Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO MỸ ĐỨC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÙNG XÁ ----------------*&*-------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC” Lĩnh vực: Quản Lý Họ tên: Nguyễn Thị Thúy Hòa Chức vụ: Hiệu Trưởng Đơn vị: Trường THCS Phùng Xá Năm học: 2011 – 2012 Một số biện pháp quản lý nhăm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- III/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Tập trung nghiên cứu tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường trong ba năm học 2009 – 2010, 2010 – 2011, 2011 – 2012. Theo dõi và tập hợp kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh ở toàn bộ các khối lớp trong nhà trường ba năm học 2009 – 2010, 2010 – 2011, 2011 – 2012. IV/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Nhận thức về vai trò đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Điều tra tình hình đội ngũ giáo viên của trường ba năm học 2009 – 2010, 2010 – 2011, 2011 – 2012. Nghiên cứu kết quả giáo dục học sinh ba năm học 2009 – 2010, 2010 – 2011, 2011 – 2012. Đối chiếu kết quả chất lượng đội ngũ với kết quả giáo dục học sinh để đưa ra kết luận: Chất luợng đội ngũ tốt thì hiệu quả giáo dục ắt sẽ tốt. Biện pháp quản lý tốt thì chất lượng đội ngũ sẽ tốt, phong trào toàn diện của đơn vị nhà trường sẽ đạt thành tích ngày càng cao. V/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, TIẾN HÀNH: Trong quá trình công tác và quản lý nhà trường người Hiệu trưởng thường xuyên cập nhật các thông tin chính xác về chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng học sinh để có các biểu thống kê chính xác, chuẩn chỉnh về: Kết quả tự đánh giá của từng giáo viên, đánh giá xếp loại của Tổ chuyên môn, đánh giá xếp loại của Hội đồng thi đua nhà trường, đánh giá xếp loại của Hiệu trưởng đối với từng thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường. Thống kê các số liệu cụ thể của các năm học đối với từng lớp, từng học sinh về chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Đối chiếu cá biểu mẫu thống kê và đưa ra các giải pháp cụ thể có hiệu quả thiết thực trong việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm xây dựng đội ngũ có chất lượng cao để nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường THCS. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3 Nguyễn Thị Thúy Hòa Trường THCS Phùng Xá Một số biện pháp quản lý nhăm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHẦN HAI: NỘI DUNG I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Đảng ta đã đặc bịêt coi trọng vị trí con người, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khoá VII đã nêu: “Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của xã hội. Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phải quán triệt về chăm sóc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người”. Đứng trước yêu cầu đó của cách mạng, Giáo dục - Đào tạo phải đào tạo ra những con người tự chủ, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề thường gặp, tự lo được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống, qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thực hịên nhiệm vụ của Giáo dục không ai khác ngoài vai trò của người thầy giáo, vì đó là lực lượng chủ chốt của ngành, đồng thời quyết định sự thành bại sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo. Bàn về vị trí vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp giáo dục, nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói:” Thầy giáo là nhân vật trung tâm trong nhà trường, là người quyết định đào tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy thầy giáo phải không ngừng phấn đấu vươn lên, rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu về mọi mặt, để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa. Thủ tướng cũng chỉ rõ: “ Vấn đề lớn nhất trong giáo dục hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách làm tròn sứ mạng của mình. Chất lượng giáo dục trước mắt và tương lai tuỳ thuộc vào đội ngũ này. Cho nên lo cho sự phát triển về giáo dục thì khâu quan trọng bậc nhất là lo cho chất lượng đội ngũ giáo viên.” Có thể nói, năng lực và phẩm chất tốt đẹp của các thầy cô giáo là bài học sống, sinh động đối với học sinh, có vai trò quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách học sinh. Trong tình hình đất nước đang đổi mới hiện nay, người thầy lại có vị trí quan trọng trong việc đµo tạo ra những con người có ích cho xã hội. Không có thầy giỏi thì khó có học trò giỏi được. Chính vì thế để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh thì điều cần thiết là phải xây dựng được đội ngũ giáo viên có phẩm chất chính trị cao, vững vàng về chuyên môn, tinh thông về nghịêp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn hoá về trình độ đào tạo. Đồng thời phải tạo ra được một môi trường giáo dục thuận lợi để cho họ có thể phát huy cao nhất năng lực của mình, để mỗi người không ngừng tự bồi dưỡng về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá của ngành giáo dục. