Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ chuyên môn ở trường THCS

pdf 34 trang sklop7 16/07/2024 1350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ chuyên môn ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ chuyên môn ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ chuyên môn ở trường THCS
 “Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng tổ chuyên môn ở trường THCS” 
 MỞ ĐẦU 
 1. Tên đề tài: 
 “MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ 
 CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THCS” 
 2. Lý do chọn đề tài: 
 Trong giai đoạn hiện nay hòa trong xu thế phát triển kinh tế thế giới, nhu 
cầu hội nhập và phát triển là một nhu cầu tất yếu. Muốn có con người có khả 
năng sáng tạo thì phải có một nền giáo dục phát triển tương xứng với thời đại 
của nó. Và để có những con người biết sáng tạo thì đó chính là trách nhiệm của 
các thầy cô giáo trong nhà trường mà nhà trường THCS là một khâu, một giai 
đoạn trong quá trình đào tạo ra những con người, những sản phẩm mà quốc gia 
mong muốn. 
 Để đạt được mục tiêu giáo dục THCS phải coi trọng công tác xây dựng 
đội ngũ giáo viên " vừa hồng, vừa chuyên",đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, 
mạnh về chất lượng, có như vậy mới góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng 
và đáp ứng được mục tiêu giáo dục mà Đảng ta đã đề ra trong giai đoạn hiện 
nay. Để xây dựng được đội ngũ giáo viên như đã nói ở trên thì công tác quản lý 
chuyên môn trong nhà trường là một khâu và là một trong những giải pháp góp 
phần đạt được mục tiêu nói trên. 
 Trong thực tế giảng dạy ở các nhà trường THCS việc nâng cao chất lượng 
quản lý công tác chuyên môn được các nhà trường hết sức quan tâm và các cấp 
quản lý giáo dục như phòng giáo dục, Sở giáo dục đặc biệt coi trọng. Song vấn 
đề này còn nhiều bất cập, nhiều vấn đề cần phải tiếp tục sửa đổi điều chỉnh vì 
những lý do như: đội ngũ giáo viên ở các cấp cơ sở giáo dục phần nhiều chưa 
đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp phát triển giáo dục trong tình hình 
mới, có biểu hiện tụt hậu về năng lực chuyên môn, phẩm chất đúng như Nghị 
quyết Đại hội Đảng IX đánh giá:"Đội ngũ giáo viên, giảng viên thiếu về số 
lượng, cơ cấu không đồng bộ, chất lượng thấp. Một bộ phận giáo viên trình độ 
chuyên môn yếu, phẩm chất nhân cách kém. Đa số giáo viên sử dụng phương 
pháp dạy học và giáo dục lạc hậu, nặng về truyền thụ kiến thức, ít coi trọng rèn 
luyện cho học sinh phương pháp tư duy độc lập, sáng tạo và thái độ đúng đắn 
trong học tập và cuộc sống". Ý thức chấp hành các qui định của các cấp cơ quan 
có thẩm quyền, chấp hành nội qui, qui chế của một bộ phận giáo viên chưa cao. 
Trong những điều kiện thực tại của nền giáo dục đất nước ta hiện nay để đạt 
được những mục tiêu nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã giao phó cho ngành 
giáo dục quả thật còn rất nhiều điều phải làm mà trong đó vấn đề làm thế nào để 
nâng cao chất lượng dạy và học, trong nhà trường hiện nay là một trong những 
nhiệm vụ, giải pháp bức thiết. 
 1/15 
 “Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng tổ chuyên môn ở trường THCS” 
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của tổ khoa học tự nhiên trường 
THCS nơi tôi đang công tác trong thời gian tới. Qua đề tài, bản thân rút ra 
được những kinh nghiệm giúp ban giám hiệu chỉ đạo chuyên môn cho những 
năm học sau đạt kết quả cao hơn. 
 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 
 - Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác 
chuyên môn tổ khoa học tự nhiên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của GV 
tổ KHTN Trường THCS nơi tôi đang công tác 
 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 Để đạt được mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ sau: 
 - Làm rõ cơ sở lý luận công tác chuyên môn và các biện pháp quản lý 
chuyên môn ở trường THCS hiện nay. 
 - Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng của công tác quản lý chuyên 
môn của tổ trưởng từ năm học 2018-2019 đến nay. 
