Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trường THCS Phạm Hồng Thái
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trường THCS Phạm Hồng Thái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trường THCS Phạm Hồng Thái
SKKN: “Một số giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trường THCS Phạm Hồng Thái” LỜI NÓI ĐẦU Không biết từ bao giờ hai tiếng Thầy thuốc, được nhân truyền tai nhau, còn với tôi có lẽ nó xuất phát từ hai tiếng “ Thầy lang”. Những người Thầy lang đã tìm ra bài thuốc quý giúp đỡ, cứu chữa mọi người, mà ngoài ta thường ví họ như “từ mẫu”. Vâng nghề thầy thuốc là một trong những nghề cao quý, được xã hội tôn vinh. Có những người trực tiếp cứu chữa người bệnh, làm việc trong các bệnh viện, trạm y tế. Cũng có những thầy thuốc “mang quân hàm xanh” như các chiến sĩ biên phòng. Lại có nhiều thầy thuốc với những đóng góp thầm lặng mà cũng không kém phần quan trọng trong việc phòng tránh các loại dịch bệnh hay mắc phải ở trường học đó là những nhân viên Y tế trường học. Nhân viên y tế trường học là người trực tiếp phụ trách mảng y tế trong nhà trường bao gồm: theo dõi vệ sinh lớp học, sân trường và khu vệ sinh; chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh; phát hiện, phòng và điều trị những bệnh học đường như cận thị, cong vẹo cột sống . Tất cả các cuộc thi đấu thể thao, những chuyến đi tham quan dã ngoại của giáo viên và học sinh đều không thể thiếu sự chăm sóc của nhân viên Y tế. Mặc dù vậy, hiện nay công tác Y tế trường học cũng gặp muôn vàn khó khăn như cơ sở vật chất của nhà trường chưa được đáp ứng, các loại dịch bệnh mới bùng phát thường xuyên, công tác tập huấn để tiếp cận các loại dịch bệnh của cấp trên còn ít chưa đáp ứng được yêu cầu mới của xã hội hiện nay vì vậy công tác Y tế trường học chưa đạt được kết quả cao nhất. Dựa trên tình hình thực tế của trường, tôi mong muốn đóng góp một số giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh. Qua đó khẳng định tầm quan trọng của một nhân viên Y tế trong trường học. Cao Thị Phương – trường THCS Phạm Hồng Thái – Eapô – CưJút – Đắk Nông 1 SKKN: “Một số giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trường THCS Phạm Hồng Thái” B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lý luận của vấn đề - Tuyên truyền là việc nêu ra các thông tin, vấn đề với mục đích cho nhiều người biết nhằm đưa đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng nào đấy mà người nêu thông tin mong muốn. - Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO (World healthe organization) được nêu trong Tuyên ngôn Alma Ata năm 1978 thì sức khỏe không chỉ là không bệnh tật, mà còn là trạng thái thoải mái về tinh thần, về thể xác, về xã hội. - Một số giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh là nêu lên một vài phương pháp phòng tránh các loại dịch bệnh bằng cách tuyên truyền trước cờ hoặc trong tiết sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh biết và từ đó có thể áp dụng cho bản thân để bảo vệ sức khỏe của chính mình. II. Thực trạng của vấn đề 1. Đặc điểm tình hình - Trường THCS Phạm Hồng Thái được thành lập năm 1997. - Diện tích toàn trường là: 8513 m2, - Tổng số CBGV- CNV là: 52 - Tổng số học sinh: năm học 2013-2014: trường có 690 em, năm 2014- 2015 có 673 em. Trong đó: + Phòng học: 15 + Phòng thư viện: 1 + Phòng thiết bị: 1 + Phòng thực hành: 1 + Phòng vi tính: 1 + Phòng văn thư: 1 Cao Thị Phương – trường THCS Phạm Hồng Thái – Eapô – CưJút – Đắk Nông 3 SKKN: “Một số giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trường THCS Phạm Hồng Thái” phú, phòng Y tế còn hẹp không đủ diện tích khi có nhiều em học sinh đau ốm không có chỗ nằm. c. Về phía nhà trường Tuy đã có khuôn viên sạch sẽ, khu nhà vệ sinh cho học sinh và giáo viên đạt tiêu