Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phối hợp với các cá nhân, tổ chức đoàn thể trong giáo dục học sinh
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phối hợp với các cá nhân, tổ chức đoàn thể trong giáo dục học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phối hợp với các cá nhân, tổ chức đoàn thể trong giáo dục học sinh
Một số giải pháp phối hợp với các cá nhân, tổ chức đoàn thể trong giáo dục học sinh UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS LỆ CHI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHỐI HỢP VỚI CÁC CÁ NHÂN, TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH Lĩnh vực: Chủ nhiệm Cấp: THCS Tác giả: Trần Thị Nguyệt Đơn vị công tác: THCS Lệ Chi Chức vụ: Tổ phó Tổ KHXH Năm học: 2019- 2020 1/14 Một số giải pháp phối hợp với các cá nhân, tổ chức đoàn thể trong giáo dục học sinh I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do lựa chọn đề tài Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh của đất nước. Giáo dục không chỉ cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại cho biết bao thế hệ, trang bị cho các em kiến thức cơ bản cần thiết về khoa học, đời sống mà còn đóng vai trò không nhỏ trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách của các thế hệ học sinh. Khi bàn về vai trò yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà” (Nửa đêm- Nhật kí trong tù) Theo quan niệm của Bác con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, nhưng chỉ sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Do đó, giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết là rèn luyện, biến đổi dần dần tính cách con người, hướng người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với những con người có ích và hướng thiện. Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng người là sự nghiệp của toàn nhân loại, của toàn Đảng, toàn dân ta. Đối với nước ta, giáo dục được coi là “Quốc sách hàng đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một con người, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả của hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần thiết. Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là của người giáo viên chủ nhiệm lớp – người trực tiếp và thường xuyên nhất tiếp xúc với các em học sinh. Trong đó, để đat được mục tiêu đề ra, công tác giáo dục của người giáo viên chủ nhiệm cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cá nhân, tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Vì những lí do trên, tôi quyết định nghiên cứu và thực nghiệm đề tài “Một số giải pháp phối hợp với các cá nhân, tổ chức đoàn thể trong giáo dục học sinh”. 2/14 Một số giải pháp phối hợp với các cá nhân, tổ chức đoàn thể trong giáo dục học sinh II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Cũng như nhiều quốc gia tiến bộ trên thế giới, Việt Nam luôn coi giáo dục là “Quốc sách hàng đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một con người, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả của hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Với mục tiêu đạt được hiệu quả tối ưu, công tác giáo dục cần có sự chung tay góp sức của gia đình, nhà trường và cả cộng đồng. Trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm hơn ai hết là người gần gũi với các em học sinh, người có trách nhiệm lớn nhất trong công tác giáo dục các em. Để hoàn thành trọng trách của mình, giáo viên chủ nhiệm cần nắm được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em; nhận được sự tin tưởng, yêu mến từ các em. Với khuôn khổ thời gian học tập và tiếp xúc với học sinh hạn chế, giáo viên chủ nhiệm cần tích cực phối hợp với các cá nhân, tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để giáo dục các em. 2. Cơ sở thực tiễn Trong xã hội hiện nay với sự phát triển của kinh tế thị trường làm cho đời sống, ý thức của người dân được cải thiện hơn. Từ chỗ “no cơm ấm áo”, nhu cầu của con người dần dần tiến tới “ăn ngon mặc đẹp”, chăm lo cho tương lai con cái nhiều hơn.Chính sách mở cửa, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước cũng rất đa dạng đã tác động ít nhiều đến sự nhận thức, hiểu biết sớm của các em học sinh. Ta dễ dàng nhận thấy rằng học sinh ngày