Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số học tốt Tiếng Việt tại trường THCS Phạm Hồng Thái

doc 27 trang sklop7 21/06/2024 1070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số học tốt Tiếng Việt tại trường THCS Phạm Hồng Thái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số học tốt Tiếng Việt tại trường THCS Phạm Hồng Thái

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số học tốt Tiếng Việt tại trường THCS Phạm Hồng Thái
 SK: Một số phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số học tốt tiếng Việt tại Trường THCS Phạm 
Hồng Thái 
 MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU Trang 3
 1.1. Lí do chọn đề tài Trang 3
1.2 Mục đích nghiên cứu Trang 4
1.3. Đối tượng nghiên cứu Trang 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu Trang 4
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Trang 4
2. NỘI DUNG Trang 5
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề Trang 5
2.2. Thực trạng của vấn đề Trang 6
2. 2.1 Về nguyên âm và phụ âm Trang 7
2.2.2Về thanh điệu Trang 8
2.2.3.Về từ vựng Trang 8
2.2.4 Về cấu tạo ngữ pháp Trang 9
2.2.5 Môi trường học tiếng Việt Trang 10
2.3. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề Trang 10
2.3.1 Phương pháp nghe Trang 11
2.3.2 Phương pháp rèn kĩ năng nói Trang 13
2.3.3Phương pháp đọc Trang 15
2.4. Kết quả đạt được Trang 22
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trang 23
3.1. Kết luận Trang 23
3.2. Kiến nghị Trang 24
Danh mục tài liệu tham khảo Trang 25
 1
GV : Võ Thị Tú Trường THCS Phạm Hồng Thái SK: Một số phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số học tốt tiếng Việt tại Trường THCS Phạm 
Hồng Thái 
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lí do chọn đề tài
 Đất nước ta đang trên đà phát triển, đi lên cần lắm ngôn ngữ tiếng Việt để 
các em có thế tiếp cận với những vấn đề của xã hội và nền tri thức thế giới. 
Qua kĩ năng quan sát mỗi giáo viên có thể nhận thấy rằng học sinh ở các 
vùng thành phố, thị xã, thị trấn việc các em tiếp cận ngôn ngữ tiếng Việt vô 
cùng thuận lợi. Vì nó đã đóng vai trò quan trọng trở thành phương tiện giao 
tiếp hàng ngày. Còn đối với các em vùng sâu, vùng xa đặc biệt là những nơi 
kinh tế khó khăn tập trung khá nhiều học sinh dân tộc thiểu số thì sao? Tại 
những vùng như thế, tôi nhận thấy ngôn ngữ mà các em tiếp cận đầu tiên có 
lẽ là tiếng mẹ đẻ. Nó trở thành phương tiện ngôn ngữ trong cuộc sống của 
các em ( gia đình, bạn bè, phong tục, lễ nghi...) nên các em đọc dễ dàng là lẽ 
đương nhiên. Còn ngôn ngữ tiếng Việt lúc này sẽ là phương tiện ngôn ngữ 
thứ hai giúp các em tiếp cận cái mới của xã hội. Nhưng thử hỏi một ngày các 
em sử dụng tiếng Việt bao nhiêu thời gian? Xin thưa, chỉ thời gian ở trên lớp 
thôi thầy cô ạ! Còn khi về đến gia đình ông bà, bố mẹ, anh chị em, hàng xóm 
láng giềng tất cả khi giao tiếp đều dùng tiếng mẹ đẻ. Chính lí do này đã ảnh 
hưởng rất nhiều đến khả năng sử dụng tiếng Việt và cách phát âm của các 
em. Khi các em phát âm sai sẽ dẫn đến hiểu sai về nghĩa của từ và đó sẽ là 
nguyên nhân các em hiểu sai nội dung bài học. Từ quan sát thực tế và tìm 
hiểu sâu hơn vấn đề này, bản thân tôi mới nhận thấy việc dạy ngôn ngữ tiếng 
Việt cho các em không hề đơn giản. Nói cho các em nghe, hướng dẫn các 
em phát âm, giúp các em hiểu được nghĩa và áp dụng vào bài học, vào đời 
sống là một vấn đề mà rất nhiều giáo viên đặc biệt là giáo viên dạy môn ngữ 
văn vô cùng trăn trở. Hơn thế nữa giáo viên dạy môn ngữ văn còn là nhịp 
 3
GV : Võ Thị Tú Trường THCS Phạm Hồng Thái SK: Một số phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số học tốt tiếng Việt tại Trường THCS Phạm 
Hồng Thái 
 Phương pháp sử dụng tài liệu và số liệu làm cơ sở lý luận tìm ra giải 
pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số học tốt tiếng Việt.
