Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập phát triển sức bền cho học sinh Khối 7 trong giảng dạy môn chạy bền
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập phát triển sức bền cho học sinh Khối 7 trong giảng dạy môn chạy bền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập phát triển sức bền cho học sinh Khối 7 trong giảng dạy môn chạy bền
MỤC LỤC A. Phẩn mở đầu .... 3 I. Bối cảnh của đề tài .... 3 II. Lý do chọn đề tài ..... 3 III. Phạm vi đối tượng nghiên cứu .... 4 IV. Mục đích nghiên cứu ....... 5 V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu ..... 5 B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm .... 6 I. Cơ sở lí luận 6 1. Đặc điểm kĩ thuật của môn chạy bền... 6 2. Các giai đoạn tiếp thu bài tập.. 8 3. Đặc điểm biến đổi sinh lý của nội dung chạy cự ly 800m nữ và 1500m nam .... 9 II. Thực trạng vấn đề ..... 10 1. Tình hình học tập nội dung chạy bền của học sinh .... 10 2. Thực tế việc áp dụng các bài tập phát triển sức bền của học sinh . 10 III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề . 10 1. Lựa chọn một số bài tập phát triển sức bền cho học sinh .. 10 2. Việc thực hiện các bài tập mới . 11 3. Ý kiến của học sinh về độ khó dễ của bài tập 13 IV. Hiệu quả mang lại của sáng kiến .... 14 V. Khả năng ứng dụng và triển khai ......... 15 VI. Ý nghĩa của sáng kiến ..... 15 C. Kết luận và kiến nghị ..... 16 I. Những bài học kinh nghiệm ... 16 II. Những kiến nghị đề xuất ... 17 Tài liệu tham khảo 18 1 A. MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của đề tài Trong công cuộc đổi mới đất nước, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội. TDTT ngày càng được phát triển mạnh mẽ và là một bộ phận không thể thiếu trong giáo dục con người phát triển toàn diện. Ngoài ra TDTT còn là một phương tiện có hiệu quả để nâng cao sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, góp phần tích cực bồi dưỡng nhân lực con người, đáp ứng yêu cầu lao động và sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Do đó phải đào tạo con người Việt Nam phát triển cân đối toàn diện, có đạo đức - trí thức - thể chất - thẩm mĩ và lao động. Tập luyện TDTT còn góp phần vào việc đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. TDTT còn được coi là sứ giả của hòa bình, là cầu nối giữa các dân tộc trên thế giới, mở rộng quan hệ ngoại giao thúc đẩy kinh tế phát triển nâng cao vị thế quốc gia. Thực tế ở đâu công tác giáo dục thể chất được quan tâm thì ở đó sức khoẻ con người được nâng lên tạo điều kiện cho các lĩnh vực khác phát triển. Mục đích giáo dục thể chất của nước ta là: Bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người phát triển toàn diện, có sức khoẻ dồi dào, thể chất cường tráng, có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng một cách đắc lực và sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh. II. Lí do chọn đề tài Công tác giáo dục thể chất ở trường trung học cơ sở thực sự có vị trí rất quan trọng, do đó việc tìm ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất trong các trường học đang là một vấn đề cấp thiết đặt ra cho toàn Đảng, toàn ngành TDTT và giáo dục đào tạo. Trong chương trình giáo dục thể chất ở trường THCS có nội dung Chạy bền được giảng dạy xuyên suốt chương trình từ lớp 6 đến lớp 9, không chỉ phong phú, đa dạng, hấp dẫn, phù hợp mọi lứa tuổi, giới tính, mà còn là một nội dung thi đấu chủ yếu trong các kỳ Hội thao, Hội khỏe...của cấp THCS. 3 IV. Mục đích nghiên cứu