Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy, học môn Địa lý 7
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy, học môn Địa lý 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy, học môn Địa lý 7
Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy- học môn Địa lý lớp 7 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA TRƯỜNG : THCS NGUYỄN TRÃI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY-HỌC MÔN ĐỊA LÍ 7 Họ và tên tác giả: Trần Thị Phượng Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Trãi Trình độ đào tạo: Đại Học Sư Phạm Môn đào tạo: Địa Lí Krông Ana, tháng 3 năm 2016 1 GV: Trần Thị Phượng Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy- học môn Địa lý lớp 7 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng mà đề tài hướng tới nghiên cứu và áp dụng thực nghiệm là tất cả học sinh THCS khối 7, trong đó đặc biệt quan tâm nhiều đến các lớp có nhiều học sinh dân tộc, nhiều học sinh yếu kém. - Trong phạm vi đề tài tôi mạnh dạn đưa ra các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn địa lí 7 như sau: + Sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học + Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phổ biến theo hướng phát huy tích cực , chủ động học tập của học sinh. + Tích cực sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề. + Nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học tích cực. + Phối hợp các hình thức dạy học một cách linh hoạt. + Thường xuyên yêu cầu học sinh sưu tầm thông tin, tranh ảnh để minh họa cho bài học. + Đặc biệt chú ý đến đối tượng học sinh yếu. 4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Đề tài xây dựng trong phạm vi trương trình địa lí khối 7 tại trường THCS Nguyễn Trãi năm học 2014- 2015. -Trong nội dung chương trình địa lí lớp 7 có nhiều nội dung và có nhiều phương pháp truyền thống và phương pháp mới tôi xin đưa ra một vài phương pháp tôi đã áp dụng qua các năm tại trường. 5. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng giáo án điện tử. - Nghiên cứu SGK bản đồ tranh ảnh, Atlat và các tài liệu liên quan. - Thuyết trình. - Vấn đáp. - Thảo luận nhóm, tự nghiên cứu bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Phương pháp thực nghiệm: Đối chiếu kết quả học tập của học sinh tại một số lớp trong nhà trường . II. PHẦN NỘI DUNG 1.Cơ sở lí luận . Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học hiện có và thay vào đó là các phương pháp mới hiện đại, bởi các phương pháp hiện có như thuyết 3 GV: Trần Thị Phượng Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy- học môn Địa lý lớp 7 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Học sinh biết cách làm việc theo nhóm, hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao cho, qua đó có cơ hội được thể hiện mình, được trình bày lại kết quả qua các phương tiện học tập. Khi nắm vững kiến thức địa lí sau này các em dễ dàng ứng dụng trong cuộc sống cũng hiểu biết và xã hội, về thế giới tốt hơn. Trên cơ sở lí luận trên là một giáo viên dạy môn Địa lí tôi đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu và thực nghiệm trong quá trình giảng dạy đã rút ra được một số kinh nghiệm xin trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp để tìm ra phương pháp tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và giúp học sinh học tập môn Địa lí đạt kết quả cao nhất . 