chuẩn tuy nhiên hố xử lí rác thải chưa có cũng có phần nhỏ làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. d. Về phía địa phương Nhà trường do đóng chân trên địa bàn vùng 3 nơi đây có nhiều đồng bào dân tộc anh em sinh sống nên vẫn tồn tại một số phong tục, hủ tục, tập quán, thói quen lạc hậu của người dân như chưa có hố xí hợp vệ sinh, ốm đau mời thầy mo, thầy cúng, tự bốc thuốc theo kinh nghiệm dân gian. Đơn cử việc sử dụng hố xí không đúng quy chuẩn, các dịch bệnh lây theo đường tiêu hóa đã có rất nhiều năm nhưng kết quả tuyên truyền không được bao nhiêu. Việc tuyên truyền cho người dân hiểu ra ích lợi của việc sử dụng hố xí hợp vệ sinh tốn rất nhiều công sức, tập quán không sử dụng hố xí, ốm đau mời thầy cúng, thầy mo về nhà cúng là chuyện thường tình bao thời nay vì họ ít được tiếp cận với y học hiện đại ngày nay. Cao Thị Phương – trường THCS Phạm Hồng Thái – Eapô – CưJút – Đắk Nông 5 SKKN: “Một số giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trường THCS Phạm Hồng Thái” Tháng 02, 03, 04: Giải pháp giáo dục thông qua giáo dục kỹ năng sống để chăm sóc sức khỏe tuổi vị thành niên (đôi khi tùy vào thời điểm bùng phát bệnh dịch để mình tuyên truyền kịp thời nhưng riêng kế hoạch đưa ra thì trong năm học phải tuyên truyền cho học sinh). 1. Giải pháp tuyên truyền về cách nhận biết và phòng tránh một số loại bệnh trước cờ Đây là biện pháp hiệu quả nhất để cán bộ y tế triển khai kế hoạch tuần, tháng của mình đến tận các em học sinh, qua đó giáo dục cho các em thấy tầm quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân “phòng bệnh hơn chữa bệnh” tháo gỡ những rào cản, khó khăn mà các em thường mắc phải. Ví dụ: • Tuyên truyền về bệnh sốt xuất huyết Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng tên là Dengue (Đăn-gơ) gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành. Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở lưng và chân, thường sống ở trong nhà, đậu trong những chỗ tối như gầm bàn, gầm giường, hốc tủ. Quần áo treo trên vách, chích hút máu người cả ngày lẫn đêm. Cao Thị Phương – trường THCS Phạm Hồng Thái – Eapô – CưJút – Đắk Nông 7 SKKN: “Một số giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trường THCS Phạm Hồng Thái” Nổi ban trên da: đây là dấu hiệu đặc trưng thường gặp khi trẻ bị chân tay miệng. Trong 1-2 ngày khi phát bệnh, trẻ sẽ có những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bọng nước.Những ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Những nốt ban có kích thước từ 2-5mm ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục. Dấu hiệu nổi ban trên da bé thường không đau, không ngứa và có thể kéo dài tới 10 ngày. Cao Thị Phương – trường THCS Phạm Hồng Thái – Eapô – CưJút – Đắk Nông 9 SKKN: “Một số giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trường THCS Phạm Hồng Thái” Đến 70% đau mắt đỏ sẽ khỏi nếu rửa mắt hằng ngày, tra thuốc còn trong những trường hợp có tổn thương ở giác mạc nếu không điều trị đúng và kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét giác mạc, sau điều khị có thể ảnh hưởng tới thị lực. Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ: đau mắt đỏ còn gọi là bệnh viêm kết mạc cấp. Bệnh có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chỉ có nguyên nhân do virus là dễ lây lan và có thể gây thành dịch. Bệnh có thể lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân đau mắt đỏ vì bệnh có thể lây lan qua hô hấp, nước bọt, hoặc tiếp xúc với các đồ dùng của người bị bệnh. Cách phòng tránh dịch đau mắt đỏ: khi bệnh nhân có những dấu hiệu của bệnh thì nên đi khám kịp thời ở những bệnh viện có chuyên khoa mắt. Việc dùng thuốc tùy tiện không đúng chỉ định của bác sỹ sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm về mắt. + Phòng bệnh khi chưa có dịch - Bệnh rất dễ mắc, dễ lây cho cả nhà và cộng đồng. Vì vậy cần phải: Thường xuyên rửa mặt 3 lần/ngày bằng nước sạch, khăn sạch, riêng, tốt nhất giặt khăn bằng xà phòng, phơi khăn ngoài nắng, giữ vệ sinh môi trường. - Cần tránh đưa tay bẩn lên mắt, nên đeo kính râm khi ra đường. Sau một ngày lao động có va chạm bụi cát, sau khi tổng vệ sinh gia đình, cơ quan nên rửa mặt sạch rồi tra vào mắt vài giọt nước nhỏ mắt Natri clorid 0,9% (nước muối sinh lý). 