Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành thói quen và rèn kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh Lớp 7
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành thói quen và rèn kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành thói quen và rèn kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh Lớp 7
Page 1 MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU: Trang 1.1. Lý do chọn đề tài. 2 1.2. Mục đích nghiên cứu. 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 4 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 5 2. NỘI DUNG: 6 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề. 6 2.2. Thực trạng của vấn đề. 7 2.3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 8 2.4. Kết quả đạt được. 26 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 27 3.1. Kết luận. 27 3.2. Kiến nghị. 27 Teacher: Nguyễn Thị Hạnh Nguyễn Tất Thành Secondary School Nhu cầu sử dụng Tiếng Anh Pagengày 3càng nhiều khi ngày càng đông bạn trẻ muốn thử sức học tập, du lịch, kinh doanh ...với người nước ngoài. Tuy nhiên có một thực tế đáng buồn đó là những người học Tiếng Anh ở Việt Nam lại không thể giao tiếp với người nước ngoài khi họ gặp cho dù họ đã được học Tiếng Anh trong một khoảng thời gian khá lâu.(từ bậc Tiêu học cho đến Đại học). Học sinh ở những vùng xa trung tâm các thành phố công nghiệp như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng không thể đàm thoại những câu giao tiếp hàng ngày cho dù các em đã tốt nghiệp THCS, THPT và thậm chí cả những sinh viên Đại học. Chính thực tế đó, trong năm học 2012- 2013 kĩ năng Nói đã đư ợc đưa vào kì thi học sinh giỏi Quốc gia. Đầu năm học 2013- 2014, trên tất cả các tỉnh thành của cả nước nói chung, cũng như ở Đăk Nông nói riêng, đã đưa vào dạy thí điểm môn Tiếng Anh đổi mới theo chuẩn Châu Âu. Điều đặc biệt là khi tổ chức thi tuyển chọn học sinh lớp 10 môn Tiếng Anh, hoặc vào lớp học sách thí điểm của chương trình lớp 6, ngoài những kĩ năng truyền thống như Nghe, Đọc, Viết như trước đây, những năm gần đây tất cả các học sinh đều phải tham dự kì thì Nói. Tuy nhiên hầu hết tất cả các học sinh đều chưa đạt yêu cầu ở phần thi nói trong khi điểm thi viết của các em khá cao. Từ thực trạng đó, tất cả các giáo viên dạy môn Tiếng Anh THCS nhận thấy rằng việc dạy và rèn luyện cho học sinh nói Tiếng Anh đang là một trong những yêu cầu cấp thiết nhất.Giáo viên Tiếng Anh THCS phải là người chịu trách nhiệm xây nên nền móng vững chắc cho học sinh, giúp các em coi việc giao tiếp Tiếng Anh với người khác là đòi hỏi trước tiên khi học Tiếng Anh. Kết quả của việc dạy Tiếng Anh là sau một quá trình học, học sinh phải nói được Tiếng Anh, có thể giao tiếp được một cách cơ bản nhất trong cuộc sống hàng ngày. Cấp học THCS là thời điểm lứa tuổi phù hợp nhất để hình thành và phát triển kĩ năng Nói ngoại ngữ. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Việc hình thành và rèn luyện kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh thành Teacher: Nguyễn Thị Hạnh Nguyễn Tất Thành Secondary School Điểm mới trong việc dạy nóiPage trong5 chương trình Anh 7 là giáo viên không có một tiết dành cho kĩ năng nói cụ thể mà hầu như giáo viên phải biết lồng ghép vào bài học. Phần lớn việc dạy kĩ năng nói cho học sinh chỉ được vận dụng trong phần Warm Up hoặc phần Production của bài dạy kĩ năng Nghe hoặc Đọc. 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Chương trình Tiếng Anh 7 là một chương trình khá phức tạp và khó đối với người dạy bởi lẽ chương trình Tiếng Anh 7 là một sự kết nối của chương trình Tiếng Anh 6 nhưng mức độ khó của nó không phải nằm ở kiến thức bài dạy mà sự không rành mạch trong yêu cầu rèn luyện kĩ năng đơn vị bài học. Khác với chương trình Tiếng Anh 8, 9, chương trình Tiếng Anh 7 không phân biệt kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết một cách rõ ràng, đặc biệt là yêu cầu của phần luyện kĩ năng nói và viết là hầu như không có. Vì thế nên ngoài mục đích, yêu cầu của bài dạy giáo viên phải linh động lồng ghép hình thành và phát triển cho học sinh những kĩ năng này, đặc biệt là kĩ năng nói, để các em có thể lấy