nay thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo và hiểu biết hơn. Nhưng bên cạnh đó, sự bùng nổ của công nghệ thông tin- mạng xã hội cũng khiến một bộ phận không nhỏ học sinh có biểu hiện sao nhãng việc học tập, sa đà vào tệ nạn xã hội, thậm chí suy đồi về đạo đức. Những biểu hiện nghiện mạng xã hội, nghiện game online, bạo lực học đường.... đã trở thành vấn nạn trong giới trẻ khiến gia đình, nhà trường và xã hội lo lắng. Học sinh lớp 7 cũng như những cái cây còn non, còn người giáo viên chủ nhiệm – thay mặt nhà trường (cùng với cha mẹ các em) là người uốn nắn, định hướng cái cây ấy để cây được lớn lên thẳng thắn, đủ độ cứng cáp, vững chãi, bản lĩnh để chống chọi lại vô vàn thử thách, bão táp của cuộc đời. Do đó, chủ 4/14 Một số giải pháp phối hợp với các cá nhân, tổ chức đoàn thể trong giáo dục học sinh - Cờ đỏ: Giám sát việc thực hiện nội quy của lớp bạn cũng như của lớp mình, báo cáo kết quả cho cô Tổng phụ trách Đội, cho cô giáo chủ nhiệm về tình hình của lớp. - Tổ trưởng: Theo dõi các hoạt động của tổ, nắm kết quả học tập của từng tổ viên, xếp loại đánh giá tổ viên và báo cáo cho lớp trưởng tổng hợp. Các thành viên của Ban cán sự lớp không chỉ sát sao với việc học tập, rèn luyện trên lớp mà còn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các bạn, chú ý đến tình hình hoạt động trong và ngoài nhà trường của các bạn và thường xuyên trao đổi thông tin với giáo viên chủ nhiệm để kịp thời khen thưởng, động viên những tấm gương người tốt việc tốt cũng như giáo dục những cá nhân có biểu hiện tiêu cực. “Học thầy không tày học bạn”, Ban cán sự lớp là những cá nhân gương mẫu cho các bạn trong lớp noi theo, là hạt nhân cơ bản của phong trào “Đôi bạn cùng tiến” mà tôi đã tổ chức và thu được kết quả khả quan. 3.2. Phối hợp với các giáo viên bộ môn. Khác với cấp tiểu học, ở bậc trung học cơ sở các em được học rất nhiều môn, mà mỗi môn học là một giáo viên phụ trách. Do đó, kết quả học tập cũng như từng hành vi cử chỉ thái độ của các em, giáo viên chủ nhiệm khi nắm bắt, rất cần sự phối hợp, hỗ trợ của với các giáo viên bộ môn. Đây là một hoạt động liên tục, thường xuyên gắn bó thống nhất giữa dạy học và giáo dục. Bản thân người giáo viên giảng dạy trên lớp cũng là người giáo dục tốt nhất. Để sự phối hợp này được nhịp nhàng đồng bộ, tôi đã làm các công việc sau: - Thường xuyên thông báo, trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình học tập của lớp, cũng như của từng học sinh, để giáo viên nắm bắt được khả năng trình độ của các em mà có phương pháp giảng dạy thích hợp. Tôi còn đề nghị giáo viên bộ môn có kế hoạch phụ đạo thêm những em yếu kém giúp các em lấy lại kiến thức cơ bản. Tôi xin phép giáo viên bộ môn được dự giờ thăm lớp mình để biết được thực lực từng môn của các em như thế nào, từ đó đề ra biện pháp giúp đỡ phù hợp. - Đối với lớp, tôi đề nghị các em mạnh dạn đóng góp ý kiến, nên những trở ngại trong các bộ môn học đối với giáo viên bộ môn. Các em không nên tự ti giấu dốt, có vấn đề gì chưa rõ cứ nhờ giáo viên bộ môn giúp đỡ. Tôi luôn tạo mối quan hệ gần gũi giữa học sinh với giáo viên bộ môn bằng cách: khuyên các em phải biết kính trọng, quan tâm đến các thầy cô. 6/14 Một số giải pháp phối hợp với các cá nhân, tổ chức đoàn thể trong giáo dục học sinh học sinh sẽ tạo được sự đồng cảm, thiện cảm giữa phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm. Chính mối thiện cảm này giúp học sinh phải tự ý thức để xứng đáng với sự quan tâm dạy dỗ của thầy cô. Bên cạnh đó, tôi còn đề xuất với nhà trường trong những buổi lễ sơ kết hoặc tổng kết năm học mời các phụ huynh có con em học giỏi được khen thưởng đến dự lễ để họ tự hào hãnh diện về con mình và ngược lại cũng thấy được rằng mình cần phải cố gắng để đem lại niềm vui cho cha mẹ. Khi phối hợp với gia đình tôi thiết nghĩ giáo viên chủ nhiệm cần linh hoạt trong sử dụng các biện pháp và hình thức vì “Mười ngón tay có ngón ngắn ngón dài” hoàn cảnh gia đình không ai giống ai. Có gia đình có điều kiện kinh tế, có thời gian luôn quan tâm theo dõi sâu sát chuyện học tập của con em thậm chí là luôn đưa rước con cái đi học, theo dõi tập vở của các em hàng ngày. Nhưng cũng có gia đình cha mẹ phải đầu tắt mặt tối đi sớm về