Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm

docx 11 trang sklop7 07/06/2024 1050
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC 
 VĂN BIỂU CẢM PHẦN II
 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Văn biểu cảm là loại văn thể hiện nội tâm, tâm trạng của người viết. Ngồi 
trước trang giấy, nếu tâm hồn trống rỗng không cảm xúc, đầu óc mông lung không 
có nghĩ gì thì người viết không thể có được một bài văn biểu cảm có hồn. Lúc đó, 
bài văn hoặc khô khan, nhạt nhẽo, ngắn ngủi hoặc giả tạo, mượn ý. Người giáo viên, 
khi dạy văn THCS nói chung, dạy văn biểu cảm nói riêng, ngoài nắm kiến thức, 
phương pháp làm.
Để dạy và học tốt văn biểu cảm ở THCS, người dạy và người học cần nắm vững hệ 
thống 6 bài học và luyện tập về văn biểu cảm (trong số 14 tiết học văn biểu cảm ở 
lớp 7 – học kỳ I ) gồm:
 - Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
 - Đặc điểm của văn biểu cảm
 - Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
 - Cỏch lập ý của bài văn biểu cảm
 - Cỏc yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
 - Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
II. THỰC TRẠNG CŨ
 Qua giảng dạy chương trình Ngữ văn lớp 7, tôi nhận thấy kĩ năng nhận diện 
các phương thức biểu đạt trong văn bản, kĩ năng viết, bộc lộ cảm xúc trong bài tập 
làm văn của một bộ phận học sinh yếu .
 Năm học 2007 – 2008, khi viết bài tập làm văn số 2 với đề bài “Loài cây em 
yêu”. Dự mới học và hình thành kĩ năng tạo lập văn bản biểu cảm xong nhưng nhiều 
học sinh không phân biệt được văn miêu tả và văn biểu cảm nên bài viết không phải 
viết về thái độ và tinh cảm của mình đối với một loài cây cụ thể mà tả về loài cây 
đó. Hoặc tiết viết bài tập làm văn số 3 đề yêu cầu “Cảm nghĩ của em về hình ảnh 
người bà thân yêu của mình”. Học sinh viết “Bà nội hay thức khuya dậy sớm để 
làm việc mà tối nội chưa làm. Bà thường đi làm thuê để kiếm tiền nuôi chúng 
em. Em thấy vậy bảo bà nội hay là nội đừng đi làm thuê nữa, nội chuyển sang 
nấu xôi đi. Nội suy nghĩ một hồi lâuu rồi nối, đó cũng là một ý kiến hay”. Liệu 
khi đọc đoạn văn trên, các đồng nghiệp của tôi có cho rằng đó là một đoạn văn biểu 
cảm ? Toàn bài viết của em học sinh đó đều là những lời văn, đoạn văn tương tự như 
thế. Cũng với đề văn như trên, một học sinh khỏc viết “Cảm nghĩ của em về bà là 
một người bà yêu mến con cháu”. Các em cảm nhận và viết văn như nghĩa vụ, làm 
qua loa cho xong rồi đem nộp. Kể cả học sinh khỏ, dù cảm và hiểu được yêu cầu của 
đề, xác định đúng hướng làm bài nhưng kể vẫn nhiều hơn biểu cảm.
 Chính vì vậy nên kết quả không cao. Sau đây là bảng số liệu thống kê điểm 
trung bỡnh mụn văn khối 7 năm học 2007 – 2008
 Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém mỗi học sinh cú một đề bài cho riêng mình. Trong đề bài văn biểu cảm, giáo 
 viên cần định hướng cho các em tìm hiểu đề bằng cách tìm ra lời giải cho cỏc 
 cõu hỏi sau:
- Em định phát biểu cảm nghĩ, tình cảm, mong muốn về đồ vật (con vật, loài 
 cõy, cảnh vật) nào? Về người nào? Về tác phẩm nào?
- Em viết bài biểu cảm đó nhằm mục đích gì? (giải bày cảm xúc, tình cảm 
 nào?)
- Em viết bài biểu cảm đó để ai đọc? (cô giáo, thầy giỏo, bố mẹ, bạn bố. . .)
