Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt Lớp 7 trong năm học 2014-2015
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt Lớp 7 trong năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt Lớp 7 trong năm học 2014-2015
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 7 A.ĐẶT VẤN ĐỀ I - LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ IV về “ Tiếp tục đổi mới sự nghiệp – Đào tạo“đã chỉ rõ phải “ xác định lại mục tiêu thiết kế lại chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo” và cho đến nay Giáo dục đã khẳng định là “Quốc sách hàng đầu” trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Như vậy việc đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục là một đòi hỏi khách quan đối với nền giáo dục nước nhà trong giai đoạn hiện nay. Nhất là trong những năm ở thế kỉ XXI, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng đòi hỏi bức thiết để đáp ứng với sự phát triển của xã hội. Bởi vậy người giáo viên phải thấy được trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới giáo dục. Không những vậy mà còn phải năng động sáng tạo trong phương pháp giảng dạy nói chung –trong bộ môn văn học nói riêng- trong đó có phân môn Tiếng Việt Như chúng ta đã biết môn Ngữ văn là môn học có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục và đào tạo – đã giành vị trí xứng đáng trong nhà trường phổ thông. Bởi "Văn học là nhân học"( MX Gooc- ki). Văn học giúp các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp hiểu biết về thế giới bên ngoài xã hội và con người. Nhưng trên thực tế, phần lớn học sinh không thích học môn học này, thậm chí có em còn sợ mỗi khi đến giờ học văn Đặc biệt là những tiết học Tiếng Việt, các em vẫn thường cho rằng nó khô khan, phức tạp, tẻ nhạtCác em coi “ Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Một thực tế nữa hiện nay việc dạy ngữ pháp trong trường phổ thông cơ sở : chất lượng chưa cao, giáo viên ít có hứng thú và đầu tư so với giờ văn . Bởi giờ dạy khô khan, một số lượng kiến thức nhiều quá tải với học sinh nhất là học Tác giả: Trần Thị Hương Lan1 Năm học: 2014-2015 Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 7 + Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 6,7,8,9 các chu kì: 2005- 2007; 2007-2009;2009-2011;2011-2013. + Phương pháp dạy- học Tiếng Việt. ( ĐHSP Hà Nội ) 2. Điều tra, dự giờ, thực nghiệm. 3. Đàm thoại, kiểm tra, đối chiếu số liệu trước và sau khi áp dụng phương pháp tích cực vào tiết dạy. B.NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP I - CƠ SỞ LÍ LUẬN: -Thực hiện nghị quyết số 40/2000/QH10 của quốc hội. Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục. -Thực hiện chương trình thay sách giáo khoa được ban hành kèm theo quyết định số 03/ 2002/ QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2002 của bộ trưởng Bộ GD&ĐT. -Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn không nhiều tiết nhưng không phải vì thế mà chúng ta không quan tâm đến phân môn này. Tiết Tiếng Việt thường tạo cho học sinh tâm lí ngại học bởi lẽ các em cảm thấy những từ loại, dấu câu, kiểu câu thật khó và khô khan, khác hẳn một tiết học văn thơ du dương và trầm bổng. Vì chương trình được biên soạn theo hướng tích hợp ngang và tích hợp dọc nên đòi hỏi người giáo viên phải chú ý đến hệ thống kiến thức trên cả hai phương diện. Hơn nữa, dạy Tiêng Việt hiện nay cần chú ý đến dạy học theo quan điểm giao tiếp; thông qua việc học Tiếng Việt, học sinh có thể nói, viết tốt. Cũng chính vì vậy trong rất nhiều phương pháp, giáo viên cần phải lựa chọn phương pháp nào phù hợp để hỗ trợ đắc lực trong một tiết Tiếng Việt mà vẫn thực hiện đúng theo quan điểm tích hợp của Bộ giáo dục và đào taọ: (Thầy hướng dẫn - trò chủ động, sáng tạo thực hiện ). Đó là phương pháp dạy học tích cực đạt hiệu quả cao trong quá trình thực hiện. II - CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1.Căn cứ lí luận thực tiễn: 3 Năm học:2014-2015 Tác giả: Trần Thị Hương Lan Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 7 2. Các bước tiến hành: 2.1- Khảo sát chất lượng lớp dạy: 7C - Qua thực tế giảng dạy bộ môn ngữ văn lớp 7, đặc biệt thông qua giờ khảo sát chất lượng đầu năm về phân môn tiếng Việt ở