đà để tiếp tục tham gia vào các bài nói phức tạp hơn trong chương trình Tiếng Anh 8,9. Đề tài này tôi áp dụng cho học sinh lớp 7 của trường THCS Nguyễn Tất Thành- nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy. Tôi muốn áp dụng những phương pháp này để hình thành và tạo thói quen sử dụng tiếng Anh hằng ngày cho các em Qua đề tài này tôi muốn trao kinh nghiệm việc hình thành kĩ năng nói với các đồng nghiệp ở các đơn vị trường khác để có thể hoàn thiện những bài dạy môn Tiếng Anh 7 một cách hiệu quả nhất, sinh động nhất và đáp ứng được yêu cầu của thời đại ứng dụng Ngoại Ngữ hiện nay một cách cao nhất. Teacher: Nguyễn Thị Hạnh Nguyễn Tất Thành Secondary School tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo Pagecủa ngư7 ời học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Chương trình phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006 /QĐ –GDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: " Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh." Vì vậy, việc khuyến khích học sinh tham gia nói thông quan việc đóng vai trong các đoạn hội thoại là một trong những cách phù hợp nhất vừa tạo hứng thú cho học sinh, lại vừa giúp các em tiếp nhận những kiến thức vừa được học để các em có thể nhớ tốt hơn, đồng thời lại tạo cho các em phản xạ ngôn ngữ trong giao tiếp. Là một giáo viên giảng dạy tại một ngôi trường nằm xa trung tâm huyện tôi nhận thấy cơ hội giao tiếp Tiếng Anh của học sinh ở đây là rất hạn chế. Những học sinh ở thành phố,thị trấn hoặc các học sinh ở trung tâm lớn có các cơ hội giao tiếp được với người nước ngoài nhiều nên việc giao tiếp của các em rất tốt. Những học sinh của trường tôi nói riêng và hầu hết các trường ở Đăk Nông nói chung dù kiến thức ngữ pháp không thua kém gì học sinh thành phố lớn nhưng khi gặp người nước ngoài các em không thể giao tiếp được với họ dù là các tình huống đơn giản trong cuộc sống. Hệ thống sách giáo khoa từ khối 6 tới khối 9 mới theo sự đổi mới của Bộ giáo dục đều tạo ra các cách tiếp cận với các tình huống hội thoại với các tình huống hay gặp ngoài cuộc sống, nhưng sau khi hoàn thành chương trình học đa số học sinh chưa thực hành giao tiếp được. Qua kinh nghiệm dạy học chương trình Tiếng Anh 7 một vài năm trong khuôn khổ bài viết này tôi xin đề cập đến vấn đề: "Hình thành thói quen và rèn kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 7 " 2.2. Thực trạng vấn đề: Teacher: Nguyễn Thị Hạnh Nguyễn Tất Thành Secondary School để các em có thể hỗ trợ được nhau. Page 9 - Thực hành nói phải có tính hệ thống, liên tục, phải đi từ dễ đến khó. - Tùy theo tình huống và yêu cầu rèn luyện mà giáo viên cần chuẩn bị những hình thức rèn luyện phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. - Hình thành kĩ năng nói trong bất cứ phần nào của bài học mà giáo viên có thể sắp xếp được. - Phải khen thưởng kịp thời những học sinh chăm chỉ, động viên những học sinh có sự cố gắng trong quá trình học để khích lệ tinh thần các em. Những hình ảnh cô và trò cùng luyện tập kĩ năng nói trong các tiết học. Ví dụ: * Phần Warm Up: Giáo viên có thể rèn luyện cho các em nói chuyện với giáo viên khi trả lời các câu hỏi giao tiếp hàng ngày như: +) Các câu hỏi về thời tiết (What's the weather like today? / Do you like this kind of weather? / What weather do you like ?...) +) Các câu hỏi về ngày tháng: What's the date today? +) Tình hình của học sinh: How are you today? / How do you feel now? +) Hỏi về sĩ số: Who's absent today? Teacher: Nguyễn Thị Hạnh Nguyễn Tất Thành Secondary School (1) . Yes/ No question: Page 11 - Giáo viên đưa ra tiêu đề để luyện tập. - Giáo viên cung cấp một số từ gợi ý, kiến thức nền, giáo viên làm mẫu với 1 học sinh khá sau đó yêu cầu học sinh nói tự do. (2). Ask and Answer: - Học sinh có thể thực hành theo cặp. - Nếu thực hành theo nhóm thì nhóm trưởng phải đặt câu hỏi để các thành viên khác trả lời. (Trong trò Chain Game hoặc Find Someone Who) - Giáo viên có thể mở những cuộc thi: Các câu trả lời được tính điểm dựa trên độ chính xác về ngôn ngữ, cũng như thông tin. Hoặc giáo vên có thể hỏi và các em trả lời câu hỏi trong một lượng thời gian nhất