2 Thực trạng 2.1 Thuận lợi – khó khăn * Thuận lợi Trong nhiều năm liền tôi được phân công giảng dạy môn địa lí khối 7, qua các năm đối tượng học sinh học tập gần giống nhau, điều này giúp cho tôi mạnh dạn áp dụng các phương pháp đối mới giữa các năm. Bên cạnh đó nhà trường còn có nhều đồ dùng, công cụ hổ trợ cho việc giảng dạy nên có thể sử dụng các phương pháp dạy học như: sử dụng đồ dùng dạy học ở các tiết học hoặc sử dụng các tiết dạy giáo án điện tử giúp bài học sinh động hơn. Trường THCS Nguyễn Trãi có sự phân chia lựa chọn đối tượng học sinh ở lớp chon và lớp bình thường khá rõ ràng nên việc áp dụng các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học dễ hơn. * Khó khăn Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy đặc thù của trường miền núi là có nhiều học sinh dân tộc thiếu số, việc tiếp thu bài học rất chậm, ghi chép chậm, thậm chí đọc còn rất chậm dẫn đến tình trạng chán học, học thụ động. Đối với học sinh khối 7, lứa tuổi này các em đang phát triển tâm sinh lí nên nhiều em có những thay đổi về tính cách dễ bi bạn bè lôi kéo đua đòi ham chơi không chịu khó học tập. Nhiều phụ huynh và học sinh lại có quan niệm coi môn học Địa lí là môn phụ không quan trọng nên không chú trọng đầu tư học. 5 GV: Trần Thị Phượng Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy- học môn Địa lý lớp 7 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- mức độ tiếp thu kiến thức từ các cấp học. Mà giáo dục có nhiệm vụ giúp con người đổi mới, giải thoát khỏi sự giao tiếp bị động trong phần lớn con người Việt Nam. Nếu trước đây trong một tiết học tôi chỉ sử dụng duy nhất một phương pháp là đưa ra câu hỏi- giảng giải-chép lên bảng và nó lặp đi lặp lại trong một bài và trong suốt chương trình địa 7 tôi chỉ cứng nhắc sử dụng phương pháp này thì tiết học sẽ rất khô khan, học sinh sẽ rất nhàm chán, không muốn học, ngồi nói chuyện hoặc bỏ tiết. Sau khi áp dụng phương pháp mới linh động hơn thì giáo viên có thể lựa chọn phương pháp nào là phù hợp nhất với tiết học, phù hợp với mức độ tiếp thu kiến thức của từng đối tượng học sinh và từng lớp học. Nhằm thúc đẩy quá trình dạy học có hiệu quả cao hơn, từ chất lượng của môn học sẽ tốt hơn. 3. Giải pháp, biện pháp: Để dạy tốt một tiết học Địa lí 7 và học sinh nắm được kiến thức sâu rộng có thể áp dụng vào thực tế cần được quán triệt ở tất cả các khâu, từ khâu chuẩn bị bài của giáo viên, tiến hành dạy học ở trên lớp đến việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đối với học sinh cần có sự tìm hiểu kĩ bài học ở nhà. Chuẩn bị những dụng cụ cần thiết phục vụ cho tiết học. a. Sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học: - Để nâng cao chất lượng dạy-học không thể không có những yếu tố như: Thầy - Trò - Phương pháp - Công nghệ hỗ trợ Để đảm bảo được sự đổi mới theo xu hướng hiện đại, việc ứng dụng tốt được công nghệ thông tin vào việc giảng dạy mang lại hiệu quả khá cao. Trước đây bản thân tôi khi nhắc đến giáo điện tử còn là một cảm giác rất mở hồ vì nghĩ đến khó khan đủ thứ nhung từ khi thực hiện đến nay bản thân tôi đã sử dụng nhiều ứng dụng của công nghệ thông tin để áp dụng trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Qua đó, cũng đã thu được những kết quả đáng ghi nhận (học sinh hứng thú hơn, giáo viên chủ động trong hoạt động gợi mở hơn, bài giảng sinh động hơn, trực quan thì giảm được chi phí rất nhiều). Bởi vì hiện nay trên thị trường, trên mạng Intemet, trên tivi...có rất nhiểu các loại băng hình, tranh ảnh rất phong phú, nhiều thể loại, hình thức thể hiện khác nhau, Nếu như các em học sinh được xem, được biết đến thì các em sẽ mở rộng được hiểu biết của mình và làm phong phú thêm trí tưởng tượng, phát huy trí sáng tạo của mỗi học sinh. Tuy nhiên chúng ta cần phải làm sao không quá lạm dụng, phô trương, sử dụng những hiệu ứng, những phong màu, phông chữ gây chú ý đối với học