lớp7C - năm học 2013 – 2014, tôi nhận thấy kết quả như sau: Kết quả xếp loại bài kiểm tra TSHS Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 7C 2 5,1 10 25 15 38 10 25 2 5,1 39 2.2- Với đối tượng hs lớp 7C, tôi nhận thâý sự tiếp thu của các em còn chưa được tốt, một số em nhận thức chậm, ngại học do vậy kết quả ban đầu cũng ít số lượng học sinh khá giỏi. Không khí lớp học không thật sôi nổi, học sinh hầu như không tham gia xây dựng bài, . Tôi nhận thấy một phần do những nguyên nhân sau: + Học sinh không chuẩn bị bài mới, bởi vậy các em không hào hứng khi học. + Một số câu hỏi chưa thực sự phát huy vai trò chủ động tích cực của học sinh, chưa phù hợp từng đối tượng khá, giỏi, yếu kém. Vì thế, cần áp dụng phương pháp tích cực vào tiết học để hoàn thiện vai trò “Thầy thiết kế, trò thi công” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đặc biệt là ở những lớp có chất lượng không đồng đều. III - CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: Trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy trên lớp, tôi đã thực hiện các phương pháp đặc trưng của phân môn: 1. Phương pháp phân tích ngôn ngữ: 5 Năm học:2014-2015 Tác giả: Trần Thị Hương Lan Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 7 Vì phương pháp giảng dạy Tiếng Việt dựa trên lý thuyết- thực hành giao tiếp, cho nên người giáo viên nên cố gắng giảm thiểu phương pháp dạy Tiếng Việt theo lối thuyết giảng: giáo viên trình bày, học sinh lắng nghe, ghi bài một cách thụ động. Khái niệm giao tiếp hóa giảng dạy có nghĩa là chuyển quá trình trình bày của học sinh thành những cuộc đàm thoại dài ngắn khác nhau giữa giáo viên và học sinh hoặc giữa học sinh và học sinh với nhau. Mặt khác, giao tiếp hóa đòi hỏi khi giảng dạy trong phân môn Tiếng Việt giáo viên phải tạo ra môi trường giao tiếp trong giờ dạy. Đặt nó vào ngữ cảnh, phát hiện ra mục đích, ý định và cách thức trình bày nội dung, hình thức của bài học sao cho đạt mục đích mà người nói, người viết đặt ra. Có nghĩa là giáo viên phải sử dụng phương pháp đàm thoại, sử dụng các câu hỏi gợi mở, vấn đáp, hoặc tổ chức thảo luận nhómĐặc biệt là phải tạo được tình huống có vấn đề. Giáo viên phải tạo ra cuộc trao đổi trò chuyện ( phương pháp đàm thoại) . Người thầy gợi ý, định hướng để học sinh tìm hiểu các ngữ liệu tìm con đường dẫn đến kiến thức mới. Phương pháp đàm thoại thường được tôi sử dụng ngay từ phần tìm hiểu bài mới để tạo hứng thú cho học sinh ngay từ ban đầu. VD: Khi dạy tiết câu rút gọn: Tôi vào bài bằng một câu hỏi rất tự nhiên khi vào lớp: - Hôm nay em nào trực nhật? Một HS đứng dậy trả lời: Thưa cô , hôm nay em trực nhật ạ! Tôi hỏi tiếp: Còn ai trực nhật cùng bạn? HS khác: Thưa cô, em ạ! Tôi nói: Cả 2 câu trả lời của các em có thể chấp nhận được không? Vì sao? Khi nào cần sử dụng câu đủ CN, VN? khi nào không cần thiết?-> Bài mới hôm nay. Lúc bấy giờ HS mới ồ lên vì thích thú, các em không ngờ rằng câu hỏi đó lại chính là cách để cô giáo dẫn các em vào bài mới. Và thế là các em bị cuốn hút vào bài mới một cách rất tự nhiên, các em hứng thú học ngay từ ban đầu. 3.1 - Phương pháp gợi mở: 7 Năm học:2014-2015 Tác giả: Trần Thị Hương Lan Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 7 người học phải đứng trước vấn đề, phải tự tìm kiếm cách giải quyết vấn đề, lập luận, thuyết minh làm sáng tỏ vấn đề. Biết hợp tác, chia sẻ là một cách tối ưu để tìm đến kiến thức, để tìm đến chân lý khoa học tốt nhất. Vai trò của giáo viên trong quá trình HS thảo luận rất quan trọng. Trong khi các em thảo luận, tôi luôn là người tổ chức, tạo điều kiện lắng nghe và hỗ trợ khi cần. Tuy nhiên, chúng ta không nên can thiệp quá sâu vào nội dung thảo luận của các em, cần để cho các em chủ động làm việc, thể hiện quan điểm của mình. Tránh để cho cuộc thảo luận tẻ nhạt, chỉ tập trung vào một số học sinh khá giỏi; cũng tránh để một vài ý kiến của một vài em nào đó lấn át ý kiến của các em khác. Cuộc thảo luận sôi nổi, bình đẳng giữa mọi thành viên trong lớp sẽ giúp cho mỗi cá nhân tự tin, thoải mái hơn khi học tập, các em được phát biểu ý kiến của mình một cách hiệu quả nhất. Kết quả cuộc thảo luận được khẳng định bằng cách ghi lại (Giấy hoặc bảng con), trên cơ sở đó giáo viên