định, điểm của các em được tính dựa trên số lượng câu hỏi các em trả lời được. (3). Dialogue: *) Dialogue Build: - Giáo viên cho những từ cơ bản hoặc tranh ảnh liên quan, yêu cầu học sinh xây dựng hội thoại rồi thực hành nói theo cặp. *) Disappearing Dialogue: - Học sinh đàm thoại theo văn bản đã được xóa từ (mỗi gạch là một từ) Ví dụ : S1: How ____ ____ _____ house ____ ____- school? S2: It ____ ______ 2 ________. - Khi đã thạo thì giáo viên xóa hết lời thoại đã viết, trên bảng chỉ còn những nét gạch, học sinh tự nói lại lời thoại một cách đầy đủ. Ví dụ : S1: ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ___ ? S2: ___ ___ ___ ___ ___ . (4) . Substitution Drill: - Thay thế lời thoại hay vấn đề ngữ pháp, từ vựng đã học bằng những lời thoại, vấn đề ngữ pháp, từ vựng mới. - Giáo viên yêu cầu lần lượt học sinh nhắc lại những từ, ngữ mới để bạn khác luyện tập theo kiểu dây chuyền. - Giáo viên có thể dùng bảng từ: viết lên tờ bìa hoặc poster rồi giơ nhanh cho Teacher: Nguyễn Thị Hạnh Nguyễn Tất Thành Secondary School - Giáo viên có thể yêu cầu học sinhPage lắp 13ghép tranh với lời kể: Ghi lời kể vào các tấm bìa cứng, xếp tranh và lời kể lộn xộn. Qua đó yêu cầu học sinh quan sát tranh và ghép lời kể sao cho đúng trật tự của tình tiết xảy ra trong tranh, cũng là trật tự được ghi lên tấm bìa đó. (7) Groupings: - Giáo viên phân chia lớp nhiều nhóm. Phát cho mỗi nhóm trưởng một danh sách ghi tên các từ ngữ theo chủ điểm. Nhiệm vụ của các bạn là phải bổ sung thêm các từ ngữ cho mỗi chủ điểm đó. - Nhóm trưởng là người điều khiển các thành viên trong nhóm tìm được càng nhiều từ càng tốt. Ví dụ: Rooms in the home +) Living room: The place where we often welcome our guests. +) Bedroom : ........................................................................... +) Dinning room:....................................................................... +) Kitchen:,.............................................................................. +) Bathroom: ............................................................................ - Trong chương trình Tiếng Anh 7 hoạt động nhóm khá phổ biến và hiệu quả nhất đó là Survey: Thường hoạt động này được áp dụng vào cuối bài dạy, giáo viên yêu cầu học sinh ngồi theo nhóm hai bàn hỏi các thông tin giao tiếp hàng ngày rồi điền vào bảng. Ví dụ: Sau khi học về các môn học ưa thích giáo viên yêu cầu học sinh hỏi và hoàn thành bảng sau. Name Favourite Subjects Reasons Lan Math and English Interesting, important Tony Music Like singing Mary Physical Education Relax, outside S1: What's your favourite subjects? Why do you like it / them? Teacher: Nguyễn Thị Hạnh Nguyễn Tất Thành Secondary School Page 15 Nga Linh What................name? ------------> ..............Linh. .......old......................? ------------> .............12....... What.......................do? -------------> .............student. ................your house...school? ------> ......about 1 kilometer. How........................school? ----------> ...............bike. (10) Discussion: - Khi học sinh có một vốn từ vựng khá nhiều về một chủ đề nào đó, các em đã có một sự rèn luyện khá nhiều về kĩ năng nói giáo viên có thể phân nhóm và yêu cầu các em thảo luận về chủ đề đó. Ví dụ: Tell me how you take care of your teeth. Group 1: Find out the things we should do. S1: - Brush our teeth regularly. S2: - Go to the dentist regularly. S3: Replace your brush once a month. S4: Eat soft things. S5: Fill the cavity as soon as possible Group 2: Find out the things we shouldn't do. S1: Don't use an old toothbrush. S2: Don't eat too much sweet. S3: Don't smoke. S4: Don't forget to brush teeth before going to bed. S5: Don't eat unhealthy food. c. Một số tiết dạy minh họa: Đa số các đơn vị bài dạy (Unit) trong chương trình Tiếng Anh 7 thì việc yêu cầu học sinh đàm thoại theo cặp, nhóm được yêu cầu tối đa, việc học sinh nói theo một chủ đề Topic chưa được yêu cầu nhiều cho nên giáo viên phải sử Teacher: Nguyễn Thị Hạnh Nguyễn Tất Thành Secondary School
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_hinh_thanh_thoi_quen_va_ren_ki_nang_no.pdf