khuya, họ không có thời gian để quan tâm con cái, mặc dù ai cũng muốn con mình học giỏi, ngoan ngoãn. Vậy làm thế nào để phụ huynh nào cũng nắm bắt kịp thời kết quả học tập của con em mình? Thấu hiểu được những lo lắng của giáo viên chủ nhiệm? Đó cũng là điều tôi trăn trở, suy nghĩ. Các biện pháp quyết liệt là cần thiết với những học sinh cá biệt tuy nhiên tình thương yêu, lòng nhiệt tình yêu nghề mến trẻ sẽ là sợi dây kết nối để giáo viên chủ nhiệm được học sinh và cha mẹ học sinh tin tưởng. Trong quá trình liên hệ với gia đình, tôi đã gặp rất nhiều các tình huống khó xử lí. Ví dụ: cha mẹ học sinh vắng nhà, cha mẹ học sinh không hợp tác với giáo viên... Những lúc ấy Ban Chi hội Cha mẹ học sinh của lớp đã phát huy vai trò của mình rất hiệu quả. Với sự nhiệt tình của mình, các thành viên trong Ban Chi Hội cha mẹ học sinh lớp đã kịp thời thông tin, hỗ trợ tôi hoàn thành nhiệm vụ. Một số trường hợp học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn hay bên ngoài nhà trường có các biểu hiện thiếu lành mạnh tôi đã được các bác trong Ban Chi Hội cha mẹ học sinh thông tin kịp thời và cùng tìm giải pháp tháo gỡ. 3.4. Phối hợp với Tổ giám thị. Tổ giám thị của trường không chỉ quản lí học sinh về các mặt mà còn là một “tòa án” mà những “bị cáo” là các em học sinh quậy phá, bỏ tiết, nghỉ học không phép,Trong những giờ giải lao cũng như trước và sau giờ học thì người nắm tình hình trường lớp rõ nhất chính là các giám thị. Vì lẽ đó, tôi thường xuyên trao đổi, thăm nắm tình hình lớp từ các thầy cô giám thị để hiểu rõ hơn về 8/14 Một số giải pháp phối hợp với các cá nhân, tổ chức đoàn thể trong giáo dục học sinh thế, tôi đã thu được kết quả tích cực trong rèn luyện thể chất và giáo dục tinh thần tập thể cho các em học sinh. 3.6. Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường. Mỗi tháng Ban giám hiệu tổ chức họp Hội đồng sư phạm và giáo viên chủ nhiệm một lần để sơ kết hoạt động trong tháng và đề ra kế hoạch giáo dục, kế hoạch chủ nhiệm cho tháng kế tiếp. Kế hoạch của Ban giám hiệu chính là “Kim chỉ nam” cho mỗi giáo viên chủ nhiệm thực hiện ở lớp mình. Đồng thời trong lần họp định kỳ, Ban giám hiệu cũng được nghe những phản ảnh từ giáo viên chủ nhiệm về thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện. Khi có ý kiến đề xuất, tôi trực tiếp gặp Ban giám hiệu để kịp thời điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tôi đều xin ý kiến chỉ đạo hoặc nhận sự giúp đỡ từ phía Ban giám hiệu. Với những trường hợp học sinh và gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, Ban giám hiệu đã tạo điều kiện tối đa cho tôi thực hiện các giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ học sinh và gia đình kịp thời. Trong năm học, dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, tôi đã tổ chức được nhiều hoạt động có hiệu quả giáo dục tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Đơn cử như việc hỗ trợ gia đình học sinh Tạ Minh Đức không may gặp hỏa hoạn khiến 3 người bị thương nặng. Ngoài việc hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm kêu gọi hỗ trợ từ các bậc cha mẹ học sinh trong lớp, Ban giám hiệu còn tổ chức gây quỹ từ Hội cha mẹ học sinh của trường và các đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường. Tổng kinh phí hỗ trợ được gần 15 triệu đồng góp phần không nhỏ giúp học sinh và gia đình vượt qua khó khăn. 4. Hiệu quả của giải pháp Bằng tất cả sự nỗ lực của bản thân tôi cùng với sự quan tâm của Ban giám hiệu, Liên đội nhà trường, tổ giám thị và tất cả các thầy cô trong nhà trường cũng như sự cộng tác nhịp nhàng ăn ý của cha mẹ học sinh, tôi đã đạt được kết quả khả quan học sinh biết vâng lời và yêu quý thầy cô giáo, biết xác định động cơ học tập đúng đắn, tập thể học sinh biết thương yêu đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Đặc biệt, sau một thời gian học tập, lớp tôi chủ nhiệm được sự tin tưởng thương yêu của tất cả các thầy cô, ai cũng hào hứng khi bước vào lớp giảng dạy. Riêng bản thân tôi được phụ huynh tín nhiệm, đồng nghiệp tin yêu. Kết quả xếp loại học kì I năm học 2019- 2020 đã thể hiện được sự tiến bộ rõ rệt, cụ thể như sau: 10/14
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_phoi_hop_voi_cac_ca_n.doc