sinh. Làm sao để học sinh vừa nắm được kiến thức, vừa quan sát được tư liệu, hình ảnh nâng cao sự hiểu biết. Đối với địa lí lớp 7, hầu hết các bài dạy đều sử dụng tranh ảnh, đồ dung để minh họa trong khi đó tranh đồ dùng dạy học tuy có to, rõ, in đẹp nhưng số lượng lại quá ít, mỗi bài là một tờ,tranh 2 mảnh cồng kềnh rất khó sử dụng. Chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu giảng dạy của giáo viên và quan sát của các em. Để in tấm hình 7 GV: Trần Thị Phượng Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy- học môn Địa lý lớp 7 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- *Nền nông nghiệp tiên tiến -GV: Qua sát ảnh em hiểu thế nào là nền nông nghiệp tiên tiến? 9 GV: Trần Thị Phượng Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy- học môn Địa lý lớp 7 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hoang mạc ôn đới Địa trung hải Ôn đới hải dương Ôn đới lục địa Ôn đới lạng(Vĩ độ cao) GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm: Hãy nêu đặc điểm khí hậu và những nông sản chính ở các kiểu môi trường đới ôn hòa • Nhóm 1: Môi trường cận nhiệt đới gió mùa? • Nhóm 2: Môi trường Hoang mạc ôn đới? • Nhóm 3: Môi trường Địa trung hải? • Nhóm 4: Môi trường Ôn đới hải dương? • Nhóm 5: Môi trường Ôn đới lục địa? Nhóm 6: Môi trường Ôn đới lạnh Đối chiếu giữa kết quả của học sinh và giáo viên: *. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu: Kiểu môi trường Đặc điểm khí hậu Nông sản chủ yếu Cận nhiệt đới gió mùa Mùa đông ấm và khô, Lúa nước, đậu tương, mùa hạ nóng ẩm bông, hoa, quả Hoang mạc ôn đới Rất nóng và rất khô Chăn nuôi cừu Địa trung hải Mùa hạ khô nóng, mưa Nho và rượu vang, vào mùa thu, nóng quanh cam,chanh,ô lưu năm. Ôn đới hải dương Mùa đông lạnh, mùa hạ Lúa mì, củ cải đường, nóng và có mưa. hoa quả,chăn nuôi bò thịt, bò sữa. Ôn đới lục địa Mùa đông lạnh và kéo Lúa mì, đại mạch, khoai dài, mùa hạ ngắn. tây, ngô. Chăn nuôi bò, ngựa, lợn. Ôn đới lạng(Vĩ độ cao) Mùa đông lạnh, mùa hạ Lúa mạch đen, khoai 11 GV: Trần Thị Phượng Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy- học môn Địa lý lớp 7 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -Những phương pháp dạy học thuyết trình , hoạt động dạy học trong các phương pháp này diễn ra theo kiểu giải thích minh hoạ, thông báo - thu nhận , tác dụng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh không cao , nhận thức của học sinh ở mức độ ghi nhớ, tái hiện.... Như vậy , học sinh thụ động nghe – ghi dẫn đến nặng nề khó tiếp thu. - Để khắc phục những nhược điểm thụ động trong học tập của học sinh , giáo viên phải biết cách khai thác vốn tri thức , kỹ năng và khả năng học tập của học sinh mà ra bài tập hay nhiệm vụ học tập phù hợp , nâng cao hơn so với khả năng hiện có của học sinh , kích thích các em có sự cố gắng trong học tập , nổ lực về trí tuệ để hoàn thành . Nhờ vậy tư duy dần dần phát triển , tính tích cực được phát huy. - Chương trình Địa lý 7 sử dụng rất nhiều bản đồ nên phương pháp bản đồ là rất quan trọng , vì vậy giáo viên nên sử dụng bản đồ để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức , minh hoạ trong dạy học , giáo viên sử dụng bản đồ như một cơ sở để học sinh tìm tòi , khám phá kiến thức dưới sự chỉ đạo , hướng dẫn của giáo viên . Rèn luyện cho học sinh lớp 7 kỹ năng : Hiểu hệ thống ký hiệu , ước hiệu được thể hiện trên bản đồ, xác định vị trí , mô tả địa hình. Ví dụ: khi dạy Bài 3. QUẦN CƯ.ĐÔ THỊ HÓA. Để học sinh dễ làm quen với bản đồ , giáo viên tổ chức một số trò chơi nhỏ. 13 GV: Trần Thị Phượng
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_nham_nang_cao_chat.doc