 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế qua bài tập trắc nghiệm để giúp 
học sinh dân tộc thiểu số học tốt tiếng Việt.
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 Đề tài nghiên cứu “Một số phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số 
học tốt tiếng Việt tại trường THCS Phạm Hồng Thái” trong năm học 2017-
2018 lớp 7D, 7E và năm học 2018-2019 lớp 7A1, 7A2
2. NỘI DUNG
 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề
 Đối với học sinh dân tộc thiểu số tiếng Việt đóng vai trò quan trọng vì nó 
là ngôn ngữ giao tiếp thứ hai sau tiếng mẹ đẻ. Cho nên mỗi người giáo viên 
khi đứng trên bục giảng luôn mong muốn học sinh của mình nắm vững bài 
học. Mặc dù đã cố gắng nhưng kĩ năng nghe- nói- đọc- viết của các em chưa 
thuần thục. Vậy bản chất của vấn đề là do đâu? Chúng ta cùng nhìn nhận lại 
vấn đề. Từ thực tế cho thấy nước ta phát triển ngày càng phát triển về kinh 
tế, xã hội bên cạnh đó ngôn ngữ giao tiếp cũng phát triển theo để phù hợp 
với nhu cầu thiết yếu của xã hội. Sự phát triển ấy dựa trên cơ sơ từ gốc để 
phát triển từ. 
 Còn ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ đã theo suốt chiều dài đất nước ta trải dài từ 
Bắc đến Nam nơi nào cũng có dân tộc thiểu số sinh sống cùng với bản sắc 
vùng miền. Ngôn ngữ dân tộc thiểu số và ngôn ngữ vùng miền nó góp phần 
làm đa dạng và phong phú hơn về bản sắc văn hóa nhưng đồng thời chính nó 
lại đang làm chậm sự phát triển của ngôn ngữ tiếng Việt. Vì trong chương 
trình học từ mẫu giáo cho đến đại học tất cả các ngữ liệu, tài liệu, giáo trình 
đều sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, kể cả trong giao tiếp giữa thầy và trò tại 
 5
GV : Võ Thị Tú Trường THCS Phạm Hồng Thái SK: Một số phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số học tốt tiếng Việt tại Trường THCS Phạm 
Hồng Thái 
ngôn ngữ giao tiếp. Từ khi các em chào đời bên vành nôi bà và mẹ đã đưa 
các em vào giấc ngủ với những làn điệu dân ca “ hát si, hát lượn, sử thi...” 
đến khi học nói, học giao tiếp các em lại được học cách phát âm và hiểu 
nghĩa của từ qua ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ. Cho nên khi bước vào trường học 
ngôn ngữ mẹ đẻ các em đã sử dụng rất thành thạo. Việc học ngôn ngữ tiếng 
Việt lúc này sẽ đóng vai trò là ngôn ngữ thứ hai. Vậy các em sẽ học thế nào 
khi: 
 + Ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ và phương ngữ vùng miền. Bởi tiếng Việt 
có 6 thanh nhưng từ miền Trung đổ vào Nam việc phát âm không phân biệt 
rõ thanh nặng và thanh hỏi.
 + Đối với học sinh vùng Trung du phía Bắc chủ yếu các em phát âm “ 
tắc/ tắc xát/ xát- âm v/ z/ gi” lấy hơi qua vòm họng và đẩy qua đầu lưỡi dừng 
ở răng, chân răng và môi. Còn học sinh miền Trung và miền Nam các em 
khi phát âm “ tắc/ tắc xát/ xát- t/ th/c các âm quặt lưỡi s/ tr/ r” thường dừng 
lại ở vòm họng và chân răng sau. 
 + Giáo viên trực tiếp đứng lớp một số không biết ngôn ngữ dân tộc và 
phương ngữ vùng miền ( mặc dù trong giáo trình đào tạo tại các trường 
chuyên nghiệp có nhưng “ tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp”)
 + Các em học sinh dân tộc thiểu số khi phát âm tiếng Việt chưa chuẩn thì 
các bạn cười nên lại rụt rè không dám nói. Hay về nhà ông bà, bố mẹ, anh 
chị em, làng xóm chủ yếu họ giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ nên các em không 
có cơ hội để phát âm. 
 Từ thực tế đó cho thấy vấn đề dạy học ngôn ngữ tiếng Việt làm sao các 
em nghe để phát âm đúng và hiểu được nghĩa khi nói và viết, đây là vấn đề 
nan giải trong các trường học đối với các em dân tộc thiểu số đã nắm vững 
tiếng mẹ đẻ. Vấn đề này bất kì một giáo viên nào đứng lớp cũng trăn trở. 