sẽ nhận xét và đánh giá. 3.4 - Muốn giao tiếp tốt, phát huy được tính tích cưc của học sinh phải tạo được tình huống có vấn đề để học sinh chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng kiến thức: “ Tình huống có vấn đề” là trong đó học sinh ( có tư cách làm chủ nhận thức) ở một trạng thái tâm lí đặc biệt. Trong hoạt động học tập các em gặp phải khó khăn trở ngại về nhận thức, cảm thấy có mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái các em chưa biết. các em có nhu cầu nhận thức là cần phải phát hiện , lĩnh hội những tri thức mới , những hành động mới. Như vậy giáo viên không chỉ truyền đạt thông tin mà còn phải là người tổ chức và định hướng các em, đưa các em vào tình huống có vấn đề. Từ đó các em: - Phân tích tình huống có vấn đề. - Nêu giả thuyết. - Đưa ra lời giải . - Rút ra kết luận. 9 Năm học:2014-2015 Tác giả: Trần Thị Hương Lan Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 7 khi cần. Nhưng nhược điểm đôi khi các em không tận dụng kết quả tìm được theo nhóm mà lại nhân lúc này để nói chuyện.. Giáo viên cần tránh tình trạng này khi dạy. 4.2 - Tranh minh hoạ: - Đây là công cụ hỗ trợ đắc lực trong tiết dạy Tiếng Việt mà không phải giáo viên nào cũng thực hiện được. Bởi lẽ, bản thân giáo viên không có năng khiếu hội họa mà thuê họa sĩ vẽ thì rất tốn kém. Tranh minh hoạ sẽ giúp cho giáo viên rất nhiều trong việc so sánh đối chiếu và hình thành khái niệm ở học sinh và đặc biệt lôi cuốn sự chú ý, tập trung của học sinh vào bài học. - VD: khi dạy bài "Từ đồng âm" tôi đã sử dụng 3 tranh mới với 3 nội dung hác nhau nhưng chúng đều minh hoạ cho từ “Lồng”. Từ đó, tôi đã phân tích từ loại, nghĩa của chúng để các em so sánh, đối chiếu và cuối cùng đi đến khái niệm “Từ đồng âm” . Ngoài ra, còn có một số phương pháp khác mà mỗi giáo viên sẽ phải vận dụng khi đặt vào những tình huống cụ thể đó và được xem là bản lĩnh của người thầy giáo - Người nghệ sĩ khi đứng trên bục giảng. 4.3-Sử dụng sơ đồ tư duy. Nhằm hướng dẫn các em có thói quen tư duy logic theo hình thức sơ đồ hóa trên bản đồ tư duy. Giúp các em khắc sâu kiến thức sau mỗi bài học và tìm hiểu những kiến thức mới trong mỗi phần có nhiều lượng kiến thức. Áp dụng ở những tiết ôn tập hoặc một số tiết lí thuyết. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ bản đồ tư duy theo nhóm hoặc cá nhân. Từ một vấn đề chính đưa ra các ý lớn, mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó. Sử dụng bản đồ tư duy khi thảo luận nhóm hoặc làm việc độc lập. Học sinh thuyết trình trước nhóm, lớp. Giáo viên và các học sinh khác bổ sung, điều chỉnh hình thành kiến thức. Ví dụ: Sơ đồ tư duy tiết ôn tập tiếng việt tiết 124 11 Năm học:2014-2015 Tác giả: Trần Thị Hương Lan Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 7 1) Ổn định: Kiểm tra sĩ số học sinh (1’ – 2’) 2) Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ) Giáo viên dùng bảng phụ Câu 1: Thế nào là từ trái nghĩa ? Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Câu 2: Cặp từ nào không phải là trái nghĩa trong các cặp từ sau (3đ) A. Trẻ – già B. Sang – hèn C. Chạy – nhảy D. Sáng – tối (Đáp án C là đúng) Câu 3: Đặt câu có chứa cặp từ trái nghĩa (4đ) - Học sinh tự đặt. GV gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên kết luận và ghi điểm. GV nhận xét việc chuẩn bị bài của học sinh. 3) Bài mới: (20’- 25’) Giáo viên giới thiệu và ghi bảng. Đưa tình huống Trùng trục như con bò thui Chín mắt chín mũi chín đuôi chín đầu. ? Em hiểu nghĩa của câu trên như thế nào? Hãy trình bày cách hiểu của em và lí giải vì sao em hiểu như thế? + HS 1 : Con bò bị thui- Có chín cái mắt, chín cái đầu, chín cái đuôi. + HS 2: Con bò này bị thui nên chín hết cả mắt, mũi, đầu. ->Chín: Hiểu theo cả 2 nét nghĩa đều chấp nhận được. -> Tại sao lại có những cách hiểu như thế, gọi những từ như vậy là gì, dùng nó như thế nào? -> Bài mới. Hoạt động của giáo viên & học sinh Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm I – Thế nào là từ đồng âm ? hiểu thế nào là từ đồng âm Ví dụ: SGK/135 GV: Theo dõi bảng phụ ghi sẵn các ví dụ và treo 3 tranh minh hoạ cho 3 ví dụ. 13 Năm học:2014-2015 Tác giả: Trần Thị Hương Lan
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc