Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực cho học sinh qua việc giao dự án về nhà

doc 22 trang sklop7 12/04/2024 1820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực cho học sinh qua việc giao dự án về nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực cho học sinh qua việc giao dự án về nhà

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực cho học sinh qua việc giao dự án về nhà
 1/1
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Cơ sở lý luận
 Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang thực hiện nhiều biện pháp 
để “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam” theo Nghị quyết 29 của 
Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI). Trong các nhà trường phổ 
thông, việc đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học được triển khai và áp dụng 
mạnh mẽ đối với tất cả các bộ môn, các khối lớp tạo ra những hiệu ứng khá tích 
cực khiến mỗi giáo viên đứng lớp luôn có sự vận động để sáng tạo và làm mới 
mình trên bục giảng và mục đích cuối cùng là đào tạo nên những con người toàn 
diện có đầy đủ tố chất, có năng lực và phẩm chất tốt đẹp.
 Chính vì vậy, yêu cầu của đổi mới giáo dục là phải thực hiện thành công việc 
chuyển đổi từ phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dạy cách 
học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm 
chất. Đồng thời cũng chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra 
trí nhớ sang kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề coi 
trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình 
học tập để tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy 
học.
 Hiện tại, quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thổng 
năm 2018 đang được thực hiện ở cấp THCS (khối lớp 6,7) thì việc đổi mới đồng 
bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng 
phát triển năng lực người học là vô cùng cần thiết. Trong đó, môn Ngữ văn được 
coi là môn học công cụ có vai trò rất quan trọng đối với việc định hướng phát 
triển năng lực học sinh. Bởi dạy văn là khám phá cái hay, cái đẹp từ những tác 
phẩm văn chương nhằm khơi dậy, hình thành và phát triển nhân cách cho học 
sinh, bồi dưỡng cho các em tri thức hiểu biết và làm phong phú đời sống tâm 
hồn, hướng các em tới Chân - Thiện - Mĩ - những giá trị đích thực của cuộc 
sống. 1/3
2. Mục đích đề tài
 Rèn cho học sinh tính tự lực, có kế họach trong toàn bộ quá trình học tập và 
đạt kết quả ngày càng tốt hơn.
3. Đối tượng khảo sát thực nghiệm :
 Học sinh lớp 7E – 7G Trường THCS Tây Đằng – Ba Vì – Hà Nội.
 4.Phạm vi nghiên cứu
 - Môn Ngữ Văn 
5. Kế hoạch nghiên cứu
 - Bắt đầu nghiên cứu tháng 9/2022
 - Hoàn thành tháng 4/2023
6. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp thu thập, phân tích tổng hợp tài liệu.
 - Phương pháp thực nghiệm.
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp phát triển năng lực học sinh. 1/5
d. Ý nghĩa:
 Bằng cách mang nội dung cuộc sống thực tế vào trong chương trình thông 
qua dạy học dự án, học sinh được khuyến khích để trở thành một người làm việc 
độc lập, có tư duy phản biện và là những con người học tập suốt đời, gắn thực tế 
môn Ngữ văn với cuộc sống của bản thân, phát triển năng lực cá nhân, hình 
thành ở bản thân đời sống tâm hồn phong phú tốt đẹp; cũng từ đó phát triển trở 
thành con người toàn diện. 
 Qua thời gian giảng dạy, với việc áp dụng giao dự án trong các bài học để 
học sinh thực hiện ở nhà trong môn Ngữ văn 7 mà tôi phụ trách, tôi nhận thấy 
học sinh tự tin hơn rất nhiều. Dám nói, dấm trình bày ý kiến, điều mà trước đây 
đa số các em đều lo sợ. Kết quả đạt được cũng rất đáng khích lệ. So với thời 
điểm mà tôi chưa áp dụng việc dạy học dự án, tôi nhận thấy rằng: Nếu như 
trước đây các em học sinh có không thích khi đón nhận giờ học, vẻ rất lo ngại 
mỗi khi đến tiết Ngữ văn thì bây giờ các em rất hồ hởi và phấn khởi. Bởi lẽ, từ 
sự thích thú, yêu mến môn học này hơn nhờ áp dụng đa dạng các hình thức phát 
triển phẩm chất, năng lực học sinh; giúp các em chăm chỉ học tập và kết quả học 
tập ngày càng tốt hơn. 
 Tôi nhận thấy rằng việc học tập của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt. Nhiều em 
trước đây học còn trung bình hoặc yếu thì nay có sự tiến bộ rất nhiều. Kết quả 
này đã được nhà trường, đồng nghiệp cũng như các bậc phụ huynh học sinh ghi 
nhận và tỏ ra rất hài lòng. Từ đó bản thân rút ra được bài học cho bản thân là 
thường xuyên đổi mới trong cách thức giảng dạy, thường xuyên trau dồi chuyên 
môn nghiệp vụ, đa dạng các phương pháp tích cực để các em thêm yêu môn học 
hơn, tích cực hơn. 1/7
 Mục đích của phiếu học tập này là giúp học sinh phát triển năng lực tự học, 
tự giải quyết vấn đề. Học sinh sẽ nghiên cứu văn bản để tìm được những dẫn 
chứng cụ thể về sự giản dị của bác trong bữa ăn, nhà ở, cách làm việc và trong 
quan hệ ứng xử với mọi người. Từ đó học sinh rút ra những nhận xét ban đầu về 
nghệ thuật và nội dung chính mà tác giả đề cập đến ở đoạn 2.
 - Mẫu phiếu học tập 4 nhóm giống nhau
 - Học sinh 4 nhóm hoàn thiện ở nhà, thống nhất đáp án, chuẩn bị người trình 
bày trước lớp.
 - Lên lớp, các nhóm hội ý thống nhất lại đáp án và cử đại diện lên trình bày.
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
 - Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức. 
 - Giáo viên bình: làm rõ sự giản dị về đời sống vật chất càng hòa nhập với đời 
sống tinh thần phong phú, sôi nổi của Bác.
 Khi dạy hết tiết 2, còn phần tổng kết văn bản tôi lại tiếp tục giao học sinh về 
 nhà chuẩn bị phiếu số 2:
 Trên cơ sở học sinh đã nắm hết kiến thức trên lớp, về nhà các em có thể tự 
 giải quyết được phiếu học tập này, đó là thống kê lại những nét đặc sắc về nội 
 dung và nghệ thuật của văn bản, từ đó có kĩ năng đọc hiểu một văn bản nghị 
 luận xã hội. 1/9
3.MC: Có một câu hỏi nữa để các bạn trao đổi : giản dị đem lại những lợi ích gì 
cho bản thân, gia đình, và xã hội?
 Xin mời bạn ..
Mời các bạn tiếp tục cho ý kiến
Xin mời bạn .
MC: Một tràng pháo tay dành cho bạn. Giản dị đem lại cho chúng ta sự thoải 
mái, vui vẻ, hồn nhiên, nhờ vậy mà ta thấy những điều thực sự tốt đẹp, ý nghĩa 
trong cuộc sống! 
4. Câu hỏi tiếp theo của buổi tọa đàm ngày hôm nay: Các bạn có phát hiện 
những việc làm nào trong trường, lớp mình thể hiện việc chưa giản dị, còn lãng 
phí không? Hãy nêu ra để chúng ta cùng rút kinh nghiệm?
Xin mời bạn ..
Mời các bạn tiếp tục cho ý kiến
Xin mời bạn .
5. Các bạn có biết câu chuyện hoặc bài thơ nào về Bác không? Hãy kể hoặc đọc 
cho cả lớp cùng nghe?
Xin mời bạn ..
Xin mời bạn ..
Xin mời bạn ..
Chúng ta vừa được nghe câu chuyện, đoạn thơ thật xúc động về sự giản dị của 
Bác Hồ.
Cũng trong buổi tọa đàm ngày hôm nay, mình xin được biểu dương các bạn đã 
có những việc làm rất tốt, cũng xin được biểu dương các bạn dù có lỗi những đã 
dũng cảm nhận lỗi. Đâu đó, còn một số bạn chưa thực sự rèn cho mình những 
đức tính tốt thì chúng ta cùng nhau đoàn kết, giúp đỡ để bạn mình tiến bộ.
Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi chia sẻ trong buổi tọa đàm ngày hôm nay. Chúc 
các bạn học tập và tu dưỡng thật tốt để xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu 
ngoan Bác Hồ. Xin trân trọng cảm ơn. 1/11
 mỗi phần
 Chủ thể trữ tình: Phương thức biểu Chủ đề: Bố cục: Hai phần 
 ............... đạt: .................... ............. bài thơ:
 - Giống nhau: 
 ..........................