2. Giải pháp tuyên truyền thông qua các tiết sinh hoạt ngoại khóa của nhà trường Giáo dục bảo vệ môi trường sạch – đẹp thông qua hoạt động lao động, vệ sinh thân thể, ăn uống. Thông qua hoạt động lao động chăm sóc bảo vệ môi trường sạch sẽ; lao động vệ sinh môi trường: gom rác quét dọn trong lớp, nơi sân trường, lau chùi bàn ghế đều là việc làm góp phần làm môi trường thêm sạch đẹp. Cao Thị Phương – trường THCS Phạm Hồng Thái – Eapô – CưJút – Đắk Nông 11 SKKN: “Một số giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trường THCS Phạm Hồng Thái” 3. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống để chăm sóc sức khỏe tuổi vị thành niên Tư vấn về sức khỏe giới tính: “mục đích nhằm tuyên truyền để cung cấp và trao đổi những điều các em cần biết, bài tuyên truyền sẽ trang bị cho các em kiến thức để tự chăm sóc sức khỏe tuổi vị thành niên và thanh niên, sẽ gợi ý kỹ năng ứng xử trước sự thay đổi về tâm, sinh lý lứa tuổi; Bên cạnh đó còn có những vấn đề khó nói, ngại nói trong tình bạn khác giới, tình yêu và cả những băn khoăn chân thành về tình dục. Buổi tuyên truyền cũng sẽ giải đáp thắc mắc của các em, hướng dẫn cách phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục, phòng tránh và nói không với có thai ngoài ý muốn; đối phó với tệ nạn xâm hại tình dục và phòng tránh HIV/AIDS". 4. Sử dụng các loại tranh ảnh về các loại bệnh để tuyên truyền Hình 1: Bệnh chân tay miệng Cao Thị Phương – trường THCS Phạm Hồng Thái – Eapô – CưJút – Đắk Nông 13 SKKN: “Một số giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trường THCS Phạm Hồng Thái” Hình 4: Bệnh sốt xuất huyết. Hình 5: Phòng chống bệnh sốt rét IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau khi áp dụng các phương pháp truyền thông nói trên tôi thấy đạt được một số kết quả như sau: Cao Thị Phương – trường THCS Phạm Hồng Thái – Eapô – CưJút – Đắk Nông 15 SKKN: “Một số giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trường THCS Phạm Hồng Thái” Năm học 2013 -2014 Năm học 2014 – 2015 khi chưa áp dụng phương sau khi áp dụng phương STT Loại bệnh pháp tuyên truyền pháp tuyên truyền Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 01 Sốt xuất huyết 15 2.1 9 1.3 Đau bụng – tiêu 02 270 37.5 197 28.5 chảy 03 Đau mắt đỏ 95 13.1 72 10.6 Chân – tay – 04 3 0.5 1 0.1 miệng Bảng số liệu sau khi áp dụng các phương pháp tuyên truyền C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Y tế học đường có vai trò hết sức quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh ban đầu cho học sinh những thế hệ tương lai của đất nước. Từ những mục tiêu đó, Y tế nhà trường đã xác định được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác Y tế học đường. Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của BGH về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ngày một khang trang hơn. Qua quá trình công tác và thực nghiệm một số phương pháp bản thân tôi rút ra một số vấn đề như sau: để đạt được mục tiêu “phòng bệnh là chính”, “phòng bệnh tích cực chủ động” thì vừa phải thuyết phục các em học sinh, nhân dân trên địa bàn vừa phải thuyết phục các nhà quản lý. Muốn làm cho các nhà Cao Thị Phương – trường THCS Phạm Hồng Thái – Eapô – CưJút – Đắk Nông 17
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_tuyen_truyen_nham_nan.doc