Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện kĩ năng nói tiếng Anh hiệu quả cho học sinh Lớp 6, 7
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện kĩ năng nói tiếng Anh hiệu quả cho học sinh Lớp 6, 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện kĩ năng nói tiếng Anh hiệu quả cho học sinh Lớp 6, 7
“Một số biện pháp luyện kĩ năng nói tiếng Anh cho học sinh lớp 6, 7” UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS LỆ CHI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN KĨ NĂNG NÓI TIẾNG ANH HIỆU QUẢ CHO HỌC SINH LỚP 6, 7 Lĩnh vực: Ngoại ngữ Cấp học: Trung học Cơ sở Tác giả: Nguyễn Kim Duyên Đơn vị công tác: Trường THCS Lệ Chi Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC 2019 – 2020 “Một số biện pháp luyện kĩ năng nói tiếng Anh cho học sinh lớp 6, 7” BẢNG THỐNG KÊ CÁC TỪ VIẾT TẮT Các từ viết tắt Chú thích GD & ĐT Giáo dục và đào tạo THCS Trung học cơ sở SGK Sách giáo khoa GV Giáo viên HS Học sinh T Teacher ( giáo viên) S Student ( học sinh) “Một số biện pháp luyện kĩ năng nói tiếng Anh cho học sinh lớp 6, 7” PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ I . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Năm học 2019-2020 là năm học tiếp tục thực hiện đề án thực hiện chương trình đổi mới việc dạy tiếng Anh theo Quyết định số 1400/QĐ-TT ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020, nhằm đổi mới và tạo bước chuyển rõ nét về chất lượng, hiệu quả việc dạy và học tiếng Anh. Sự ban hành đề án là cần thiết để sớm được triển khai, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Mục tiêu của Đề án được xác định là: Đổi mới toàn diện việc dạy và học tiếng Anh trên toàn quốc. Triển khai nghiêm túc, đồng bộ Chương trình mới từ cấp Tiểu học; đổi mới công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực giáo viên; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy và học bộ môn. Phấn đấu học sinh phổ thông được học chương trình mới đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam; đa số học sinh tốt nghiệp THPT có năng lực sử dụng tiếng Anh độc lập, tự tin trong giao tiếp góp phần phát triển xã hội, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày nay tiếng Anh chiếm giữ vị trí quan trọng nhất trong các mối quan hệ đối ngoại trên thế giới. Tiếng Anh giúp chúng ta nghiên cứu, giao tiếp với nước ngoài ở nhiều lĩnh vực. Vì thế người học phải thành thạo các kĩ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc và viết. Một thực tế không thể phủ nhận khi học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là học sinh có thể nghe hiểu tốt nhưng điều này không có nghĩa là các có thể nói tốt. “ Tai thính” không tương quan với nói tốt. Mục đích của sử dụng ngôn ngữ là giao tiếp các ý tưởng giữa người với người. Như vậy, nói dường như kĩ năng quan trọng và khó phát triển nhất. Trong nhiều tiết học tiếng Anh học sinh có rất ít cơ hội để thực hành ngôn ngữ, giáo viên tập trung dạy danh mục các đơn vị ngữ pháp - từ vựng. Nhiều học sinh nhớ hàng trăm đơn vị từ vựng và hàng chục quy tắc ngữ pháp nhưng vẫn không thể nói được. Điều này giải thích một phần tại sao sau khi tốt nghiệp số lượng học sinh có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh ở mức độ căn bản chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn. Dạy tiếng Anh THCS theo chương trình mới là hướng HS hoàn thiện 4 kĩ năng nghe, nói, đọc viết, trong đó chú trọng phát triển cho HS kĩ năng giao tiếp, nhằm mục đích giúp HS có khả năng sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản và tương đối thành thạo dưới các hình thức nghe, nói, đọc viết, tiến đến việc hình thành năng lực sử dụng Tiếng Anh dễ dàng, có hiệu quả trong giao tiếp thông thường. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, các em tiếp tục học tập nâng cao hoặc đi vào lao động sản xuất, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, tiếp thu và đón nhận nhưng tinh hoa của nhân loại thông qua giao tiếp với bạn bè các nước tiên tiến bằng tiếng Anh. Chính vì thế giáo viên dạy tiếng Anh phải chú trọng các kĩ năng dạy ngôn ngữ, trong đó kĩ năng dạy giao tiếp tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển ngôn ngữ cho HS. Từ yêu cầu bộ môn và thực tế giảng dạy bản thân tôi quyết định nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp luyện kĩ năng 1/15 “Một số biện pháp luyện kĩ năng nói tiếng Anh cho học sinh lớp 6, 7” PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận: Dạy tiếng Anh theo chương trình mới của đề án là hướng đến dạy HS biết kỹ năng giao tiếp tiếng Anh. Như các tài liệu tham khảo nhận định “Phương pháp Giao tiếp hay Đường hướng Giao tiếp (Communicative Approach) được xem như phương pháp dạy học ngoại ngữ phổ biến nhất và hiệu quả nhất hiện nay”. Chương trình Sách giáo khoa mới được biên soạn dựa theo quan điểm của phương pháp này. Mục tiêu cuối cùng của dạy học ngoại ngữ là phát triển kỹ năng giao tiếp/kỹ năng ngôn ngữ (linguistic skills), năng lực giao tiếp (communicative competence). Ngoài ra, phương pháp Giao tiếp còn chú ý tới phương diện nghĩa của ngôn ngữ, hay nói một cách khác cần lưu ý tới ý định giao tiếp (intention of communication). Khái niệm này về sau các nhà ngôn ngữ gọi là chức năng ngôn ngữ (language function). Mục đích cuối cùng của người học ngoại ngữ không chỉ tiếp thu và nắm chắc kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) mà cần phải đạt được năng lực (khả năng) giao tiếp; tức là phát triển được tất cả 4 kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) và sử dụng được ngôn ngữ để giao tiếp. Chính vì thế, GV dạy tiếng Anh hướng HS đến hoàn thiện 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết, trong đó kĩ năng nói đóng vai trò quan trọng. 2. Cơ sở thực tiễn: Trong những năm qua, theo chương trình và sách giáo khoa mới, phương pháp mới trong dạy và học, đặc biệt hơn là khi bài giảng của giáo viên soạn trên phần mềm trình chiếu PowerPoint sinh động, hấp dẫn, nhiều học sinh rất yêu thích môn học, năng động hơn trong mọi hoạt động. Tuy nhiên đối tượng học sinh yếu vẫn còn nhiều. Trong khi học nói tiếng Anh các em gặp rất nhiều trở ngại: các em phải đối diện với giáo viên do đó thấy khó diễn đạt bằng ngôn ngữ, các em sợ mắc lỗi, sợ bị thầy cô chê, xấu hổ khi phải nói trước các bạn trong lớp nhất. Một trở ngại nữa là số học sinh trong lớp khá đông ( 40 đến trên 40 em) nhưng thường chỉ có một học sinh được yêu cầu nói một lần trong nhóm lớn. Ngoài ra, khi học sinh có hai phương tiện ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Việt để sử dụng thì xu hướng tự nhiên là các em sẽ sử dụng phương tiện tốt và dể dàng hơn là tiếng Việt. Điều này khiến cho giáo viên đứng lớp suy nghĩ tìm ra những mô thức tương tác hiệu quả hơn. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ - Chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh 6, 7 mới yêu cầu đánh giá học sinh theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo về chuẩn tiếng Anh theo khung sáu bậc của châu Âu. - Để thực hiện đúng lộ trình giảng dạy cho học sinh theo khung sáu bậc của châu Âu thì kĩ năng nói là một trong những kĩ năng mà đa số học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu mới đề ra. - Theo thông tư số 5333 của Bộ GD và ĐT thì sau khi hoàn thành chương trình Tiếng Anh lớp 6, học sinh có thể phát âm được các âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong các câu ngắn và đơn giản khác nhau. Nói được các chỉ dẫn ngắn và đơn giản sử dụng trong các hoạt động học tập trong lớp học. Hỏi và trả 3/15 “Một số biện pháp luyện kĩ năng nói tiếng Anh cho học sinh lớp 6, 7” động này GV cung cấp sơ lược thêm cho HS kiến thức về văn hóa, xã hội mà có liên quan đến bài các HS sẽ thực hành nói. - GV có thể cho HS tham gia các hoạt động cặp hoặc nhóm như thảo luận hoặc chơi trò chơi. Thông qua các hoạt động này, GV giới thiệu chủ điểm bài học. GV dùng các thủ thuật như là: + Brainstorming + Chatting/ Discussion + Kim’s game + Lucky numbers 1.2. Speaking: * Pre-speaking: a. Vocabulary: - GV có thể dạy một số từ mới theo yêu cầu của nội dung bài. Trong phần này GV sẽ giúp cho HS có được vốn kiến thức từ vựng về chủ điểm mà các em sẽ nói. - GV hướng dẫn HS làm một số bài tập về từ vựng về chủ đề sắp học, bài tập nhằm giúp HS tăng thêm ngữ liệu ngôn ngữ về chủ điểm mà HS sẽ nói ở phần while -speaking và phần post- speaking. Các dạng bài tập HS thường thực hiện: + Matching English words with the pictures + Put the words into the correct groups + Write words that match the pictures + Complete the sentences b. Grammar: - GV giới thiệu ngữ liệu mới là làm rõ nghĩa, cách phát âm, cấu trúc hình thái, và cách dùng của một mục dạy nào đó trong một ngữ cảnh nhất định. Mục dạy có thể là các mẫu lời nói, hay ngữ pháp, hoặc một nội dung chủ điểm nào đó, thường được giới thiệu thông qua một bài hội thoại hay một bài