Sáng kiến kinh nghiệm Giải tỏa căng thẳng và hạn chế trầm cảm ở học sinh THCS

pdf 43 trang sklop7 19/07/2024 1180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải tỏa căng thẳng và hạn chế trầm cảm ở học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải tỏa căng thẳng và hạn chế trầm cảm ở học sinh THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Giải tỏa căng thẳng và hạn chế trầm cảm ở học sinh THCS
 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 
1. Tên sáng kiến: “Giải tỏa căng thẳng và hạn chế trầm cảm ở học sinh THCS”. 
2. Lĩnh vực (mã)/ cấp học: Khác(30)/ THCS. 
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 4 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023. 
4. Tác giả: 
 Họ và tên: Trần Thị Hồng Hà 
 Năm sinh:1960 
 Nơi thường trú: Thôn Phú Thứ, xã Tam Thanh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam 
Định. 
 Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Ngữ văn 
 Chức vụ công tác: Phó hiệu trưởng Trường THCS Thị trấn Gôi. 
 Nơi làm việc: Trường THCS Thị trấn Gôi, huyện Vụ bản, tỉnh Nam Định. 
 Địa chỉ liên hệ: Thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. 
 Điện thoại: 0835898069 
 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 35% 
5. Đồng tác giả: 
5.1. Họ và tên: Nguyễn Thị Thục Quyên 
 Năm sinh:1969 
 Nơi thường trú: Tổ dân phố Lương Thế Vinh, thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản, 
tỉnh Nam Định. 
 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm Ngữ văn 
 Chức vụ công tác: Tổ trưởng tổ KHXH. 
 Nơi làm việc: Trường THCS Thị trấn Gôi, huyện Vụ bản, tỉnh Nam Định. 
 Địa chỉ liên hệ: Thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. 
 Điện thoại: 0775210164 
 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 35% 
5.2. Họ và tên: Doãn Thị Thắm 
 Năm sinh:1989 
 Nơi thường trú: Tổ dân phố Đông Côi Sơn, thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản, tỉnh 
Nam Định. 
 Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Ngữ văn 
 Chức vụ công tác: Giáo viên tổ KHXH. 
 Nơi làm việc: Trường THCS Thị trấn Gôi, huyện Vụ bản, tỉnh Nam Định. 
 Địa chỉ liên hệ: Thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. 
 Điện thoại: 0362196100 
 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30% 
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 
 Tên đơn vị: Trường THCS Thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định 
 Địa chỉ: Thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. 
 Điện thoại: 02283820694 
 3 
ích nhằm mang lại sức khỏe cho bản thân, cho cộng đồng, giúp con người thích 
ứng với điều kiện sống tốt hơn. 
 Qua nhiều năm giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm chúng tôi nhận thấy 
tình trạng học sinh THCS, đặc biệt là đối với học sinh hai khối lớp 8,9 có những 
dấu hiệu, biểu hiện mắc phải hội chứng trầm cảm. Nhưng tự bản thân các em lại 
không thể nhận thấy hoặc không có kĩ năng, phương pháp nào để vượt qua được 
hội chứng này. 
 Thực tế tại trường THCS Thị trấn Gôi chúng tôi. Sau khi bị nhiễm covid-19 
và có thời gian học online, em Trần Thị Anh Thư (học sinh lớp 9B) có dấu hiệu 
trầm cảm. Được thầy cô giáo quan tâm chia sẻ, em đã mạnh dạn nói lên vấn đề 
của mình. ''Từ hồi em bị covid-19 xong em cảm thấy trong người lúc nào cũng 
khó chịu và em cảm thấy em khó gần mọi người hơn. Em mong trường sẽ tạo ra 
nhiều hoạt động tư vấn về tâm lý sức khỏe để các bạn cũng như em được chia sẻ 
và nói chuyện nhiều hơn nữa''. 
