Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử
Khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH ------------------------&---------------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ ” MÔN: LỊCH SỬ TÊN TÁC GIẢ: TẠ THẠC TUẤN CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN Năm học: 2021 - 2022 1 Khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử. II. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lý luận: Bộ môn Lịch sử với những đặc trưng riêng của nó có vai trò và tác động to lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay. Tuy nhiên ngày nay việc học sinh không thích học cũng như tìm hiểu về lịch sử dân tộc ngày càng nhiều. Nhiều em cho rằng đây là một môn học thuộc lòng mất nhiều thời gian lại khô khan, nhàm chán. Thiếu hiểu biết lịch sử là điều vô cùng nguy hiểm khi văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam hội nhập với văn hóa và con người của nhiều dân tộc trên thế giới. Vậy tại sao học sinh lại thiếu hiểu biết và không thích học Lịch sử? Cũng có nhiều nguyên nhân. Song không thể phủ nhận nguyên nhân xuất phát từ việc dạy và học Lịch sử của chúng ta từ trước đến nay còn nặng về cung cấp kiến thức gây ra tình trạng quá tải cho học sinh. Do đặc điểm của việc nhận thức Lịch sử là không trực tiếp quan sát sự kiện, nhân vật quá khứ nên việc tạo biểu tượng là một yêu cầu quan trọng trong dạy học bộ môn. Biểu tượng lịch sử là hình ảnh chân thực của quá khứ về hiện thực quá khứ được phản ánh trong óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất. Việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học, tuy nhiên nó chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Chúng ta mới chỉ quan tâm đến kênh chữ nhiều hơn mà không nhận thấy kênh hình không những là nguồn kiến thức quan trọng mà nó còn là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học lịch sử trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Trong các buổi bồi dưỡng thay sách giáo viên mới chỉ được giải thích về kênh chữ, nội dung, phương pháp mà chưa được bồi dưỡng cụ thể về kênh hình. Có nhiều kênh hình mới mà giáo viên chưa thật nắm rõ về xuất xứ cũng như nội dung của nó. 2. Cơ sở thực tiễn: Hiện nay nhiều giáo viên còn ngại sử dụng kênh hình do sợ mất thời gian hoặc nếu có sử dụng thì chỉ mạng tính chất minh họa cho bài giảng nên chưa phát huy được hết hiệu quả của nó. 3 Khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử. cố gắng đưa ra các phương pháp học tập tích cực mà cụ thể là: tích cực sưu tầm tranh ảnh tư liệu, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng và luôn tìm tòi những phương pháp để khai thác kênh hình một cách hiệu quả nhất. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU -Nâng cao trình độ chuyên môn. -Đổi mới trong phương pháp giảng dạy để phù hợp với từng đối tượng học sinh. -Trao đổi lí luận về phương pháp dạy học.Học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp. Nghiên cứu thực trạng hứng thú học tập của học sinh THCS đối với môn lịch sử. từ đó tìm ra mối liên hệ giữa hứng thú, động cơ, thái độ học tập và kết quả học tập của học sinh. Góp phần xây dựng những phương pháp gây hứng thú học tập đối với các môn học cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh THCS. IV. ĐỐI TRƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tất cả học sinh các khối lớp 8, 9 của trường THCS trong những năm học vừa qua. Đề tài này tôi đã, đang và sẽ được áp dụng vào quá trình giảng dạy môn Lịch sử ở trường THCS với tất cả các khối lớp. Bên cạnh có thể áp dụng phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học cho một số môn học khác như Địa lý, Sinh học, vv V. