Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng chủ nhiệm lớp ở cấp THCS
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng chủ nhiệm lớp ở cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng chủ nhiệm lớp ở cấp THCS
1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tên đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng chủ nhiệm lớp ở cấp THCS” 1. Cơ sở lí luận Khi bàn về vai trò yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác Hồ đã viết trong bài thơ “Nửa đêm” (trích “Nhật ký trong tù”): “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Theo quan niệm của Hồ Chí Minh con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, nhưng do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Câu nói của người xưa trong Tam Tự Kinh: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” đó từng được Người nhắc lại nhiều lần trong các bài viết, bài nói chuyện. Cái ác, thiện có là do ảnh hưởng của xã hội và sự biến đổi của mỗi người. Do đó, giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết là rèn luyện, biến đổi dần dần tính cách con người, hướng người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với những con người có ích và hướng thiện. Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đó xác định sự nghiệp trồng người không chỉ là sự nghiệp của toàn nhân loại nói chung mà của toàn Đảng, toàn dân ta nói riêng. “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần thiết. Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là của người giáo viên chủ nhiệm lớp – người trực tiếp và thường xuyên nhất tiếp xúc với các em học sinh. Bởi vậy, người gần gũi nhiều nhất với các em học sinh, người luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc của các em, người mà được các em xem như là cha là mẹ không ai khác chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi rất mong muốn học sinh của mình là những con ngoan, trò giỏi, tài đức vẹn toàn để sau này lớn lên các em tự tin, năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Về bản thân, tôi rất mong muốn mình là người đồng nghiệp được tin yêu, được phụ huynh tin tưởng khi gửi gắm con em mình đến để giáo dục, dạy dỗ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng của huyện nhà nói chung. 3 nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh và góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh ở trường trung học cơ sở. Từ đó đề xuất một số biện pháp cải tiến công tác này tại đơn vị, góp phần đạt được mục tiêu giáo dục trong thời gian tới. b. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu và thực nghiệm là học sinh lớp 9A trường THCS Thái Hòa năm học 2020-2021 5. Phương pháp nghiên cứu. a. Phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập những thông tin lý luận của vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức học sinh trên các tập san giáo dục, các bài tham luận trên Internet b. Phương pháp quan sát Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của học sinh. c. Phương pháp điều tra + Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên bộ môn, học sinh, hội cha mẹ học sinh, bạn bè và hàng xóm của học sinh. d. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm + Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường. + Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong trường mình. e. Phương pháp thử nghiệm + Thử áp dụng các giải pháp vào công tác giáo dục đạo đức và ý thức học tập của học sinh ở lớp 9A năm học 2020 – 2021 6. Thời gian và phạm vi nghiên cứu - Phạm vi: Đề tài được áp dụng với học sinh lớp 9A trường THCS Thái Hòa năm học 2020 – 2021 - Thời gian: +Bắt đầu : 05/ 9/ 2020 + Kết thúc : 19 /5 / 2021 7. Khảo sát chất lượng năm học 2019-2020 a. Học lực: TS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém % 38 SL % SL % SL % SL % SL 6 15,9 15 39,4 16 42,1 1 2,6 0 0 b. Hạnh kiểm TS Tốt Khá Trung bình Yếu 38 SL % SL % SL % SL % 5 - Đội ngũ cán sự lớp tập trung những thành viên tích cực, ham hoạt động. - Có một học sinh năm trước đã bị lưu ban lại