Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy Mĩ thuật ứng dụng trong dạy và học mĩ thuật THCS
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy Mĩ thuật ứng dụng trong dạy và học mĩ thuật THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy Mĩ thuật ứng dụng trong dạy và học mĩ thuật THCS
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục nghệ thuật. Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Mĩ thuật hình thành, phát triển ở học sinh năng lực mĩ thuật, biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực mĩ thuật; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là giáo dục ý thức kế thừa, phát huy văn hoá nghệ thuật dân tộc phù hợp với sự phát triển của thời đại. Thực tế, thực trạng học Mĩ thuật của học sinh THCS còn nhiều hạn chế. Một phần, học sinh có năng khiếu học Mĩ thuật không nhiều, một phần do học sinh không hứng thú học, phần khác do một số phụ huynh có cái nhìn về môn mĩ thuật còn nhiều hạn chế, không khuyến khích con hoặc đầu tư cho con về môn học này. Mặt khác môn mĩ thuật cũng không phải là môn thi khảo sát nên HS chưa có sự đầu tư về thời gian cũng như cơ sơ vật chất cần thiết cho môn học. Mặt khác, mĩ thuật là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Nội dung giáo dục mĩ thuật được mở rộng, phát triển kiến thức, kĩ năng mĩ thuật đã hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tiếp cận các nhóm ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác và có tính ứng dụng trong thực tiễn; giúp học sinh phát triển tư duy độc lập, khả năng phản biện phân tích và sáng tạo nghệ thuật; hiểu được vai trò và ứng dụng của mĩ thuật trong đời sống; tạo cơ sở cho học sinh được tìm hiểu và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân dựa trên nhu cầu thực tế, thích ứng với xã hội. Vì vậy nếu giáo viên bộ môn có phương pháp và hình thức tổ chức phong phú để dẫn dắt học sinh hiểu rõ vai trò và ứng dụng Mĩ thuật trong đời sống sẽ giúp các em hứng thú, tích cực và chủ động hơn trong môn học Mĩ thuật. Mĩ thuật ứng dụng là sự kết hợp giữa cái thực dụng và cái đẹp, giữa cái giá trị sử dụng và giá trị thẩm mĩ. Sản phẩm mĩ thuật ứng dụng làm ra không chỉ để trưng bày mà còn mang tính ứng dụng thực tiễn. Điều đó đòi hỏi hỏi GV mĩ thuật phải là người truyền được cảm hứng cho học sinh để tạo hứng thú, tích cực, chủ động trong việc học mĩ thuật, thấy được vai trò của môn mĩ thuật trong cuộc sống hằng ngày. Từ đó học sinh chủ động đón nhận, tiếp thu nội dung bài học và tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật ứng dụng. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của Mĩ thuật ứng dụng trong dạy và học mĩ thuật THCS" để viết sáng kiến kinh nghiệm. 1 hơn để hoàn thiện bài đầy đủ để nạp cho GV. Các em chưa tích cực cho việc chuẩn bị giờ học vì vậy số lượng các em học sinh tích cực hợp tác còn hạn chế. 3. Thực trạng về dạy học mĩ thuật bậc THCS khi chưa sử dụng ứng dụng "Phát huy Mĩ thuật ứng dụng trong dạy và học mĩ thuật THCS" Tôi nhận thấy khi học Mĩ thuật nhiều em không tập trung, uể oải, có em thì không tỏ thái độ nhưng tôi hiểu em không thích học mĩ thuật nhưng em nghe lời cô nên ngồi học nhưng không tích cực tương tác với GV và thụ động khi tham gia nhóm khi thảo luận. Khi gặp nội dung dễ thể hiện, dễ làm thì các em thích và hoàn thành bài tập, nhưng nếu thấy đề tài nào không hấp dẫn hoặc nội dung khó thể hiện thì các em dễ chán nản, dẫn đến các em làm bài qua loa đại khái, thực hành mang tính chất đối phó, vẽ cho có bài, vì vậy kết quả chưa đạt yêu cầu. Nhiều sản phẩm còn sao chép trên mạng, sản phẩm đơn điệu, nội dung không phong phú. Thậm chí có em còn không làm bài và không nạp bài. 4. Nguyên nhân của thực trạng *Về phía học sinh: trong một lớp học khả năng tiếp thu của m i em học sinh là khác nhau, m i em phát triển năng khiếu theo năng lực riêng, các em không đam mê môn học, chưa tập trung chú ý bài học, nên chưa hiểu đúng về các sự vật hiện tượng trong cuộc sống, do đó không hứng thú học. Về phía giáo viên: nhiều giáo viên chưa linh hoạt trong các hình thức tổ chức Dạy học còn nặng về kiến thức, vì vậy chưa tạo được sự hấp dẫn của bài học, chưa kích thích được hứng thú của học sinh dẫn đến học sinh thụ động khi tiếp nhận bài học, chưa sẵn sàng cho bài học và làm bài với tình trạng đối phó, làm cho có bài tập... II. Giải pháp Việc Phát huy vai trò Mĩ thuật ứng dụng trong dạy và học mĩ thuật THCS là cần thiết để tạo nên sự hứng khởi trong tâm lí học sinh và kích thích sự tìm tòi, sáng tạo cho học sinh. Vì vậy GV cần tổ chức linh hoạt các hình thức dạy học để phát huy vai trò Mĩ thuật ứng dụng trong dạy học mĩ thuật trường THCS. 1. Giới thiệu về mĩ thuật, mĩ thuật ứng dụng và một số thể loại MT ứng dụng 2. Khám phá mĩ thuật ứng dụng thông qua các tiết trang trí ứng dụng trong môn mĩ thuật THCS. 3. Phát huy vai trò của Mĩ thuật ứng dụng trong đời sống, học tập và trong các hoạt động khác. 4. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học. 5. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và CNTT hợp lí h trợ dạy học. 3
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_mi_thuat_ung_dung_trong_day_v.pdf