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập với việc: khai thác, phân tích nội dung và ý nghĩa của kênh hình trong sách giáo khoa và cả những kênh hình sưu tầm bên ngoài có liên quan vào bài học Lịch sử một cách phù hợp để tăng tính hấp dẫn trong giờ học Lịch sử, góp phần phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử bậc trung học cơ sở. Kết hợp việc sử dụng bản đồ, lược đồ và các hình ảnh minh họa để phân tích về một nhân vật lịch sử, một trận đánh hay một sự kiện lịch sử mà giáo viên đang trình bày giúp giáo viên gây được hứng thú, suy ngẫm trong học sinh, hướng các em đến với nội dung của bài học. Học sinh yêu thích bộ môn, hứng thú và tích cực học tập hơn, như vậy sẽ cho kết quả cao hơn. 5 Khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử. I. KHẢO SÁT THỰC TẾ. 1. Thực trạng khi chưa sử dụng đề tài Năm học 2021 -2022 tôi được phân công dạy lớp 8A, 8B, 8C, 8D, 8E, 9A, 9B, 9D.9E Trước thực tế các em học sinh tuy đã có kĩ năng ban đầu trong việc chuẩn bị bài nhưng các em hầu hết không thích học môn lịch sử, thậm chí còn sợ môn sử. Đầu năm học trong khoảng 4 tuần đầu tiên, tôi cho các em làm bài kiểm tra 15 phút với yêu cầu liên hệ so sánh kiến thức của bài trước với bài sau thì còn rất nhiều em rất lúng túng, làm bài không được tốt, không tự tin. Thậm chí một số em lập biểu bảng thống kê cũng chưa thành thạo,. Từ những sự việc nêu trên dẫn đến nhiều em hiểu bài chưa sâu, không biết so sánh, lien hệ kiến thứ giữa các bài. 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện Kết quả kiểm tra 15 phút sau 4 tuần, trước khi thực hiện đề tài: Lớp Sĩ số Điểm trên 5 % Điểm dưới 5 % 9A 48 32 66,6% 16 33,4 % 9B 47 30 63,8 % 17 36,2 % 9D 43 26 60,1% 17 39,9 % 9E 34 18 52,9 % 16 47,1% 8A 45 28 62,2% 17 37,8% 8B 44 27 61,4% 17 38,6% 8C 45 26 57,8% 19 42,2% 8D 35 18 51,4% 17 48,6% 8E 29 15 51,7% 14 48,3% II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. Nhiều năm qua bức xúc trước vấn đề học sinh không hiểu gì về lịch sử nhân loại cũng như lịch sử dân tộc mình và đặc biệt những năm gần đây tình trạng học sinh thi vào các trường đại học tỉ lệ điểm thấp ở bộ môn Lịch sử là rất nhiều. Điều này không chỉ riêng tôi mà rất rất nhiều giáo viên nói chung và giáo viên bộ môn Lịch sử nói riêng, các cấp quản lí phải lưu tâm và suy nghĩ. Do đó tôi mạnh dạn đưa ra một vài 7 Khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử. Loại 2: Hình ảnh lịch sử. Trong loại hình ảnh lịch sử lại có hai nhóm chính: Nhóm1: Hình ảnh minh họa tình hình quân sự, kinh tế, văn hoá, chính trị, khoa học kĩ thuật... Nhóm 2: Hình ảnh về nhân vật lịch sử. Thứ 2: Phải nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình. Việc nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình đóng một vai trò rất quan trọng, giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong quá trình tổ chức khai thác kênh hình trên lớp. - Hình ảnh màu, sắc nét và sinh động hơn hình ảnh trong sách giáo khoa. - Thông tin phong phú và có những đánh giá về vấn đề lịch sử mang tính hiện đại, phù hợp với quan điểm hiện nay hơn. - Tiết kiệm được thời gian tìm kiếm thông tin... Thứ 3: Xác định mục đích cần hướng đến khi khai thác kênh hình. Việc xác định mục đích cần hướng đến khi khai thác kênh hình, là nhằm tránh sự chệch hướng trong quá trình khai thác và để đạt hiệu quả cao nhất sau khi khai thác. Thứ 4: Thiết kế câu hỏi hợp lý, trọng tâm. Câu hỏi hợp lý, trọng tâm, có ý nghĩa rất quan trọng, nó không những phát huy được tính tích cực, phát triển khả năng tư duy của học sinh; mà còn giúp học sinh hiểu sâu, nhớ kĩ những kiến thức được tìm hiểu... 2.2. Nguyên tác khai thác kênh hình: Giáo viên đứng lớp cần phải có sự chuẩn bị chu đáo cẩn thận, nghiên cứu kỹ trước nội