 7
GV : Võ Thị Tú Trường THCS Phạm Hồng Thái SK: Một số phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số học tốt tiếng Việt tại Trường THCS Phạm 
Hồng Thái 
Bắc- Trung- Nam do vậy các em thường mắc lỗi khi đọc, viết các tiếng và từ 
có dấu thanh.
Ví dụ 
 Từ Tiếng Việt Dân tộc (Tày, Dân tộc (Thái...) Dân tộc (Ê đê, M 
 Nùng...) nông)
 Cửa sổ Cửa xổ Cựa sộ Cựa sộ
 Thị xã Thị xá Thị xạ Thị xạ
 2.2.3.Về từ vựng
 Tiếng Việt có hệ thống đại từ nhân xưng từ ngữ xưng hô phong phú. Trong 
khi đó hệ thống từ loại này ở ngôn ngữ dân tộc thiểu số có phần bị hạn chế.
 Bảng so sánh từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ .
 SỐ ÍT SỐ NHIỀU
 TỪ Tiếng Việt Tiếng mẹ đẻ Tiếng Việt Tiếng mẹ 
 đẻ
Ngôi thứ Tôi, tao, ta, tao, ta, Chúng tao, bọn tôi, Chúng tao, 
nhất mình, tớ... mình, tớ chúng ta, chúng chúng 
 mình, chúng tôi mày
 Ngôi thứ Mày, cậu, bọn Mày, chị “dâu’, Bọn mày, chúng mày, Bọn mày, 
 hai mi,Chị, cô, dì, bác trai “gái” các cháu
 chú bác...
 Ngôi thứ Nó , hắn, người Nó Chúng nó, bọn nó, Chúng nó , 
 ba ta, bọn hắn, bọn họ, họ.. bọn họ
 Thằng, con...
 9
GV : Võ Thị Tú Trường THCS Phạm Hồng Thái SK: Một số phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số học tốt tiếng Việt tại Trường THCS Phạm 
Hồng Thái 
 Theo hiến pháp năm 2013 tại chương I điều 5 mục 3 đã nêu rất rõ nước 
Việt Nam coi tiếng Việt ngôn ngữ quốc gia, đồng thời là tiếng phổ thông của 
các dân tộc trên Tổ quốc Việt Nam. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, 
chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp .Và 
tiếng Việt được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội. 
Nắm chắc tiếng Việt giúp các em học tập, tiếp nhận tri thức các môn học và 
nền tri thức thế giới. Chỉ khi nào, các em nắm vững tiếng Việt thì các em sẽ 
được học nghề và học các bậc học cao hơn. Mặc dù ngôn ngữ tiếng Việt có 
một số cấu trúc khác ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Nhưng nhiều ngôn ngữ lại 
rất gần gũi với tiếng Việt như Mường, TháiChính yếu tố đó góp phần tạo 
điều kiện thuận lợi cho các em tiếp cận tiếng Việt thuận lợi hơn.Về đội ngũ 
thầy cô giáo, đó là lực lượng chính chịu trách nhiệm đưa tiếng Việt tiến gần 
hơn với cuộc sống của các em dân tộc thiểu số. Hầu hết thầy cô giáo được 
đào tạo cơ bản nắm vững bản chất của tiếng Việt, luôn luôn đổi mới phương 
pháp dạy học. Thầy cô giáo là lực lượng tr khỏe, nhiệt tình, có tâm huyết với 
nghề. Đó là điều kiện thuận lợi để các em nắm vững tiếng Việt và sử dụng 
trong giao tiếp.
 Để tiếp cận với nền tri thức thế giới việc hướng dẫn các em làm chủ ngôn 
ngữ tiếng Việt là rất cần thiết. Bởi trong chương trình học hiện nay chủ yếu 
lấy người học làm trung tâm. Vấn đề cấp bách lúc này là cần cung cấp đầy 
đủ chương trình SGK, thiết bị dạy học giúp các em càng có nhiều điều kiện 
thuận lợi trong việc học tiếng Việt. Đối với bộ môn Ngữ Văn các em cần 
học với thái độ nghiêm túc cùng với tình yêu mến dành cho môn Ngữ văn. 
Có thể nói rằng không có môn học nào thay thế được môn Ngữ văn. Vì nó 
giúp các em hình thành nhân cách và tâm hồn mới. Đặc biệt trong thời đại 
hiện nay, khi mà nền khoa học kĩ thuật 4.0 phát triển rất nhanh, môn Ngữ 
 11
GV : Võ Thị Tú Trường THCS Phạm Hồng Thái

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_dan_t.doc