 Một trường hợp khác tương tự, cũng sau thời gian nghỉ học online ở nhà áp 
lực, thiếu sự kiểm soát của gia đình, nhà trường, bị bạo lực online từ bạn bè đã 
khiến bạn học sinh trầm cảm, muốn bỏ học. Gia đình đã kết hợp kịp thời cùng 
nhà trường và thật may mắn, bạn học sinh đó đã sớm hòa nhập lại ngay. Thậm 
chí còn vươn lên học tốt và đậu kì thi vào THPT với số điểm cao. 
 Đây chỉ là 2 trong số những học sinh có vấn đề về tâm lý hoặc dấu hiệu trầm 
cảm mà Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo đã hỗ trợ kịp thời giúp các 
bạn giải quyết vấn đề mình gặp phải. 
 Tuy nhiên, khi rơi vào tình trạng cô lập, ít ai cảm nhận được dấu hiệu của 
chúng. Thật khó để biết cách đối phó với trầm cảm, đặc biệt là khi nó kéo dài 
suốt một khoảng thời gian. Nên không phải ai cũng có sự nhận thức đúng đắn về 
vấn đề này. Sự hiểu biết không đầy đủ về trầm cảm cũng có nguy cơ tăng mạnh 
đối với những học sinh có dấu hiệu hoặc nguy cơ mắc trầm cảm từ trước đó. 
Học sinh có dấu hiệu trầm cảm nhưng không có hiểu biết về cách tự mình giải 
quyết hay cố tình lảng tránh đều có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vì 
vậy, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài này nhằm đưa ra một số giải pháp 
giúp học sinh THCS thoát khỏi cái bóng của trầm cảm. Với những lý do trên 
chúng tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Giải tỏa căng thẳng và hạn chế trầm cảm ở 
học sinh THCS” nhằm trang bị cho các em học sinh những kiến thức, giải pháp, 5 
 Với “trầm cảm”. ở tuổi thanh thiếu niên, có thể nói “trầm cảm”. đồng 
nghĩa với “tuổi thanh thiếu niên”. Tuổi trẻ này rất dễ bị “trầm cảm”. với nhiều 
nguyên nhân, mà nguyên nhân chủ yếu là do chính bản chất của lứa tuổi thanh 
thiếu niên. Tuy nhiên, xét về các yếu tố gây “trầm cảm”., có thể khái quát những 
nguyên nhân như sau: 
 - Các yếu tố thể chất: Học sinh THCS là những lứa tuổi từ 11 đến 15 
đang học từ lớp 6 đến lớp 9. Đây là thời kì phức tạp và quan trọng trong quá 
trình phát triển của mỗi cá nhân, là thời kì chuyển từ tuổi thơ sang tuổi trưởng 
thành. Tuổi dậy thì thường kèm theo những thay đổi cả về thể chất lẫn tâm sinh 
lý của học sinh; sự lo lắng về những thay đổi của cơ thể trong quá trình phát 
triển; những thay đổi trong tâm tư, tình cảm như: để ý tới bản thân, để ý đến các 
bạn khác giới tâm lý thay đổi của quá trình chuyển từ tuổi nhi đồng sang tuổi 
thiếu niên hoặc thiếu niên sang tuổi thanh niên với ý muốn thể hiện cái tôi mạnh 
mẽ, dễ dẫn đến tâm lý chống đối, cự cãi với các mối quan hệ xung quanh 
 Sự phát triển không cân đối giữa chiều cao và trọng lượng, giữa xương 
ống tay, ống chân, xương ngón tay, ngón chân đã dẫn đến sự thiếu cân đối. Các 
em rất lóng ngóng, vụng về, không khéo léo khi làm việc, thiếu thận trọng, hay 
làm đổ vỡ Sự phát triển về mặt sinh lí cũng như sự biến đổi căn bản về mặt cơ 
thể, với nét đặc trưng lớn nhất là sự phát dục đã dẫn đến nhiều biến đổi về mặt 
tâm lí. 
 - Môi trường bên ngoài: do thời tiết, tiếng ồn, giao thông, bụi và sự ô 
nhiễm môi trường (những nước có nền công nghiệp phát triển “trầm cảm” 
thường chiếm tỷ lệ cao hơn). 