Đề tài thành công nhằm đưa ra một số bài tập tập nhằm phát triển sức bền cho học sinh khối 7 trong giảng dạy môn chạy bền. V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Trước đây giáo viên sử dụng bài tập ít, chủ yếu đi thẳng vào hướng dẫn kĩ thuật bài dạy. Sáng kiến đã đưa ra một số bài tập phát triển sức bền cho học sinh khối 7 rất cụ thể, sáng tạo, có nội dung và định lượng rõ ràng. Bài tập vận dụng theo trình tự từ dễ đến khó, khối lượng vận động tăng dần, vừa sức với học sinh. 5 luôn là thành tố chủ yếu của trình độ thể lực và có mối quan hệ chặt chẽ với tố chất sức mạnh, nhanh và sức bền. VĐV chạy nhanh ở cự ly cuối cùng (100m) hoặc khi muốn vượt đối phương là thuộc loại sức bền yếm khí. Song nếu xét hoạt động của cả cự ly chạy thì sức bền của VĐV chạy 800 nữ và 1500m nam là sức bền ưa khí. Vì vậy sức bền tốc độ tốt hay xấu là phụ thuộc vào lượng dự trữ ATP và CP cũng như glucozen trong gan và cơ bắp. Còn sức bền ưa khí chủ yếu vào năng lực ưa khí V02 max của VĐV. 1.2. Kĩ thuật chạy bền + Kĩ thuật chạy bền gồm 3 giai đoạn: - Giai đoạn xuất phát và tăng tốc độ sau xuất phát; - Giai đoạn chạy giữa quãng; - Giai đoạn về đích. 1.2.1. Giai đoạn xuất phát và tăng tốc độ sau xuất phát. Kĩ thuật chạy bền sử dụng kĩ thuật xuất phát cao có 2 điểm chống. Khi có lệnh “vào chỗ”, người chạy tiến vào vị trí xuất phát, đặt chân thuận (khỏe) sát phía sau vạch xuất phát, chân kia chống phía sau, thân trên hơi ngã về trước, khuỵu gối. Tiếp đó là tăng độ ngã thân trên về trước và hạ thấp trọng tâm hơn nhưng không được làm mất thăng bằng. Tay để so le với chân, mắt nhìn thẳng, đầu hơi cúi. Khi súng phát lệnh nổ (hoặc có lệnh “chạy”) thì lập tức xuất phát. Sau xuất phát phải chú ý tăng tốc độ ngay. Độ ngã của thân trên phụ thuộc vào tốc độ chạy. Khi chạy đạt đến tốc độ cần thiết thì ngừng tăng tốc và chuyển sang giai đoạn chạy giữa quảng. 1.2.2. Giai đoạn chạy giữa quãng. - Độ dài và tần số bước chạy giữa quãng là tương đối đồng đều. Tốc độ chạy không cao như ở chạy cự li ngắn. Tư thế thân người: Thân trên hơi ngã về trước không quá 4 - 50 , hai vai lắc không đều, đầu giữ thẳng theo cột sống để các cơ cổ và cơ mặt được thả lỏng tự nhiên, tạo tư thế chạy thoải mái. Động tác của chân: Lực chủ yếu đẩy cơ thể về trước trong chạy chủ yếu là lực đạp sau của 2 chân. Vì vậy cần phối hợp đạp sau với độ ngã thân 7 Với giai đoạn này đòi hỏi người học tiếp thu kĩ thuật động tác ở mức độ hoàn chỉnh, toàn diện, biết kết hợp nhuần nhuyễn động tác ở mức độ cao, áp dụng được cả trong thi đấu. 3. Đặc điểm biến đổi sinh lý của nội dung chạy cự ly 800m nữ và 1500m nam: Theo Pharophen các bài tập định lượng được chia ra làm 2 nhóm chính, đó là các bài tập có chu kỳ và không có chu kỳ, các bài tập được chia ra làm các nhóm phụ thuộc vào công suất, cường độ và các yếu tố sinh lý của hoạt động công suất tối đa, dưới tối đa, lớn và trung bình. Chạy 800m nữ và 1500m nam là hoạt động công suất dưới tối đa nên có những đặc điểm biến đổi sinh lý như: Các yêu cầu về lực và tốc độ co cơ trong chạy 800m nữ và 1500m nam không đạt mức cao nhất. Hoạt động của toàn bộ cơ thể thay đổi mạnh lúc bắt đầu vận động và tiếp tục tăng nhanh nhất là về cuối cự ly chạy 800m nữ và 1500m nam. Lượng máu tham gia vào tuần hoàn tăng lên do được huy động ra từ kho dự trữ. Số lượng hồng cầu, bạch cầu và hệ thống hêmôglôbin trong đơn vị thể tích máu tăng lên. Tần số hô hấp và thể tích hô hấp tăng nhanh và sau khi chạy kết thúc 800m nữ và 1500m