Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kĩ năng trong công tác chủ nhiệm Lớp 7

docx 14 trang sklop7 21/06/2024 1060
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kĩ năng trong công tác chủ nhiệm Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kĩ năng trong công tác chủ nhiệm Lớp 7

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kĩ năng trong công tác chủ nhiệm Lớp 7
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Ngoài những môi trường khác như gia đình, xã hội,... trường học nói chung 
và trường THCS nói riêng chính là môi trường quan trọng góp phần rèn luyện, 
hình thành nên tri thức và nhân cách của học sinh. Trong đó, vai trò của trường 
THCS là vô cùng quan trọng. Việc truyền thụ cho học sinh những tri thức khoa 
học là nhiệm vụ chung của tất cả các giáo viên bộ môn ở mọi ngành khoa học 
được giảng dạy qua các phân môn, còn hoạt động “đức dục” góp phần hình 
thành nhân cách, đạo đức cho học sinh vai trò quan trọng nhất là ở người giáo 
viên chủ nhiệm lớp. 
 Ở trường THCS, giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực 
hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong 
lớp. GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ 
đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh, giáo viên 
chủ nhiệm lớp chính là người trực tiếp, thường xuyên gần gũi với các em nhất. 
Bên cạnh những giờ dạy trên lớp giáo viên chủ nhiệm còn có những giờ chào cờ, 
giờ sinh hoạt hàng tuần để triển khai những công việc chung của trường, của lớp 
và để giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Với nhiệm vụ và vai trò như 
thế, một lần nữa, có thể khẳng định, người giáo viên chủ nhiệm lớp chính là 
người quan trọng nhất trong nhà trường trong quá trình tổ chức, giáo dục, hình 
thành sự phát triển nhân cách, hình thành đạo đức của học sinh.
 Là giáo viên chủ nhiệm chắc chắn ai cũng muốn lớp mình có những 
thành tích xuất sắc, dẫn đầu trong các hoạt động của nhà trường. Ai cũng hiểu 
rằng nề nếp lớp là một yếu tố quyết định ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học 
tập và việc hình thành nhân cách học sinh. Xây dựng nề nếp lớp là việc đầu tiên 
mà giáo viên phải quan tâm khi nhận lớp chủ nhiệm. Với định hướng của ngành 
giáo dục hiện nay là lấy học sinh làm trung tâm, cho các em tự học, tự quản, tự 
chiếm lĩnh kiến thức. Qua kinh nghiệm cho thấy sự thành công hay thất bại dựa 
vào năng lực đội ngủ ban cán sự lớp. Như vậy ban cán sự lớp đóng một vai trò 
rất quan trọng cùng với giáo viên chủ nhiệm xây dựng một lớp học vừa có nề 
nếp tự quản tốt vừa là một tập thể đoàn kết có tinh thần sẵn sàng giúp đỡ các bạn 
trong học tập và tham gia tốt mọi hoạt động của trường đề ra.
 Vì vậy, những sáng kiến để tăng hiệu quả công tác chủ nhiệm thực sự rất 
đáng quý và cần được phổ biến, nhân rộng. Ý thức được điều đó, trong năm học 
 1 lợi ích cho lớp, cho mình, nề nếp lớp học là nhân tố quyết định chất lượng học 
tập của học sinh.
 Học sinh nói chuyện riêng, đùa giỡn hoặc làm mất trật tự thì bản thân các 
em sẽ không tiếp thu được bài còn làm ảnh hưởng đến cả lớp, làm cho các học 
sinh khác bị lôi cuốn theo.
 Lớp học mất trật tự sẽ làm giáo viên mất nhiều thời gian ổn định, có khi la 
rầy, tức giận làm ảnh hưởng đến sức khỏe lại còn xúc phạm học sinh và khó 
đảm bảo chất lượng giờ dạy.
 Rèn nề nếp lớp cũng chính là rèn nề nếp cho từng cá nhân học sinh, giúp 
các em có thói quen tốt trong sinh hoạt, học tập, biết làm chủ bản thân sau nầy. 
Ngược lại, mỗi học sinh biết điều chỉnh mình sẽ tác động tích cực đến nề nếp 
lớp. Các em biết điều gì nên làm và không nên làm để hòa đồng cùng các bạn. 
Qua đó sẽ hình thành tính tự giác, tinh thần tập thể trong các em. C.Mác và Ăng-
ghen đã viết: “Sự phát triển của một cá thể phụ thuộc vào sự phát triển của nhiều 
cá thể mà nó đã giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp”.