Lời giải đáp cho ba câu hỏi trên sẽ quyết định nội dung bài viết (trình bày cảm 
xúc gì ?), giọng điệu bài viết (viết cho bạn bè phải là giọng văn thân mật, cụ thể; 
cũngviết cho thấy cụ hoặc bố mẹ phải thân thiết nhưng nghiêm trang )
 * Tìm ý
 Tỡm ý cho bài văn biểu cảm chính là tìm cảm xúc, tìm những ý nghĩ và tình 
cảm để diễn đạt thành nội dung của bài .ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm muôn màu 
muôn vẻ. Trong các bài văn biểu cảm đều bắt nguồn từ việc quan sát cuộc sống 
xung quanh, từ những gì người viết đó sống và trải qua, đó tiếp xúc trong tác 
phẩm. Vì thế, muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm không phải cứ ngồi một chỗ mà 
đợi ý nghĩ, cảm xúc đến. Sau khi có một đề bài, hóy quan sát kĩ đối tượng đề 
bài nêu ra để từ đó ,cảm xúc xuất hiện.
 + Đối với kiểu bài phát biểu cảm nghĩ về một loài cây em yêu: Nếu không có 
điều kiện quan sát trực tiếp, hãy lục lọi trong trí nhớ, trong kỉ niệm những gì 
mình biết về đối tượng và từ từ nhớ lại cỏc chi tiết. Nếu cả kỉ niệm trong kí ức 
cũng không có thì hãy đọc sách báo, xem phim ảnh về đối tượng để ghi nhận các 
chi tiết cần thiết.
 Ví dụ: Cảm nhận về một loài cây em yêu.
 Giáo viên gợi cho học sinh tìm ý bằng hệ thống câu hỏi :
- Loài cây nào thân thuộc nhất đối với em ?
- Loài cây đó có những đặc điểm gì?
- Lợi ích nó đem lại là gì?
- Lí do nào làm em yêu quý loài cây đó?
- Em sẽ bbộc lộ cảm xúc ở những ý nào?
 + Đối với văn biểu cảm về tác phẩm văn học, cảm xúc và suy nghĩ về tác 
 phẩm văn học được nảy sinh từ bản thân tác phẩm .Tỡm ý trong trường hợp 
 này chính là đọc kĩ, đọc đi đọc lại nhiều lần tác phẩm ,ngẫm nghĩ tỡm ra vẻ 
 đẹp, tỡm ra triết lớ của nội dung, tỡm ra cỏi mới, cái độc đáo của các yếu tố 
 hỡnh thức nghệ thuật.
 Ví dụ: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí 
 Minh
 Giáo viên nêu câu hỏi gọi cho học sinh tìm ý:
 - Bác viết bài thơ trong hoàn cảnh nào?
 - Nội dung chính của bài thơ?
 - Những hình thức nghệ thuật nào tạo nên sự thành công của bài thơ?
 - Ân tượng nhất trong bài thơ là gì? học sinh rất lười đọc sách dẫn đến đọc yếu ,gây khó khăn cho việc cảm thụ 
 văn bản.Chính vỡ thế, GV cần khơi nguồn và nuôi dưỡng thói quen đọc sách 
 của học sinh bằng cách :trong mỗi tiết dạy GV lấy dẫn chứng ,ví dụ ,trích các 
 câu nói , đoạn thơ , đoạn văn hay từ các sách tham khảo, sách nâng cao, các 
 tác phẩm văn học và cho các em trực tiếp nhỡn thấy .Khi GV làm được như 
 thế ,không cần phải “Khua chiêng gừ mừ”, tự cỏc em sẽ tìm đến với sách
 ,làm bạn với sách
1.6 Một học sinh muốn học tốt văn biểu cảm cần phải có kĩ năng diễn đạt trôi 
 chảy, hấp dẫn .GV nờn giao các bài tập rèn viết ở nhà cho học sinh sau mỗi 
 tiết học. Đặc biệt ,GV nên hướng dẫn các em cách viết nhật kí để giúp các em 
 nuôi dưỡng tình cảm đẹp khi cùng ngồi trên ghế nhà trường.
