mong ước của người trở về với thực tế hiện hữu. Người về với bao hồi hộp, vồ vập nhớ thương, bao hình dung trông đợi những cảnh tình thân thiết. Nhưng va đập đầu tiên của nhà thơ sau bao háo hức là câu hỏi trong trẻo mà đầy xa lạ của lũ trẻ: Khách tòng hà xứ lai? Một chữ “khách” đã biến người về thành kẻ bơ vơ. Sau tiếng cười, hồn nhiên ấy ta thấy ẩn giấu nỗi buồn thấm thía của cụ già. Ta xa quê lâu quá, giờ trở thành khách lạ trên chính quê hương. Lấy tiếng cười của lũ trẻ diễn tả tiếng khóc nghẹn lòng của người xa xứ hồi hương. 1.3. Câu kết Suốt cả ba câu mạch thơ đi nhanh lấp đầy tâm trạng buồn vui lẫn lộn, tủi tủi mừng mừng, náo nức hồi hộp của một người mà cái khao khát hồi hương ấp ủ suốt một đời người giờ được trở về quê. Đến câu cuối nhịp thơ sững lại như phanh gấp. Cái háo hức, bồi hồi tan biến chỉ còn sự buồn tủi đến nghẹn lời. Câu thơ cuối ngừng lại bỏ lửng một khoảng trống đầy ám ảnh như khoảng lưu bạch trong bức tranh thủy mặc gợi nhều suy ngẫm, liên tưởng. Cái háo hức bồi hồi, mừng mừng tủi tủi trước đó hay cái đắng lòng ngậm ngùi sau này tựu chung lại cũng là biểu hiện của tình quê tha thiết. Vì vậy mà sách giáo khoa Ngữ văn 7, trong mục ghi nhớ, viết: Bài thơ biểu hiện một cách chân thực 13 Phiên âm Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên, Dao khan bộc bố quải tiền xuyên. Phi lưu trực há tam thiên xích, Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên. Dịch nghĩa Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh ngàn khói tía Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước Thác chảy như bay đổ thẳng xuống từ ba nghìn thước Ngỡ là sông Ngân rơi tự chín tầng mây. Dịch thơ Nắng rọi Hương Lô khói tía bay, Xa trông dòng thác trước sông này. Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước, Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây (Tương Như dịch, trong Thơ Đường, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1987) 1.1. Nhan đề: VỌNG LƯ SƠN BỘC BỐ - Vọng: trông từ xa - Lư Sơn: núi Lư - tên một dãy núi ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc - bộc: nước trên núi chảy xuống - bố: vải Nhan đề bài thơ ngắn gọn trong 5 chữ nhưng gói ghém được cả cái thần lớn lao của bài thơ. Vọng cho người đọc biết vị trí quan sát của tác giả: đứng từ xa nhìn lại. Vị thế ấy không giúp nhà thơ nêu rõ được đặc điểm chi tiết nhưng lại có ưu thế hỗ trợ việc miêu tả cảnh một cách bao quát, tô đậm được vẻ hùng vĩ và hoành tráng của cảnh vật. Bộc, bố nếu đứng tách riêng không để lại ấn tượng ngữ nghĩa gì nhiều. Khi 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_cach_tiep_can_tho_duong_trong.doc