 2. Thực trạng của vấn đề
 Vào đầu năm học 2013 - 2014, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 7B. Qua 
tìm hiểu tôi được biết các em rất “quậy”. Thật vậy, mặc dù các em rất đáng yêu, 
lanh lợi nhưng lại tùy tiện trong các hoạt động ở lớp. Từ tư thế ngồi, cách giơ 
tay phát biểu, trong học nhóm có nhiều em rất nghịch, hay chọc phá bạn, 
không nghiêm túc trong giờ học. Khi có mặt thầy cô thì các em tương đối trật tự 
nhưng khi giáo viên vừa quay lưng thì các em lại “nhộn”. Qua đó, cho thấy các 
em chỉ “sợ” cô chứ chưa nhận thức được việc mình làm. Qua biên chế lớp đầu 
năm trong lớp có tổng số 24 học sinh, trong đó có 10 em có học lực yếu, còn lại 
là trung bình không có khá giỏi. Mặt khác có nhiều học sinh trong lớp vẫn đa số 
là con em nông dân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
 - Một số học sinh thiếu thốn tình cảm(chỉ ở với mẹ hoặc bố, cha mẹ làm ăn 
xa, mồ côi) như em Lê Văn Tình, Trương Thị Mỹ Trinh, Đặng Hoàng Long. 
 3 - Cho các em thảo luận, bàn biện pháp thực hiện bản kế hoạch công tác của 
lớp, định hướng vào công việc của từng loại cán bộ lớp.
 - Nếu cần, có thể tổ chức huấn luyện riêng cho rtừng loại cán bộ lớp theo 
một chương trình huấn luyện do GVCN biên soạn.
 3.3. Kĩ năng phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp
 - Ban cán sự lớp đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước nhà trường về 
toàn bộ hoạt động học tập, rèn luyện, đời sống của lớp trong thời gian học. Ban 
cán sự lớp do tập thể lớp bầu ra, được GVCN quyết định công nhận, nhiệm kỳ 
của Ban cán sự lớp là một năm. 
 - Cơ cấu của Ban cán sự lớp gồm:
 + Lớp trưởng.
 + Lớp Phó học tập.
 + Lớp Phó văn thể.
 + Lớp Phó lao động.
 +Tổ trưởng tổ 1, 2, 3, 4.
 - Nhiệm vụ của lớp trưởng: Lớp trưởng là người điều hành, quản lý toàn bộ 
các hoạt động của lớp và từng thành viên trong lớp, cụ thể:
 + Tổ chức, quản lý lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy 
định của nhà trường.
 + Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh quy chế, quy 
định, nội quy về học tập và sinh hoạt nhà trường. Xây dựng và thực hiện nề nếp 
tự quản trong học sinh.
 + Tổ chức, động viên giúp đỡ những HS gặp khó khăn trong học tập, rèn 
luyện và đời sống.
 + Chịu sự điều hành, quản lý của trực tiếp của GVCN lớp.
 + Chủ trì các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, bình xét 
học bổng, đề nghị thi đua khen thưởng đối với tập thể và cá nhân HS trong lớp. 
 - Nhiệm vụ của các lớp phó:
 + Ðôn đốc sinh viên đi học đầy đủ, đúng giờ, đảm bảo học tập nghiêm túc.
 + Ðiểm danh, ghi sổ đầu bài đầy đủ, kịp thời.
 5 Tổ chức để học sinh tự đánh giá kết quả hoạt động của tập thể lớp, qua 
đánh giá, các em rút ra được bài học kinh nghiệm để cho những hoạt động tiếp 
theo đạt hiệu quả cao hơn. Mỗi lần như vậy là dịp để tập thể học sinh trưởng 
thành.
 3.6. Kĩ năng thay đổi vị trí lãnh đạo của ban cán sự lớp
 Trong hoạt động học tập, rèn luyện chung của lớp, qua sự theo dõi khi thấy 
có biểu hiện giảm sút về học tập và nề nếp thì giáo viên chủ nhiệm cần có kĩ 
năng thay đổi vị trí lãnh đạo của ban cán sự lớp. Học sinh được phân công làm 
cán sự lớp sẽ có khả năng lãnh đạo, mạnh dạn hơn, linh hoạt hơn, tự tin hơn, có 
nhiều cơ hội để thể hiện bản thân đó cũng chính là các em đã được rèn luyện kỹ 
năng sống, sau này trong cuộc sống học sinh đó có bản lĩnh, phát huy khả năng 
đó hơn các học sinh cùng lớp khác. 
 3.7. Phối hợp với giáo viên bộ môn.
 Trong trường THCS, cùng với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn là 
người trực tiếp tiếp xúc, giảng dạy học sinh của lớp. Vì vậy, việc phối hợp với 
giáo viên bộ môn để nắm được tình hình học tập của từng học sinh để đưa ra 
phương pháp giáo dục hợp lí là vô cùng cần thiết và quan trọng. Để phối hợp tốt 
với giáo viên bộ môn trong việc giáo dục học sinh, người giáo viên chủ nhiệm 
lớp cần thực hiện tốt những điều sau:
 - Thứ nhất, cần nắm được danh sách giáo viên bộ môn giản dạy lớp mình 
về môn dạy, họ tên, số điện thoại, nơi ở để khi cần có thể liên lạc được ngay với 
giáo viên bộ môn đó.
 - Thứ hai, cần thường xuyên, chủ động gặp gỡ giáo viên của từng bộ môn 
để nắm về tình hình học tập của từng học sinh và tình hình học tập chung của 
lớp để có những điều chỉnh phương pháp giáo dục hợp lí.