dung các kênh hình trước khi lên lớp. Chuẩn bị lời nói ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và gây hứng thú cho học sinh. Chính yêu cầu đó sẽ giúp người giáo viên nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong các giờ lên lớp. Ngoài ra các giờ sử dụng kênh hình trong dạy học giáo viên chủ yếu đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo, còn học sinh phải tự quan sát nghiên cứu để rút ra kiến thức. Giáo viên phải khắc phục khó khăn sưu tầm các tài liệu có liên quan đến kênh hình, trao đổi chuyên môn tổ, cụm chuyên môn để có cách sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa một cách hiệu quả nhất. 9 Khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử. tự rút ra được ý nghĩa của kênh hình đó. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm, cá nhân hoặc toàn lớp Hiệu quả sử dụng kênh hình còn phụ thuộc vào sự ham muốn của học sinh, giáo viên phải là người đưa ra tình huống có vấn đề để kích thích sự hiểu biết của học sinh, khơi dậy niềm đam mê của học sinh đối với môn học. 2.3. Ứng dụng cụ thể: Với những kĩ năng cơ bản và các nguyên tắc nêu trên, dưới đây là một số ứng dụng cụ thể: Hình 1: Bãi đỗ ô tô ở Niu-Yoóc năm 1928 Hình 2: Công nhân xây dựng cao ốc ở Mĩ Hình3 : Nhà ở của người lao động Mĩ những năm 20 của thế kỷ XX (Lớp 8, Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ) * Mục đích cần hướng đến: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình hình nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỷ XX. * Kiến thức cơ bản để khai thác: - Hình 1: là hình ảnh một bãi đỗ xe ô tô tại một bờ biển ở Niu Óoc vào ngày nghỉ cuối tuần. Vào thời điểm đó người Việt Nam chưa có nổi chiếc xe đạp để đi nhưng người Mĩ đã đi xe hơi. Hình ảnh đó thể hiện sự văn minh, hiện đại và đẳng cấp của người Mĩ luôn đi trước thời đại, nó cũng thể hiện sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp Mĩ, đặc biệt là công nghiệp chế tạo ô tô. Hình 1: Bãi đỗ xe ô-tô tại một bờ biển ở Niu Óoc năm 1928. Hình 2: là nhà ở của người lao động Mĩ. Nó thể hiện xã hội Mĩ có sự phân hóa sâu sắc giữa người giàu (những triệu phú, tỉ phú) với người nghèo, những người nghèo chỉ có những túp lều tranh, dột nát, bẩn thỉu, như các “ổ chuột” làm nơi trú ngụ, bên cạnh 11 Khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử. * Kiến thức cơ bản để khai thác: Tiểu sử về Hitle Adolf Hitle sinh ngày 20-4-1889, tự sát ngày 30-4-1945. Là chủ tịch đảng Đức Quốc xã từ năm 1921, làm thủ tướng Đức từ năm 1933, Ông kiến lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ tam Đế quốc, cấm chỉ tất cả các đảng đối lập và bức hại các đối thủ chính trị. Ông đã khởi phát thế chiến thứ hai, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác, được gọi là cuộc Đại đồ sát dân Do Thái. Mặc dù vậy, nhân vật này chỉ trong vòng vài năm đã bước lên ngôi Thủ tướng Đức và cuối cùng, đã trở thành người cầm quyền độc tài, cai trị phần lớn châu Âu. Hit-le là một trong số ít các nhân vật trong lịch sử nhân loại đã phát huy một năng lực hủy hoại hiếm thấy. • Câu hỏi sử dụng Câu 1: Em hãy quan sát thật kĩ bức tranh biếm họa về Hit-le và cho biết nội dung bức tranh muốn nói lên điều gì? Câu 2: Em biết gì về trùm phát xít Hít-le? Câu 3: Qua những hiểu biết của mình; Em đánh giá như thế nào về nhân vật này? Ảnh : Quốc trưởng nước Đức Hít le Trên đây là một số ví dụ cụ thể về việc khai thác kênh hình như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất, do phụ trách giảng dạy môn Lịch sử ở khối lớp 8 nên phần lớn những ví dụ mà tôi đưa ra chủ yếu nằm trong chương trình lớp 8. Trong khuôn khổ 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_khai_thac_kenh_hinh_trong_day_hoc_lich.doc