 - Những căng thẳng từ xã hội và gia đinh: Thời hạn của công việc phải 
hoàn thành gấp, yêu cầu học tập, các mối quan hệ bạn bè, gia đìnhthường 
mâu thuẫn, yêu cầu về thời gian và sự tập trung sức lực vào công việc, yêu cầu 
phải thông cảm và hiểu biết, tôn trong lẫn nhau, nếu không được đáp ứng 
 - Áp lực về học hành, thành tích: chương trình học hiện nay khá nặng so 
với khả năng của các em, vì thế để có kết quả tốt dưới những áp lực về thành 
tích, bên cạnh việc học chính khóa ở trường, ở nhà các em còn học thêm, học 7 
 Trong thực tế, có thể xác định những ảnh hưởng của “trầm cảm” đến học 
tập của học sinh THCS. 
a. Ảnh hưởng của “trầm cảm” đến con người: 
 “Trầm cảm” là một hiện tượng thường gặp trong cuộc sống hiện 
đại. “trầm cảm” là căn bệnh của thời đại mà xuất phát của nó chủ yếu là từ môi 
trường, từ điều kiện, cách thức sinh hoạt và tổ chức cuộc sống của con người. 
Nó được hiểu như là những điều khó chịu và áp lực cho các cá nhân. Đối với 
học sinh – sinh viên, “trầm cảm” thường xảy do những nguyên nhân về sự thay 
đổi và phát triển, áp lực học tập, thành tích, sự thiếu tự tin, hay những suy nghĩ 
nhiều về kinh tế, tình cảm; bên cạnh đó còn có nguyên nhân về chế độ dinh 
dưỡng “trầm cảm” có nhiều mức độ khác nhau, sự ảnh hưởng của nó cũng 
biểu hiện vô cùng phong phú. Mặc dù rất hiếm khi “trầm cảm” gây chết người 
một cách trực tiếp. Nhưng hậu quả của nó gây ra vô cùng to lớn, nó có thể phá 
vỡ sự cân bằng cơ thể, dẫn đến những biến loạn về tâm lí, sinh lí, sinh hóa của 
cơ thể gây nên nhiều căn bệnh dai dẳng và nguy hiểm như đường máu, bệnh tim 
mạch, rối loạn tiêu hóa. ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động và chất lượng 
cuộc sống con người. 
 Cuộc sống luôn luôn biến động, “trầm cảm” luôn luôn tồn tại trong đời 
sống hằng ngày, trong suốt quá trình phát triển nhân cách mỗi cá thể. Cuộc sống 
văn minh, xã hội càng phát triển thì con người có thể càng gặp nhiều “trầm cảm” 
hơn. Do đó, việc hiểu biết về “trầm cảm” và những ảnh hưởng của nó đối với 
sức khỏe con người cũng như các biện pháp phòng ngừa “trầm cảm” để có thể 
sống chung với “trầm cảm” là việc làm cần thiết và hữu ích nhằm mang lại sức 
khỏe cho bản thân, cho cộng đồng, giúp con người thích ứng với điều kiện sống 
tốt hơn. 
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến “trầm cảm”. trong học tập của học sinh: 
 - Các yếu tố khách quan – môi trường tâm lí - xã hội: 
 Trong thời đại thông tin bùng nổ, kiến thức được cập nhật nhanh chóng, 
hiện đại. Những phát minh khoa học tiên tiến không phải chờ đến khi đưa vào 
sách học sinh mới biết mà nó đến với các em hằng ngày thông qua mạng xã hội, 9 
 “Trầm cảm” có nhiều mức độ khác nhau, sự ảnh hưởng của nó cũng biểu 
hiện vô cùng phong phú. Mặc dù rất hiếm khi “trầm cảm” gây chết người một 
cách trực tiếp. Nhưng hậu quả của nó gây ra vô cùng to lớn, nó có thể phá vỡ 
sự cân bằng cơ thể, dẫn đến những biến loạn về tâm lí, sinh lí, sinh hóa của cơ 
thể, gây nên nhiều căn bệnh dai dẳng và nguy hiểm như đường máu, bệnh tim 
mạch, rối loạn tiêu hóa. ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động và chất lượng 
cuộc sống con người. 
