Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả phần chú thích, dẫn giải trong các tiết dạy thơ trung đại môn Ngữ văn Lớp 7

doc 27 trang sklop7 12/04/2024 1330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả phần chú thích, dẫn giải trong các tiết dạy thơ trung đại môn Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả phần chú thích, dẫn giải trong các tiết dạy thơ trung đại môn Ngữ văn Lớp 7

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả phần chú thích, dẫn giải trong các tiết dạy thơ trung đại môn Ngữ văn Lớp 7
 Hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả phần chú thích, dẫn giải trong các tiết dạy thơ 
trung đại môn Ngữ văn lớp 7
 PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Như chúng ta biết: Môn Ngữ văn là môn khoa học về nghệ thuật ngôn từ, môn 
khoa học nhân văn: “Văn học là nhân học”. Nhận biết đúng đắn về mục tiêu, nhiệm 
vụ của môn học này là một vấn đề hết sức quan trọng. Văn học trung đại là một vấn 
đề khó khăn bởi cả người dạy và người học đều phải vượt qua rào cản về ngôn ngữ. 
Thực tế, chất lượng dạy và học phần văn học trung đại Việt Nam trong chương 
trình Ngữ văn THCS còn thấp. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều nhưng 
một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là năng lực tư duy của học sinh còn 
hạn chế, giáo viên chưa tạo được hứng thú học tập cho các em. Do vậy người thầy 
cần phải tìm hiểu sử dụng phương pháp dạy học như thế nào cho hợp lý, linh hoạt 
để tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng khi học phần văn học trung đại Việt 
Nam này nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục và đào tạo.
1. Cơ sở lý luận:
 Một trong những thuộc tính mà một văn bản quy phạm pháp luật cần phải có 
là tính khả giải. Để văn bản – những thực thể trong kho tàng di sản văn hóa thành 
văn của dân tộc và nhân loại – đi vào cuộc sống đương thời có thể hiểu được đối 
với những đối tượng tiếp nhận nhất định thì khâu chú thích, dẫn giải có vai trò vô 
cùng quan trọng. Vì thế, giảng dạy văn học nhất là văn học cổ trung đại không thể 
không quan tâm đến vấn đề này.
 Có rất nhiều từ ngữ xuất hiện trong các văn bản văn học cổ trung đại mà nhiều 
người không biết. Đây là một hiện tượng rất phổ biến. Hơn nữa, giữa việc tạo ra 
ngôn từ và hiện thực có một khoảng cách nhất định. Ngôn từ xưa đã trở thành khó 
hiểu đối với ngày nay. Điều này cản trở không nhỏ tới việc thâm nhập, cảm nhận 
văn học cổ của các độc giả thời hiện đại, đặc biệt là học sinh lớp 7 THCS. Những 
tác phẩm văn học cổ trung đại được đưa vào giảng dạy ở trong chương trình Văn 7 
thật không dễ hiểu đối với đối tượng học sinh phổ thông. Nếu người giáo viên đứng 
lớp trước một văn bản cổ trung đại mà không nắm vững những câu chữ, ý tình 
thông qua phần chuẩn bị giảng, tìm các căn cứ chắc chắn, khoa học, chính xác 
trong cách hiểu thì tri thức chuyển tải trong giờ học liệu có là mô phạm cho nền 
tảng tri thức của học sinh?
 2. Cơ sở thực tiễn:
 Nhằm đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực chủ động của 
 học sinh, coi trọng vị trí vai trò của người học vừa là đối tượng vừa là chủ thể. 
 Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, người thầy cần biết định hướng để phát triển 
 tối đa năng lực học sinh. Thông qua quá trình học tập dưới sự chỉ đạo của giáo 
 viên, học sinh phải tích cực, chủ động cải biến mình, biết chủ động thu thập tài 
 liệu, thông tin về bài học; biết sắp xếp những thông tin ấy một cách khoa học; biết 
 thuyết trình, thảo luận, thắc mắc, bổ sung về những điều mình chưa tỏ trong quá 
 trình học tập Nếu giáo viên biết phát huy nội lực từ phía người học thì sẽ nâng 
 1/27 Hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả phần chú thích, dẫn giải trong các tiết dạy thơ 
trung đại môn Ngữ văn lớp 7
 Từ tháng 9/2012 đến tháng 2/2015.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 Trong quá trình dạy môn Ngữ Văn lớp 7, tôi đã dần từng bước tìm ra cách tiếp 
cận nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ trung đại từ góc độ các chú thích, dẫn 
giải để học sinh tiếp thu bài giảng tốt hơn.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 - Phương pháp dự giờ thăm lớp
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh... 