nam, thời gian kéo dài khoảng 2 - 4 phút. Sự phân giải NTP và CP chiếm 20%, 50% do phân giải yếm khí và 25% do các quá trình ưa khí. Nguồn cung cấp glucôgen trong cơ, việc sử dụng glucôgen trong máu ở đây rất hạn chế. Việc tiêu hao năng lượng trong các bài tập dưới cực đại phụ thuộc vào thời gian và tính chất hoạt động. Cụ thể là 25 - 40kcal/phút. Hoạt động của cơ quan bài tiết thay đổi không đáng kể, mồ hôi tiết ra ít, thân nhiệt tăng rõ rệt, quá trình điều nhiệt bằng bay hơi chưa kịp xảy ra. Nguyên nhân mệt mỏi trong chạy 800m nữ và 1500m nam là do các sản phẩm trao đổi chất tích luỹ nhiều trong cơ thể làm giảm độ PH và tích luỹ nhiều acid lactic trong cơ. Lứa tuổi này rất phù hợp với việc luyện tập phát triển cơ thể, tập luyện chạy bền thường xuyên, khoa học giúp cơ thể nâng cao khả năng hoạt động, sự thăng bằng, tính linh hoạt của thần kinh. Tập luyện giúp hệ tuần hoàn, hệ hô hấp phát triển tốt, nâng cao khả năng co bóp của tim, khả năng trao đổi 9 Bảng 1: Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức bền (n = 10) Kết quả TT Nội dung phỏng vấn Số người Tỷ lệ lựa chọn (%) BT1: Chạy biến tốc (200m nhanh + 200m 1 10 100% chậm) x 2 lần, quãng nghỉ 3 – 4 phút. BT2: Chạy lặp lại các đoạn từ 2 10 100% (200 - 600m) x 2 lần, quãng nghỉ 5 – 6 phút. BT3: Chạy lặp lại các đoạn từ 30m -> 100m 3 9 90% x 2 lần, quãng nghỉ 3 – 4 phút. BT4: Bài tập hỗn hợp (chạy cự ly giảm dần, tăng dần). 4 7 70% - Chạy 600m - 400m - 200m - 100m. - Chạy 100m - 200m - 400m - 600m. BT5: Chạy việt dã biến tốc (chạy trên địa hình 5 4 40% tự nhiên, thay đổi tốc độ) Dựa trên kết quả của bảng 1, các bài tập có tỷ lệ phần trăm từ 70% trở lên chúng tôi lấy làm bài tập tập luyện phát triển sức bền cho học sinh. Đó là các bài tập: 1, 2, 3, 4. Riêng bài tập 5 đa số cho rằng nội dung chưa phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 7 nên tôi không đưa vào sử dụng huấn luyện cho học sinh. 2. Việc thực hiện các bài tập mới Đề tài đã tiến hành thực hiện trên 2 nhóm ( nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng), hai nhóm có số lượng bằng nhau (30 học sinh), độ tuổi tương đương, tỉ lệ nam, nữ bằng nhau, thể lực tương đương, sân bãi như nhau, thực hiện từ tuần 10 đến tuần 15 trong học kì I. Nhóm đối chứng đề tài cho thực hiện các bài tập trước đây với thời gian bằng thời gian thực hiện các bài tập mới của nhóm thực nghiệm. Bài tập 1: Chạy biến tốc (200m nhanh + 200m chậm) x 2 lần, quãng nghỉ 3 – 4 phút. 11 BT3: Chạy lặp lại các đoạn từ 30m -> 100m 60 33,3 6,7 0 x 2 lần, quãng nghỉ 3 – 4 phút. BT4: Bài tập hỗn hợp (chạy cự ly giảm dần, tăng dần). 36,7 50 13,3 0 - Chạy 600m - 400m - 200m - 100m. - Chạy 100m - 200m - 400m - 600m. Qua bảng trên cho thấy hầu hết học sinh đều thực hiện các bài tập ở mức độ trung bình trở lên, động tác ở mức độ tốt và khá cao hơn mức trung bình. Điều này được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ sau: 60 50 Tốt 40 30 Khá 20 Trung bình 10 Yếu 0 Bài tập 1 Bài tập 2 Bài tập 3 Bài tập 4 Biểu đồ 2.1: Khả năng thực hiện các bài tập mới Qua bảng 2 và biểu đồ 2.1 cho thấy bài tập đưa ra là không khó, học sinh đều thực hiện được từ mức trung bình trở lên, đạt yêu cầu của môn học. Như vậy các bài tập đề tài đưa ra là phù hợp với học sinh. 3. Ý kiến của học sinh về độ khó dễ của bài tập Bảng 3: Ý kiến Tổng số Mức độ học sinh Số lượng Tỷ lệ Khó 0 0% 30 Vừa sức 28 93,3% Dễ 2 6,7% 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bai_tap_phat_trien_suc_ben_cho.doc