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 5 Nguyễn Thị Thúy Hòa Trường THCS Phùng Xá Một số biện pháp quản lý nhăm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- III/ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC: Năm học 2011 – 2012 trường THCS Phùng Xá có 43 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó: Giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là 34 đồng chí, có 24 đồng chí có trình độ Đại học, 10 đồng chí có trình độ Cao đẳng. Hầu hết là lực lượng trẻ, giàu lòng nhiệt tình và tâm huyết với nghề và rất ham học hỏi. Tập thể sư phạm của trường đoàn kết có ý thức rèn luyện tu dưỡng đạo đức nhà giáo tốt. Trong những năm qua kể từ năm 2009 đến nay Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường tốt. Số giáo viên dạy giỏi cấp Huyện: 15 đồng chí. Số học sinh xếp loại văn hoá giỏi 18%; số học sinh xếp loại văn hoá khá 42% tỷ lệ học sinh lên lớp 98%. IV/ NHỮNG KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO: A/ NHỮNG KINH NGHIỆM: 1. Tăng cường nhận thức, công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức tác phong lành mạnh cho giáo viên. 2. Xây dựng quy chế làm việc khoa học nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động trong nhà trường. 3. Xây dựng củng cố hoạt động của các tổ chưyên môn. 4. Tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt và thao giảng. 5. Tăng cường việc kiểm tra của Ban giám hiệu và các tổ chuyên môn. 6. Ban giám hiệu nhà trường phải nhận thức rằng: Chi bộ là nhân tố quan trọng trong quá trình chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ của năm họ. Chi bộ ững mạn xuất sắc thì nhà trường mới mạnh toàn diện. 7. Vai trò của Bí thư Chi bộ là phải tạo điều kiện để 100% đảng viên trong chi bộ xác định rõ trách nhiệm của mình với phong trào tập thể. Mỗi giáo viên trong Hội đồng sư phạm nhà trường phải tự rèn luyện để xứng đáng là tấm gương đạo đức tự hào và sáng tạo. 8. Các Đảng viên trong Chi bộ phải xác định rõ: Phê và tự phê để đi đến đồng thuận, tranh luận sôi nổi để tìm được những giải pháp hay. 9. Chỉ đạo quản lý bằng thi đua: Xây dựng bảng điểm thi đua 100 điểm chuẩn xác, khách quan và thật sự công bằng dựa trên chuẩn nghề nghiệp giáo ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 7 Nguyễn Thị Thúy Hòa Trường THCS Phùng Xá Một số biện pháp quản lý nhăm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- B. CÁC GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO: 1. Tăng cường nhận thức, công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, tác phong lành mạnh cho giáo viên. - Làm cho cán bộ giáo viên trong nhà trường nhận thức rõ vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Giáo viên vần nhận thức được rằng: bậc trung học là bậc nền tảng trong hệ thống giáo dục, giúp cho học sinh phát triển được nhân cách để các em có điều kiện rèn luyện học tập và phát triển lên bậc học tiếp theo. - Thường xuyên cho giáo viên sinh hoạt nâng cao tư tưởng chính trị, coi trọng công tác dân chủ đặc biệt khâu đoàn kết trong nội bộ, giáo dục tập thể để thấy rõ vai trò to lớn của đoàn kết(đoàn kết là nguyên nhân của mọi thắng lợi). - Coi trọng công tác thi đua, công tác động viên tuyên truyền, mạnh dạn đặt niềm tin vào giáo viên để khơi dậy sự năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong đội ngũ. Xây dựng mối đoàn kết gắn bó giữa giáo viên và phụ huynh học sinh, nêu rõ được trách nhiệm của mỗi bên để cùng phối hợp làm công tác giáo dục. - Xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa các giáo viên với lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, với BGH cũng như các tổ chức đoàn thể, cùng phối hợp làm công tác giáo dục để giáo dục dào tạo thực sự là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. - Đặc biệt coi trọng tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm trong việc tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng với nhiệm vụ mới của giáo dục. Luôn coi trọng kết quả chất lưọng giáo dục, lấy học sinh làm thước đo cuối cùng để đánh giá chất lượng và sự cố gắng của đội ngũ giáo viên. 2. Xây dựng quy chế làm việc khoa học nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động trong nhà trường. - Thực hiện mục tiêu kế hoạch, chỉ đạo các tổ, các cá nhân làm việc theo kế hoạch, tất cả công việc phải được kế hoạch hoá, cụ thể hóa, tiêu chuẩn hoá. Các quy định cụ thể: + Quy dịnh về trực lãnh đạo, trực tuần của giáo viên. + Quy dịnh về hồ sơ giáo viên. + Quy định về soạn bài, chấm bài. + Quy định về lịch hội họp, chế đọ thông tin báo cáo. - Thông qua quy chế trên để cán bộ giáo viên có nề lối làm việc khoa học, từ đó siết chặt được kỷ cương, nề nếp trong nhà trường. 3. Xây dựng củng cố hoạt đọng của tổ chuyên môn. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 9 Nguyễn Thị Thúy Hòa Trường THCS Phùng Xá
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_nham_xay_dung.doc