 3/27 Hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả phần chú thích, dẫn giải trong các tiết dạy thơ 
 trung đại môn Ngữ văn lớp 7
 thực hiện ý kiến của người chủ biên hay người biên soạn về văn bản thì “chú thích” 
 thông thường chỉ có tính chất thông báo khách quan” (E.V.Likhtentâyin – “Lý 
 thuyết và thực hành”). Thực ra chú thích và chú giải đều là huấn hỗ, Tây phương 
 đều dùng một từ là commentaire hoặc commentary.
 Đúng như X.A.Rây-se nhận định: “Khó lòng tìm được thông tin nào chép một 
 cách máy móc từ từ điển hay từ sổ tay tra cứu lại đủ để thích cho văn học. Việc đưa 
 ra giới hạn giữa thông tin nghiên cứu và thông tin không nghiên cứu là vô nghĩa.” 
 và ông khẳng định: “Không một người chú thích nào lại đồng ý rằng có loại thông 
 báo có thể mang tính chất khách quan. Chính việc chuyển lời giải thích từ sách trả 
 cứu vào phần chú thích của văn bản là nguyên nhân của sai lầm, có khi rất đáng tức 
 cười.” (X.A.Rây-se – “Cơ sở văn bản khoa học”).
 Từ những nhận định xác đáng trên đây, chúng tôi có thể khẳng định rằng chú 
 thích và chú giải là hai hoạt động văn bản học có chung một chức năng nhiệm vụ, 
 chỉ khác nhau về phạm vi và cấp độ triển khai.
 Trong sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ chú thích, dẫn giải 
văn bản. Từ điển học sinh cấp II có ghi “chú thích là ghi thêm cho rõ nghĩa một từ 
hay một bài văn, dẫn giải là chỉ dẫn, giải thích chỗ khó hiểu.” Như vậy đây là thuật 
ngữ có nội hàm khá rộng và tương đương với thuật ngữ chú giải trong văn bản học. 
2. Nội dung của chú thích, dẫn giải văn bản:
 Chú thích văn bản cổ thường có các nội dung sau đây:
 a) Vừa chú thích, vừa phê bình gắn liền với từng chữ từng câu cần được chú giải. 
 Một điều lưu ý là đối với di sản văn hoá thành văn của nước láng giềng, chủ yếu 
 của Trung Hoa, in ấn ở Việt Nam, việc chú giải nói chung có điều chỉnh, bổ sung 
 cho phù hợp với yêu cầu trong nước ít nhất là sắp đặt cho gọn, rõ trọng điểm chứ 
 không là chép nguyên dạng các bản ấn hành ở nước ngoài. Mặt khác, việc chú giải 
 này nhiều khi bộc lộ tinh thần độc lập suy nghĩ, phá bỏ những ràng buộc của truyền 
 thống.
 b) Trước thường có xu hướng chú thích, dẫn giải văn bản theo lối "tầm chương 
 trích cú". Bằng loại chú, dẫn giải về xuất xứ câu, chứ, ý trong truyện, thơ. Với từng 
 câu, từng chữ, từng ý của tác phẩm cần chú giải nhà văn bản học tìm những câu, 
 những chữ tương đương trong tiếng Hán để dẫn ra làm căn cứ xuất xứ. Sau phiên 
 âm, phiên dịch sang tiếng Việt, từ đó định hướng, gợi mở lí giải nội dung, ý nghĩa 
 của chữ nghĩa tác phẩm.
 c) Còn xu hướng chú thích, dẫn giải văn bản cổ trung đại theo hướng: tiến hành 
 trích dẫn sao cho người đọc hiểu một cách riêng biệt từng chữ, từng ý và nói nội 
 dung ý nghĩa của từng lời trích dân liên quan đến văn bản tác phẩm. Các nhà văn 
 bản học chú ý gợi mở cho người đọc thoát ra ngoài ý nghĩa từng câu, từng chữ để 
 nắm bắt nội dung ý nghĩa trong sự tương quan giữa các điển cố, chữ sách dẫn với 
 điều được chú thích.