lớp 8 bởi kết quả 2 mặt giáo dục đều yếu đã làm gương cho các học sinh khác rút kinh nghiệm. - Các em là học sinh cuối cấp nên cũng phần nào trưởng thành hơn, có ý thức hơn về những hành vi của mình. b. Khó khăn: - Lớp 9A là lớp mà có nhiều học sinh có hoàn cảnh éo le, có 4 em là con của mẹ đơn thân, có 5 em thuộc gia đình hộ cận nghèo; có em thì bố phạm tội, mẹ đi làm xa, ở với bà ngoại, em luôn mặc cảm với hoàn cảnh của mình; có em thì mẹ đi lấy chồng, ở với ông ngoại nên việc học không được quan tâm, thiếu thốn tình cảm, em thì mẹ đi nước ngoài ở với cậu mợ và bà ngoại; có em thì hoàn cảnh quá khó khăn, mẹ đơn thân lại bị ung thư phải chạy xạ hàng tháng, bản thân em cũng luôn tự ti vì hoàn cảnh... - Theo đặc điểm tâm lý lứa tuổi thì các em ở lứa tuổi mới lớn nên khả năng tiếp thu nhanh, nhạy bén nhưng cũng rất khó bảo thường hay làm theo ý thích của mình. - Một số em phải phụ giúp gia đình, ít dành thời gian cho việc học. Một số phụ huynh học sinh phải bươn chải cuộc sống, ít có điều kiện để quan tâm chăm sóc con cái. - Một số em thì ở với ông bà từ bé, được nuông chiều, bố mẹ bất lực trong việc giáo dục con. 3. Các biện pháp đã tiến hành a. Nắm rõ, nắm vững tình hình lớp chủ nhiệm Muốn giáo dục học sinh thì phải hiểu được tâm tư tình cảm nguyện vọng của các em. Nhưng làm thế nào để hiểu được những đều ấy một cách tường tận? Theo tôi ta phải tiếp xúc gần gũi trò chuyện tìm hiểu về hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, tính tình sở thíchcủa các em. Vì vậy trước tiên khi phụ trách một lớp tôi đã tìm hiểu học sinh qua các mặt. *Thành phần gia đình: + Con của mẹ đơn thân: (4 em): Chu Thùy Linh; Nguyễn Đức Mạnh, Trịnh Tuấn Minh, Phùng Văn Tâm. + Học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế: (5 em) Chu Thùy Linh, Phùng Văn Tâm, Chu Thị Thanh Thảo, Phùng Văn Quân, Chu Minh Hướng, + Học sinh có bố, mẹ đi làm xa, ở với bà ngoại: Triệu Tuấn Tú, Chu Phương Linh. *Địa bàn cư trú : + Thôn Chu Mật: 01 em; Thôn Phú Hữu – Phú Sơn: 01 em 7 Bước 4: Tiến hành làm sổ chủ nhiệm: Sổ chủ nhiệm được xem là nhật kí của lớp. Nó ghi lại kết quả học tập, những diễn biến trong lớp trong suốt một năm học vì vậy khi làm sổ chủ nhiệm tôi thật thận trọng, tôi ghi đầy đủ các chi tiết theo mẫu: Trong đó tôi chú ý nhất là: - Sơ đồ chỗ ngồi, danh sách cán bộ lớp. - Tên giáo viên bộ môn (Địa chỉ – số điện thoại). - Nội quy trường lớp. - Theo dõi kết quả thi đua, theo dõi học sinh cá biệt. - Theo dõi mọi mặt từng học sinh theo định kỳ. - Kiểm diện phụ huynh đi họp. Bước 5: Ổn định nề nếp, xây dựng ban cán sự lớp: - Ổn định nề nếp: Ở lứa tuổi THCS, thiết nghĩ các em có thể phát huy khả năng tự quản, phát huy trách nhiệm của bản thân, trong mọi công việc trên tinh thần dân chủ, tôi luôn tôn trọng tin tưởng và giáo dục cho các em ý thức tự giác, tích cực phê bình và tự phê bình. Kích thích tính tự trọng và tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ ở mỗi học sinh. Để xây dựng một tập thể tự quản tốt, muốn ổn định nề nếp học tập thì cần có đội ngũ cán bộ, cán sự lớp năng động sáng tạo, trách nhiệm. Vì lẽ đó bầu ban cán sự lớp là một việc cần phải suy nghĩ tính toán không phải học sinh nào cũng đảm nhiệm được. Trong buổi sinh hoạt lớp đầu năm tôi đã làm các công việc sau: * Bầu ban cán sự lớp: Lớp trưởng: Phùng Thị Minh Ngọc; Lớp Phó học tập: Phùng Văn Tráng. Lớp phó Lao động : Chu Đức Hiếu; Lớp phó Văn thể mỹ: Chu Thị Duyên. Sao đỏ: Chu Thị Hồng Ngọc * Bầu tổ trưởng: Tổ 1: Phùng Thị Ngọc Ánh; Tổ 2: Chu Quang Hưng Tổ 3: Phùng Thị Kiều Oanh; Tổ 4: Chu Thị Thanh Thủy * Bầu Ban Cán sự phụ trách bộ môn: Cán sự môn Văn: Chu Duyên; Cán sự môn Toán: Văn Tráng. Cán sự môn Anh: Quang Hà; Cán sự môn Lý – Hóa – Sinh: Đức Hiếu Cán sự môn Địa – Sử - GDCD: Minh Ngọc - Phân công nhiệm vụ cụ thể: 9 * Về học tập: - Phải có ý thức tự giác học tập, chăm học chú ý nghe giảng, đi học đều, nghỉ học phải có giấy phép. - Phải ghi chép bài đầy đủ, học bài và làm bài cũ, có ý thức trong giờ truy bài, giờ tự quản, có tinh thần khiêm tốn học