 - Đề xuất một số giải pháp cơ bản trong công tác quản lý, chỉ đạo chuyên 
môn của tổ trưởng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên tổ 
khoa học tự nhiên ở Trường THCS nơi tôi đang công tác trong thời gian tới. 
 6. Phạm vi nghiên cứu 
 Nghiên cứu vai trò của tổ trưởng trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt 
động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên tổ 
khoa học tự nhiên ở Trường THCS nơi tôi đang công tác. 
 Về thời gian khảo sát, đề tài giới hạn từ năm học 2018-2019 đến nay. 
 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 
 - Phương pháp quan sát. 
 - Phương pháp điều tra, phỏng vấn. 
 - Phương pháp phân tích và tổng hợp. 
 N I DUNG 
 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 
1.1 Một số khái niệm cơ bản về nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên 
 - Chất lượng là "Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của người, sự vật" (Theo 
Từ điển tiếng Việt). Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính, nó là 
cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng 
thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật. Sự vật trong khi vẫn còn 
là bản thân nó thì không thể mất chất lượng của nó. Sự thay đổi chất lượng kéo 
theo sự thay đổi của sự vật, về căn bản chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn 
 3/15 
 “Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng tổ chuyên môn ở trường THCS” 
chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất 
lượng và hiệu quả giáo dục”. 
 Quá trình dạy học là một quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh 
trong đó dưới tác động chủ đạo như tổ chức, điều khiển của giáo viên, học sinh 
tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhằm thực hiện tốt các 
nhiệm vụ dạy học đã đặt ra”. 
 Căn cứ khái niệm dạy học ở trên có thể thấy đội ngũ giáo viên là lực 
lượng chủ yếu, quan trọng nhất trong mỗi nhà trường và là lực lượng quyết định 
cho sự thành công của quá trình dạy - học. Năng lực chuyên môn, phương pháp 
sư phạm, uy tín cá nhân của mỗi giáo viên có ảnh hưởng rất to lớn đến chất 
lượng đào tạo của nhà trường cũng như thương hiệu của nhà trường đó. Uy tín 
của nhà trường luôn gắn liền với uy tín của các thầy cô giáo tài năng và tâm 
huyết với nghề. Nghị quyết TW2 khoá VIII của Đảng đã khẳng định:" Giáo viên 
là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo 
viên phải có đủ đức, đủ tài”. 
 Quản lý công tác chuyên môn trong nhà trường bao gồm: 
 - Quản lý thực hiện nội dung chương trình. 
 - Tổ chức và quản lý nền nếp dạy học. 
 - Tổ chức chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học. 
 - Phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. 
 - Kiểm tra đánh giá các hoạt động trên. 
 - Quản lý việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. 
 Các nhà quản lý giáo dục ở các trường THCS thông qua công tác quản lý 
chuyên môn có trách nhiệm phát huy hết tiềm năng của từng giáo viên. Lãnh 
đạo nhà trường cần làm cho mỗi thầy cô giáo phải ý thức được: thầy cô giáo chỉ 
thực sự được học sinh kính trọng khi họ có tâm và có tài, thể hiện rõ của cái tâm, 
cái tài đó là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn vững 
vàng và phương pháp sư phạm tốt. Từ đây người lãnh đạo gắn kết họ lại nhằm 
tạo ra sức mạnh tổng hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và mục tiêu giáo 
dục của nhà trường. 
 Quản lý các hoạt động chuyên môn chính là điều khiển, chỉ đạo các hoạt 
động dạy-học trong nhà trường làm cho nó đi theo một quĩ đạo,vận hành nó một 
cách có khoa học, có kế hoạch ,có tổ chức và luôn phải kiểm tra, giám sát, uốn 
nắn, sửa chữa kịp thời các sai sót và phát huy cái tốt nhằm đạt mục tiêu đặt ra 
ban đầu. 
 1.3. Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên 
 Thực trạng giáo dục đào tạo nước ta trong thời gian qua tuy đã thu được 
nhiều thành tựu đáng kể, đã có bước phát triển mới, góp phần chuẩn bị tiền đề 
 5/15 
 “Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng tổ chuyên môn ở trường THCS” 
khen thưởng kịp thời, động viên khích lệ thúc đầy sự tiến bộ của từng cán bộ 
giáo viên. 