 5/27 Hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả phần chú thích, dẫn giải trong các tiết dạy thơ 
trung đại môn Ngữ văn lớp 7
 Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: công việc chú thích, dẫn giải văn bản là một 
công việc bạc bẽo. Phải tốn biết bao nhiêu thời giờ công sức mới tìm được những 
tư liệu đáng tin cậy, đủ viết đôi ba dòng chú thích nhưng đã mấy ai hiểu được 
những nội cực nhọc ấy khi đôi ba dòng chú thích này?
 Tuy vậy, nếu không có những lời chú thích, dẫn giải ấy, nhiều cái hay, cái đẹp, 
cái độc đáo, tài tình ẩn tàng trong văn bản sẽ bị bỏ qua, cũng có nghĩa là biết bao 
nhiêu tinh hoa tài năng biểu lộ trong nghệ thuật ngôn từ ở quá khứ sẽ bị chôn vùi 
trong quên lãng. Vì thế, đối với một văn bản cổ phải coi phần chú giải cũng có giá 
trị và quan trọng như phần chính của văn bản.
 Như vậy chỉ bằng vài dòng chú thích, dẫn giải văn bản mà tác phẩm trở nên sinh 
động hấp dẫn hơn. Những cái hay, cái đẹp, cái tài tình, cái độc đáo ẩn tàng trong 
tác phẩm được phô bày và gây hứng thú đặc biệt cho đối tượng tiếp nhận, giúp độc 
giả hiểu sâu giá trị tinh thần, hoàn cảnh, tâm sự, ý tưởng của tác giả gửi gắm trong 
tác phẩm.
 Có thể nói, chú thích, dẫn giải văn bản góp phẩn không nhỏ vào việc làm sống 
lại những giá trị thành văn trong quá khứ của dân tộc và nhân loại. Đặc biệt, đối với 
học sinh ở bậc THCS nói riêng, bậc THPT nói chung, chú thích dẫn giải là một con 
đường giúp các em tiếp cận bước đầu với tác phẩm. Chỉ một vài dòng chú thích về 
tác giả hay tác phẩm của người biên soạn cũng đủ giúp các em đặt những bước 
chân đầu tiên bước vào thế giới kỳ thú của tác phẩm ấy. 
4.Phân loại chú thích, dẫn giải văn bản và những yêu cầu đặt ra đối với chú 
thích, dẫn giải văn bản:
4.1. Ở Trung Hoa truyền thống, việc chú giải các sách kinh điển bao gồm hai hình 
thức chủ yếu:
 “Chú” có nhiệm vụ giải thích cụ thể ngôn từ (âm đọc), ý nghĩa, nhân danh, địa 
danh, vật phẩm, chế độ nghi lễ,...
 “Sớ” có nhiệm vụ chú giải, mở rộng các văn bản và chú giải những lời của đời 
trước.
 Bên cạnh đó, “chú” và “sớ”, còn có hai hình thức nữa, thường chỉ dung với một 
loại văn bản. Đó là “truyện” và “tiên”.
 “Truyện” có nhiệm vụ nêu rõ ý nghĩa, tôn chỉ mục đích của chính văn bản và 
giải thích phần “chú”.
 “Tiên” là phần chứa đựng những điều bổ sung và đính chính, thậmc hí phản bác 
lại ý kiến bình luận, giải thích chính văn của văn bản đã có trước đó và những lời 
giải thích của người xưa.