2. Đối với học sinh
2.1 Để học tốt văn biểu cảm ,cần biết tạo nên cảm xúc; bởi cảm xỳc là sự cảm 
 thụ của trỏi tim , của tấm lòng và tình cảm người học. Các em hãy đến với 
 giờ văn bằng trái tim những cung bậc tình cảm vui, buồn , thương , hờn giận 
 từ bài giảng của thầy cô sẽ đi vào lòng các em.Các em sẽ biết thương cảm 
 những số phận bất hạnh, biết căm ghét sự bất công, cái xấu, cái ác; biết yêu 
 thiên nhiên hoa cỏ, yêu quê hương đất nước, “Người với người sống để yêu 
 nhau” (Tố Hữu)
2.2 Để làm tốt một bài văn biểu cảm ,khi làm bài , trước tiên, các em cần định 
 hình cho mình các yêu cầu cụ thể để biến đề tài chung cho cả lớp thành đề 
 bài của riêng mình .Sau đó ,cần xác định rừ những tình cảm cảm xúc, những 
 rung động nào là mạnh mẽ, là riờng của mình .Hãy tập trung trình bày những 
 tình cảm , cảm xúc, suy nghĩ đó một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (qua miêu 
 tả cảnh vật, qua một câu chuyện. ).Các em cần chỳ ý đến sự riêng biệt ,độc 
 đáo của nội dung hơn là ham viết dài .Đồng thời ,cần lựa chọn các từ 
 ngữ,hỡnh ảnh (so sánh vớ von , so sánh ngầm ) thích hợp để diễn tả những 
 tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của mình
2.3 Điểm quan trọng nhất để làm bài văn biểu cảm đạt kết quả cao là tự bản thân 
 các em hãy tích cực đọc sách,tích cực tham gia các hoạt động trong nhà 
 trường ,ngoài xó hội để có thêm vốn sống ,vốn hiểu biết .Qua đó, các em cần 
 chú ý rèn luyện cho tâm hồn mình trở nên chứa chan những tình cảm, buồn, 
 thương, hờn giận, nhớ nhung . . . dạt dào những suy nghĩ đẹp đẽ cao thượng 
 về tình bạn , tình yêu thương cha mẹ thầy cô, yêu quê hương đất nước . . . Đó 
 là cái gốc to, là những chùm rễ sâu cung cấp chất bổ dưỡng cho cây văn biểu 
 cảm luôn xanh tươi, nở hoa, kết trái
V. KẾT QUẢ
 Qua hai năm rút kinh nghiệm và thay đổi, áp dụng những giải pháp nêu trên 
tôi nhận thấy chất lượng dạy và học văn biểu cảm ở môn văn khối 7 năm học 
2008 – 2009 được nâng cao rừ rệt. Ở phương diện là một giáo viên trực tiếp đứng 
lớp giảng dạy, tụi thấy mỡnh vững vàng hơn trong chuyên môn; tự tin say mê 
hơn với sự nghiệp trồng người.Đối với các em học sinh, các em bước đầu đó ý 
thức được tầm quan trọng của môn văn, biết bộc lộ cảm xỳc của mỡnh đúng 
cách, đúng nơi, đúng lúc. Số lượng học sinh có kĩ năng làm văn biểu cảm tốt khá 
nhiều. 2. Đối với phũng giỏo dục
 - Tổ chức hội thảo chuyên đề cho giáo viên bộ môn Ngữ văn trong từng năm để 
 giáo viên có dịp trao đổi kinh nghiệm, bàn luận tỡm ra biện phỏp tối ưu, tích 
 cực nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.
 - Có kế hoạch tham mưu với cấp trên có chế độ đói ngộ hợp lớ đối với giáo 
 viên giảng dạy phụ đạo thêm cho học sinh yếu kém môn Ngữ văn
 - Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ trực quan, đặc biệt là đầu tư công nghệ thông 
 tin để hỗ trợ cho giáo viên giảng dạy văn.
Trên đây là một vài kinh nghiệm về phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học 
văn biểu cảm mà tôi đó ỏp dụng trong năm học này, rất mong sự đóng góp ý kiến 
của bạn bố, đồng nghiệp
 Xin chân thành cảm ơn.
 Tuân Đạo, ngày 18 thánh 05 năm 2009
 Người viết
 Bùi Thanh Hải MỤC LỤC
 PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trang 1
II.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trang 2
III.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trang 2
 PHẦN II.NỘI DUNG NGHIấN CỨU
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trang 2
II. THỰC TRẠNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trang 2
III. NGUYấN NHÂN Trang 3
IV. NHẬN THỨC MỚI – GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Trang3
 V. KẾT QUẢ Trang 6
 PHẦN III.KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN CHUNG Trang 7
II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ,KIẾN NGHỊ Trang 7
 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_d.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm.pdf