 - Thứ ba, cần lắng nghe những ý kiến nhận xét, đóng góp của giáo viên bộ 
môn về biện pháp giáo dục của mình và về tình hình học tập của học sinh lớp 
mình. Khi thấy cần thiết, có thể góp ý cho giáo viên bộ môn những điều chỉnh 
hợp lí từ những phản ánh của học sinh và phụ huynh.
 3.8. Kĩ năng tổ chức học sinh theo dõi chéo giữa các tổ
 7 dạy các em cách học làm người, cách sống, cách ứng xử với mọi người,... cũng 
cần phải linh hoạt chứ không nên chỉ là những lời nói lí lẽ, lí thuyết đều đều. Để 
giáo dục đạo đức học sinh đạt được hiệu quả cao nhất, người giáo viên chủ 
nhiệm cần biết kết hợp nhiều những phương pháp giáo dục khác nhau như: phân 
tích cho các em hiểu về cách sống, cách làm người, tổ chức đóng kịch tình 
huống để các em bày tỏ quan điểm của cá nhân mình, tổ chức trò chơi, các buổi 
diễn đàn, hội thảo nhỏ,...
 3.10. Kĩ năng giáo dục học sinh cá biệt
 - Trước hết, về phía bản thân người giáo viên chủ nhiệm. Giáo dục học 
sinh cá biệt, người giáo viên chủ nhiệm lớp cần dành cho các em một tình yêu 
thương thực sự, thậm chí là cần nhiều hơn những học sinh bình thường khác, 
cần kiên trì cố gắng động viên, giảng giải, phân tích những điều hay, lẽ phải để 
giúp học sinh hiểu được phải làm gì và từ đó cố gắng vươn lên; tận tình sự giúp 
đỡ học sinh đó trong học hành, lối sống. Cố gắng trở thành người bạn để học 
sinh đó tâm sự, người anh, người chị, nguời cha, người mẹ thứ hai mẫu mực để 
học sinh đó noi theo. Giáo viên chủ nhiệm lớp nên thường xuyên có những buổi 
nói chuyện với các em kể cả gặp trực tiếp để hiểu các em hơn và cũng là để phân 
tích cho các em sâu hơn thế nào là một học sinh ngoan, thế nào là một học sinh 
tốt,... 
 - Thứ hai, trong tập thể lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp cần duy trì thật tốt nề 
nếp kỷ cương của lớp, của trường để mọi học sinh tự nhận thức, tự khép mình 
trong những nội quy, quy chế chặt chẽ nhưng luôn được dân chủ bàn bạc, trao 
đổi, thỏa sức đóng góp. Giáo viên chủ nhiệm lớp cũng cần nghiêm khắc, công 
bằng, thưởng phạt nghiêm minh. Đối với những học sinh cá biệt, những lỗi lầm 
của các em mắc phải không thể bỏ qua và vẫn xử lí bình thường như những học 
sinh khác như bỏ tiết học, nghỉ học không phép lần đầu cho làm bản kiểm điểm, 
lần hai khiển trách trước lớp, lần ba thông báo lên Ban giám hiệu nhà trường,... 
tuy nhiên với những cố gắng hay những thành tích, những việc tốt mà các em đã 
làm được người giáo viên chủ nhiệm cũng cần khéo léo động viên trước tập thể 
lớp để các em có động lực phấn đấu vươn lên. 
 9 24 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
 Đối 0 0 0 0 14 58.3 10 41.7 0 0 14 58.3
 chứng
 Thực 0 0 6 25.0 17 70.8 1 4.2 0 0 23 95.8
nghiệm
 80
 70
 60
 Đối 
 50 chứng
 40
 30 Thực 
 nghiệm
 20
 10
 0
 Giỏi Khá TBình Yếu Kém
 Sơ đồ phân bố tỉ lệ chất lượng học lực của học sinh
 * Về hạnh kiểm: 
 TSHS TỐT KHÁ TB YẾU KÉM TB trở lên
 24 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
 Đối 7 29.2 9 37.5 8 33.3 0 0 0 0 24 100.0
 chứng
 Thực 10 41.7 11 45.8 3 12.5 0 0 0 0 24 100.0
nghiệm
 11 các giáo viên khác trong việc chủ nhiệm để có được những kĩ năng định hướng 
sát thực tế đối tượng học sinh.
 Lời kết: Là một giáo viên trẻ kinh nghiệm chủ nhiệm chưa nhiều, rất mong 
nhận được những lời nhận xét, góp ý của bạn bè đồng nghiệp để tôi hoàn thiện 
bộ câu hỏi tiếp tục nghiên cứu xây dựng bộ câu hỏi cho các phần khác của 
chương trình.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh hóa, ngày 02 tháng 2 năm 2015
 ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN 
 của mình viết, không sao chép nội 
 dung của người khác
 Lê Văn Vương
 Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
 13

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_ki_nang_trong_cong_tac_chu_nhi.docx