 Ở Việt Nam, một thời gian trước đây, các nhà chú thích dẫn giải văn bản chỉ chú 
ý đến ba loại (theo sự khảo sát của Nguyễn Thạch Giang trình bày trong cuốn 
“Nguyễn Du – Truyện Kiều” – NXB ĐH & THCN.H.1976):
 • Chú thích về xuất xứ
 7/27 Hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả phần chú thích, dẫn giải trong các tiết dạy thơ 
trung đại môn Ngữ văn lớp 7
thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Trần Nhân Tông còn là một nhà văn 
hóa, một nhà thơ tiêu biểu của thời Trần. Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên 
Trường trông ra được sáng tác trong dịp Trần Nhân Tông về thăm quê cũ ở Thiên 
Trường (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay).”
 • Yêu cầu đối với loại chú giải lịch sử - văn học:
 Điều cần chú ý ở đây là không nên biên soạn loại chú giả này thành một bài 
nghiên cứu hoặc tranh luận, bút chiến về những vấn đề chung của văn bản tác 
phẩm. Cố gắng đạt tới chỗ ngắn gọn, tinh xác, cụ thể thiết thực nhất mà khả năng 
cho phép.
 c) Chú giải từ ngữ:
 Loại chú giải này rất quan trọng. Nó hỗ trợ trí nhớ của người đọc văn bản. Nó 
dựng lại khung cảnh, không khí trong quá khứ, xuất hiện trong văn bản. Loại này 
tập hợp những lời giải thích: tên người, tên đất, sự kiện lịch sử, những thông tin có 
tính chất thời sự đối với đương thời nay đã trở nên khó hiểu; những lời ẩn dụ, ví 
von...những điển tích, xuất xứ của trích dẫn, những từ cổ, từ ngữ địa phương, từ 
ngữ dùng khác với cách dùng thông thường, từ gốc nước ngoài, từ của tiếng nước 
ngoài, những thuật ngữ...
 Ví dụ: Chú giải (1) trong SGK Ngữ văn 7, bài “Bài ca Côn Sơn” (Côn Sơn ca) 
của Nguyễn Trãi:
 (1) Côn Sơn: thuộc thôn Chi Ngại, xã Cộng Hòa, ở phía đông bắc huyện Chí 
Linh, tỉnh Hải Dương. Nguyễn Trãi đã sống ở đây từ khoảng cuối năm 1437 hay 
đầu năm 1438 cho đến ngày bị hại (1442), dù là từ năm 1439 đã được vua Lê Thái 
Tông xuống chiếu vời ra giữ nước.
 • Yêu cầu đối với loại chú giải từ ngữ: 
 Khi viết chú giải từ ngữ cho văn bản, người chú giả cần phải xuất phát từ văn 
bản, giúp cho người đọc nắm được chiều sâu ý nghĩa của văn bản, dựa trên những 
trường lên tưởng lịch sử; cần bám sát trình độ khoa học hiện đại về các mặt ngôn 
ngữ, văn học, lịch sử, triết học, khoa học tự nhiên; lời chú giải cần được viết ngắn 
gọn nhưng đầy đủ, rõ ràng, tránh lối giải thích chung chung cho mọi văn cảnh theo 
kiểu từ điển; cần phải chú ý đến giá trị biểu cảm, sắc thái tu từ của từ được chú giải.
4.2. Những yêu cầu đối với chú thích, dẫn giải từ ngữ:
 Đối với mọi loại văn bản không nhất thiết phải có đủ cả ba loại chú giải nói trên 
nhưng nhìn chung cả ba loại chú giải đó thường phối hợp gắn bó với nhau theo 
những tỷ lệ nhất định xuất phát từ nội dung văn bản và trình độ của đối tượng tiếp 
nhận quy định tạo thành cầu nối giữa văn bản và người tiếp nhận.
 Nếu chú thích, dẫn giải càng cụ thể, đầy đủ, chi tiết thì người tiếp nhận càng dễ 
hiểu văn bản nột cách sâu sắc hơn. Nếu không chú thích dẫn giải văn bản hoặc chú 
thích dẫn giải một cách qua loa, sơ sài thì đối tượng khó tiếp nhận văn bản, có thể 
hiểu sai, thậm chí không hiểu văn bản.
 9/27

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_khai_thac_hieu_qua.doc