 “Trầm cảm” của học sinh THCS được biểu hiện ở các trạng thái ứng phó 
tâm lí. Do đó, nó vô cùng đa dạng và phức tạp. Trước yêu cầu của nhiệm vụ học 
tập, học sinh không hoàn toàn bị động, sự tiếp nhận hay chống lại những nhiệm 
vụ ấy tạo nên những biến đổi đồng loạt của các phẩm chất, nhân cách cụ thể: 
 - Biểu hiện về nhận thức trong học tập: Thể hiện ở sự biến đổi trong nhận 
thức về môn học như: ghi nhớ kém, hay nhầm lẫn trong tính toán, 
 - Biểu hiện về mặt sinh lí: Đau đầu, chán ăn, mê sảng, ác mộng, chân tay 
run, toát mồ hôi, khó thở 
 - Biểu hiện về mặt tâm lí: Thể hiện sự không tập trung, mặc cảm tự ti về 
năng lực bản thân, cảm thấy buồn bã, chán nản hay cáu gắt với người khác 
 Có thể nhận thấy mức độ “trầm cảm” trong học tập của học sinh THCS 
như sau: 
 - “Trầm cảm” bình thường: Là chương trình thích nghi bình thường, đảm 
bảo hoạt động sống bình thường, không rõ các biểu hiện tâm lí rối loạn. 
 - Mức độ “trầm cảm” cao: Là chương trình thích nghi xuất hiện những 
biến đổi tâm, sinh lí nhất định khi có tác nhân gây “trầm cảm” từ mức nặng đến 
cực hạn. 
 Mức độ “trầm cảm” trong học tập của học sinh THCS được đánh giá trên 
cơ sở của các quá trình nhận thức và mức độ khó hay dễ của nhiệm vụ học tập 
đối với mỗi HS. 
 1. 2. Thực trạng điều tra học sinh ở trường THCS Thị trấn Gôi 
 Công tác chủ nhiệm lớp là một nhiệm vụ rất quan trọng trong hoạt động 
giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả 
giáo dục cũng như sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Mặc dù các 11 
 Nặng 2 0,6 12 3,4 
 Rất nặng 1 0,3 7 2,0 
 Tổng 22 29,2 53 15,3 
 Nhận xét: Trầm cảm gặp ở 22 học sinh chiếm 6,3%; Lo âu, căng thẳng 
gặp ở 53 học sinh chiếm 15,3%. Trong đó chủ yếu là các mức độ nhẹ và vừa. 
 Bảng 3. Đặc điểm căng thẳng, nguy cơ trầm cảm ở học sinh Trường THCS 
 Thị trấn Gôi 
 Tỷ lệ 
 Đặc điểm căng thẳng, nguy cơ trầm cảm ở học sinh SL 
 % 
 Không bị căng thẳng, trầm cảm 271 78,3 
 Có bị căng thẳng, trầm cảm 75 21,7 
 Áp lực do học online 5 1,4 
 Các loại căng 
 Áp lực học tập, kết quả học tập không như mong đợi 25 7,2 
 thẳng, trầm 
 Bất hòa với người thân (bố, mẹ, anh, chị, em) 20 5,7 
 cảm thường 
 Bất hòa với bạn thân 10 2,8 
gặp ở học sinh 
 Bản thân nghiện trò chơi điện tử, Internet 15 4,3 
 Nhận xét: 75 học sinh bị tác động của căng thẳng, trầm cảm chiếm 21,7% 
toàn trường. Trong đó các mức độ căng thẳng, trầm cảm về áp lực do học online 
(1,4%), áp lực học tập, kết quả học tập không như mong đợi (7,2%), bất hòa với 
bạn thân, gia đình (5,7%) trong đó áp lực do áp lực học tập, kết quả học tập 
không như mong đợi (7,2%), Áp lực do học online (1,4%). 
 Bảng 4. Mối liên quan theo giới 
Rối loạn Có trầm cảm Có lo âu, căng thẳng 
Giới SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 
Nữ (n=149) 15 10,1 31 20,9 
Nam (n=197) 7 3,5 22 11,1 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giai_toa_cang_thang_va_han_che_tram_ca.pdf