2.3 Khó khăn 
 Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo 
viên của tổ khoa học tự nhiên trường THCS nơi tôi đang công tác còn gặp một 
số khó khăn sau: 
 - Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, nhất là các 
phòng học chức năng và phương tiện CNTT hiện nay thiếu nhiều do trang thiết 
bị được cấp khá lâu nên bị xuống cấp trầm trọng và không có khả năng khôi 
phục nên giáo viên đang tiếp cận được cái mới, phương tiện dạy học mớithì bị 
gián đoạn. 
 - Đội ngũ giáo viên còn thiếu, nhất là giáo viên đặc thù, trình độ chưa 
đồng đều, được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, cơ cấu các bộ môn chưa hợp 
lý. Bên cạnh đó số giáo viên là nữ chiếm trên 80%, một số giáo viên nhà ở xa 
trường, đường xá đi lại xa xôi nên ảnh hưởng đến thời gian, sức khoẻ giành cho 
việc học tập và nghiên cứu, bồi dưỡng học sinh giỏi. 
 - Bên cạnh một số giáo viên thực hiện khá tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ, 
thực hiện có hiệu quả công tác giảng dạy, phối kết hợp với các tổ chức khác 
trong trường, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong sinh hoạt chuyên môn để 
nâng cao chất lượng bộ môn; vẫn còn một số giáo viên nhận thức chưa đầy đủ 
và thực hiện chưa đạt hiệu quả cao về chuyên môn, lúng túng trong việc xây 
dựng kế hoạch, thực hiện giờ sinh hoạt chuyên môn nên chất lượng bộ môn và 
giáo dục học sinh còn có hạn chế. 
 - Do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, nên một số thầy cô giáo chưa thực 
sự yên tâm với kinh tế gia đình dẫn đến phần nào ảnh hưởng đến công tác tự 
học, từ bồi dưỡng của bản thân. 
 - Nhiều giáo viên còn thờ ơ trong phong trào thi đua viết sáng kiến kinh 
nghiệm, nghiên cứu đề tài khoa học và làm đồ dùng dạy học. Nguyên nhân phần 
lớn do giáo viên chưa hiểu và hình thành được cách viết sáng kiến kinh nghiệm, 
nghiên cứu đề tài khoa học và làm đồ dùng dạy học, chưa có tính khích lệ để 
giáo viên nghiên cứu đề tài. 
 - Tình hình hoạt động của tổ chuyên môn bộc lộ nhiều hạn chế: Thời gian 
dành cho sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn chưa thỏa đáng; nội dung sinh hoạt tổ 
mang tính hành chính sự vụ, chưa đi sâu vào hoạt động nghiệp vụ chuyên môn; 
một bộ phận giáo viên còn thờ ơ với việc đổi mới phương pháp dạy học; giáo 
viên trong tổ chưa có điều kiện chia sẻ, hỗ trợ nhau về chuyên môn và nghiệp 
vụ sư phạm...Những hạn chế đó làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trong 
nhà trường và đồng thời chưa thực hiện đầy đủ yêu cầu giáo dục hiện nay. 
 7/15 
 “Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng tổ chuyên môn ở trường THCS” 
 3.2. Tăng cƣờng vai trò của tổ trƣởng chuyên môn trong quản lý dạy 
học ở trƣờng 
 3.2.1. Quản lý giảng dạy của giáo viên 
 - Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần tháng, học kì và cả 
năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác 
theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và 
Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường; 
 - Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy 
bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; 
 - Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học 
đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình; 
 - Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn 
giảng của tổ viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, 
dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; sử dụng đồ dùng dạy 
học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình; soạn 
giáo án theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và sách giáo 
khoa, thảo luận các bài soạn khó; viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất 
lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát 
hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém...); 
 - Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, giáo 
viên mới tuyển dụng (đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá; 
dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy 
học, ứng dụng CNTT trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, 
phương pháp kiểm tra, đánh giá...). 
 - Điều hành hoạt động của tổ (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kì quy 
định về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; lưu 
trữ hồ sơ của tổ; thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo quy định); 
 - Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên 
(thực hiện hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối 
chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm 
theo quy định; kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ...); 
 - Dự giờ giáo viên trong tổ theo quy định (37 tiết/giáo viên/năm học); 
 - Các hoạt động khác (đánh giá, xếp loại giáo viên; đề xuất khen thưởng, 
kỷ luật giáo viên... Việc này đòi hỏi tổ trưởng chuyên môn phải nắm thật rõ về 
tổ viên của mình về ưu điểm hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy 
được phân công). 
 9/15 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nham_nang_cao.pdf