hỏi, không dấu dốt, nghiêm túc trong giờ kiểm tra. - Không gục mặt xuống bàn, nói chuyện, nói leo trong giờ học * Văn- Thể- Mỹ - Phải có ý thức tập thể dục, vệ sinh lớp, vệ sinh cá nhân, xếp hàng tập thể dục đúng giờ, không xô đẩy không đứng lộn xộn. - Tham gia học và hát những bài hát theo quy định. * Về lao động. - Phải đi đầy đủ, có ý thức tự giác trong lao động, tôn trọng kỹ thuật an toàn lao động, mang đầy đủ dụng cụ, có ý thức tương trợ nhau. * Đẩy mạnh nâng cao chất lượng học tập. - Có lẽ đây cũng chính là vấn đề tôi băn khoăn, lo lắng nhất khi các em đang chuẩn bị vào ngưỡng cửa cấp 3. Vì vậy ngoài việc cho học sinh thực hiện tốt nội quy, quy định về mọi mặt, tôi lưu ý đến vấn đề khuyến khích học sinh thi đua học tập. Ngoài ra tôi còn phân công tổ nhóm học tập, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh trong lớp dễ dàng phối hợp với nhau trong học tập cũng như hoạt động khác. Tôi chia làm 6 nhóm và có san đều học sinh giỏi các môn. Mỗi nhóm có kế hoạch học nhóm hàng tuần, trong các nhóm lại thành lập đôi bạn cùng tiến và các nhóm báo cáo hoạt động vào cuối tuần. Nhóm nào có tiến bộ trong học tập nhóm đó được thưởng điểm. * Xây dựng các nề nếp lớp học: + Tư thế ngồi học, nề nếp trong lớp, ngoài lớp. + Nề nếp ra vào lớp, nề nếp truy bài đầu giờ. + Nề nếp kiểm tra lẫn nhau: Bài cũ, bài mới, sách vở đồ dùng học tập ý thức tham gia các phong trào và các nề nếp khác * Một số yêu cầu khác: - Học nội quy nhà trường, thảo luận và đề ra nội quy của lớp. - Các em chép nội quy nhà trường và về nhà theo dõi xin ý kiến của PHHS. Giáo viên chủ nhiệm cho ban cán sự lớp họp bàn và đưa ra tiêu chí thưởng (điểm cộng) và phạt (điểm trừ) sau đó đưa ra cho lớp ý kiến và thống nhất thực hiện ( phụ lục 2) 11 - Tạo cho học sinh một tâm lý thoải mái gần gũi sẵn sàng chia sẻ với giáo viên những vướng mắc khó khăn của mình trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống. - Khích lệ động viên học sinh và chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng học tập, sẵn sàng tiến bộ. - Hướng dẫn thêm kỹ năng sống, kỹ năng học tập. - Tự nhận ra các lý do nguyên nhân yếu kém của mình và sẵn sàng khắc phục sửa chữa. Vì vậy, ở tiết sinh hoạt tôi không nặng nề phê bình mà khuyến khích các em chia sẻ khó khăn tâm tư cho các em cảm nhận được sự thân thiện, gần gũi. Cho nên tôi thực hiện nghiêm túc các hoạt động sau: + Hoạt động 1: Các tổ trưởng nhận xét tổ mà mình được phân công theo dõi xếp loại và thông báo điểm số của từng thành viên, các lớp phó nhận xét từng mảng mà mình phụ trách, lớp trưởng nhận xét chung và tổng hợp điểm, xếp loại cho cả lớp . + Hoạt động 2: Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm . Nêu ưu điểm, khuyết điểm, nhắc nhở học sinh vi phạm khuyết điểm. Giáo viên chủ nhiệm giải đáp những thắc mắc, xem xét những yêu cầu của học sinh và có thể giải quyết nhu cầu cho các em nếu nhu cầu đó là chính đáng. + Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch cho tuần tới . ▪ Nêu kế hoạch của nhà trường, của Đoàn – Đội. ▪ Phân công cụ thể (có ghi chép cẩn thận). + Hoạt động 4: Mỗi tuần nói theo một chủ đề : ▪ Kết hợp với nhân viên y tế Tham vấn tâm lý học đường cho các em. ▪ Trao đổi, tâm tình về tâm sinh lý lứa tuổi, định hướng nghề nghiệp, ước mơ, kể chuyện, sinh hoạt văn nghệ . ▪ Lồng ghép tổ chức sinh nhật cho các em theo quý vào giờ sinh hoạt đầu quý, thi làm đồ hand - made tặng bạn nhân ngày sinh nhật để tạo đoàn kết gắn bó giữa các em trong lớp. Bước 9: Công tác phối hợp giữa GVCN và các tổ chức, đoàn thể, gia đình, xã hội * Phối hợp với gia đình học sinh Thông thường, ở bất kỳ một học sinh nào khi bị điểm xấu hoặc vi phạm nội qui trường lớp thường về nhà sợ bị la rầy, thậm chí bị đánh đập nên các em thường giấu cha, giấu mẹ. Vì vậy tôi có kế hoạch thông báo cho gia đình học sinh biết kết quả học tập, rèn luyện đạo đức, lao động, sau mỗi tháng trong học kỳ, cuối HKI và cuối HKII cũng như cả năm. Và khi nhận được kết
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_chat_luong_chu_nhie.pdf