khoá, hoặc những tình huống có sự hỗ trợ của giáo cụ trực quan. + Hình thái (Form: pronunciation; grammar) + Ngữ nghĩa (Meaning) + Cách sử dụng (Use) - Một đặc điểm nổi bật của phương pháp mới trong việc giới thiệu ngữ liệu là phương pháp mới rất chú trọng tới việc phải làm sao cho học sinh tiếp thụ bài học không chỉ qua nghe thụ động mà còn được vận động trí óc, chủ động tham gia vào quá trình của họat động này qua nhiều hoạt động ngôn ngữ khác nhau. Do đó thông qua các bài tập về ngữ pháp, giáo viên dùng câu hỏi gợi mở để HS tự rút ra cách sử dụng từ và cấu trúc câu. Các bài tập thường là: + Complete the dialogue + Complete the sentences + Write the sentences * While- speaking: - Học sinh dựa vào tình huống gợi ý (qua tranh vẽ, từ ngữ, cấu trúc câu cho sẵn hoặc bài hội thoại mẫu) để luyện nói theo yêu cầu. 5/15 “Một số biện pháp luyện kĩ năng nói tiếng Anh cho học sinh lớp 6, 7” Making models Making pottery Ice-skating Dancing Carving wood T. asks SS to do exercises 2: SS complete the table boring unsual interesting Making pottery dancing Ice- skating Making models Carving wood - Before Ss do this activity, have them look at the Look Out! Box. Write some examples sentences on the board to make one sentence with each picture. - Call Ss to give some examples. - Ask Ss to work individually and tick the appropriate boxes. Then, they move on to complete the five sentences. 1. I find making pottery.because.. 2. I think dancing is ..because 3. I find ice –skating..because 4. I think making models is ..because - Call on a student to model the first sentence. - Ask Ss to write their anwers on the board. - Have other Ss give comments b. Grammar: T. elicits the target languages Eg: I find making pottery interesting. I think that making pottery is interesting. Form: find + sth/ doing +adj. Think (that) sth/ doing sth +is + adj Use: Đưa ra ý kiến về điều gì đó Meaning: Nhận thấy.. 2. While –speaking: - Have Ss give comments ( SS use pictures to give their opinions) 3. Post- speaking ( Production): - Have Ss work in pairs to make conversations as in the example. - Ask Ss to take turns being the person who ask the questions. This student has to note down his/ her partner’s answers to report to the class later. 7/15 “Một số biện pháp luyện kĩ năng nói tiếng Anh cho học sinh lớp 6, 7” Beginning of the lesson: Good morning. How are you? / Did you have a nice weekend? / Have you done your homework? / Let’s play a game now, shall we? /Are you ready?... Ask for repetition: Would you mind repeating? / Could you say it again? / Pardon?... Asking for clarification: What is it? Please tell me again. / What do you mean? / Could you explain more about..?... Ask for ideas/opinions: What do you think about that(name)? / Do you have any ideas/ opinions? / How about you?... Checking: Is that clear? / Okay so far? / Have you got it / that? Trong các hoạt động trên lớp, thường thì giáo viên nên sử dụng toàn bộ tiếng Anh (mainly English), đôi khi phải sử dụng Tiếng Việt (mainly Vietnamese) và đôi khi sử dụng cả hai ngôn ngữ ( a mixture of the two languages). English Vietnamese Both Introducing the lesson Checking attendance Organizing Classroom control / discipline Giving praise Presenting new language Introducing a new text Asking questions on the text Correcting errors Setting homework 2.2. Luyện nói qua thực hành cấu trúc ngữ pháp: Hiện nay nhiều học sinh lớp 8 ,9 có vốn từ vựng và ngữ pháp khá tốt nhưng rất ngại nói tiếng Anh trong giờ học, không có thói quen giao tiếp, các em không tự tin giao tiếp từ những câu đơn giản như giới thiệu bản thân Do vậy giáo viên cần tạo điều kiện cho các em rèn luyện kĩ năng nói từ lớp 6, 7. Để tạo môi trường thuận lợi cho học sinh giao tiếp, tôi đã thực hiện vai trò là người hướng dẫn và tổ chức thực hiện, uyển chuyển kết hợp nhiều hoạt động trong giờ dạy nhằm giúp các em tư duy, tham gia thực hành sôi nổi. Từ đó các em tự tin giao tiếp, say mê hứng thú học bộ môn thông qua các thủ thuật thực hành cấu trúc ngữ pháp trên lớp. Ví dụ: English 6: Unit 2 – Lesson 7: Looking back (Part 2) Part 2. Make sentences. Use appropriate preppositions of place. 1. Presentation: - Review preppositions of place: in/ under/ behind/ next to/ on /between/ in front of 2. Practice: Make sentences using the preppositions of position 9/15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_luyen_ki_nang_noi_tie.doc