 - Khác nhau: 
 ........................
 Từ 2 phiếu học tập trên, học sinh chuẩn bị ở nhà, cơ bản học sinh đã hiểu 
được , khi lên lớp kết hợp với việc trao đổi, nhận xét, chữa của các bạn và cô 
giáo, các em sẽ hiểu được đây là bài thơ tự do, hình thức thơ không ràng buộc 
bởi một luật nào, nhưng vẫn phân dòng. Có cấu tứ độc đáo, hình ảnh mới lạ, sử 
dụng hình ảnh ngụ ý, tượng trưng, khơi gợi những tư tưởng triết lí sâu sắc. Học 
sinh nắm được chủ thể trữ tình: người con (em bé); Phương thức biểu đạt chính: 
Biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả; Chủ đề: tình mẫu tử. Với những hiểu biết cơ 
bản trên, học sinh dễ dàng khai thác văn bản một cách dễ dàng.
 c. Khi dạy đọc hiểu văn bản Ếch ngồi đáy giếng
 Từ buổi trước, tôi giao cho học sinh về đọc văn bản, tóm tắt văn bản, các 
nhóm có thể sáng tạo kể lại văn bản bằng nhiều cách. Tôi gợi ý: các con có thể 
hóa trang, đóng kịch văn bản. 1/13
- Người dẫn chuyện : Ếch ta huênh hoang, ngước mắt lên nhìn trời, nhìn đất. 
Đúng lúc đó có một con trâu to khoẻ, bụng căng tròn đi ngang qua cùng với một 
bác nông dân chăm chỉ, thật thà.
- Bác nông dân : Trâu ơi mày đợi tao, tao đi cắt cỏ về cho mày ăn nhé.
- Trâu ( thấy đống cỏ xanh rờn ngay đó, lại gần ): A! Đống cỏ kia trông xanh 
mơn mơn thế kia ! Đúng là một bữa điểm tâm ngon tuyệt.
- Người dẫn chuyện : Trâu từ từ bước từng bước nặng nề chậm chạp đến chỗ 
đống cỏ. Ếch thấy trâu liền ra vẻ oai phong của một vị chúa tể. Trâu bước chân 
lên giẫm phải ếch. Con ếch bị bẹp dưới bàn chân của trâu.
 Thế giới vốn dĩ rộng lớn nên mối người cần phải khiêm tốn và không ngừng 
mở mang kiến thức hiểu biết. Nếu không chúng ta sẽ phải trả giá đắt như chú 
ếch kia.
 Sau khi học sinh đóng xong kịch bản, các em đã nắm được nội dung câu 
chuyện, tự rút ra bài học. Từ đó, việc tiêp thu bài sẽ hiệu quả hơn. Học sinh cũng 
thấy hứng thú hơn.
d. Khi dạy bài nói và nghe : 
 Thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống
 “Thế nào là lối sống giản dị” 
 Tôi giao cho học sinh chuẩn bị và hướng dẫn bài nói :
 *Phần chuẩn bị : 
 - Các em xem kiến thức phần định hướng nắm được cách thảo luận nhóm về 
một vấn đề.
- Hoàn thành bài viết “Thế nào là lối sống giản dị” và chuẩn bị nội dung nói 
theo đó.
- Chuẩn bị các phương tiện như tranh ảnh, vi deo... để trình bày vấn đề. 
 * Khi tìm ý và lập dàn ý: 
Chỉnh sửa nội dung bài viết thành bài nói
+ Thêm phần chào mở đầu
+ Trình bày nội dung theo dàn ý với các ý cơ bản
+ Cảm ơn và chào trước khi kết thúc
 * Khi nói và nghe: 
- Nhóm trưởng điều hành việc thảo luận, nêu vấn đề thảo luận: “Thế nào là lối 
sống giản dị?”. 1/15
người chỉ là nhà sàn, bữa ăn đạm bạc với “Cá kho, dưa muối, cà ghém, cháo 
hoa...” Xưng Bác, gọi các anh bộ đội là các chú, gọi nhân dân là đồng bào.
 Chắc chắn thầy (cô) cũng như các bạn sẽ đồng ý với chúng em rằng:
 Sống giản dị không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho bản thân mà còn đem lại lợi 
ích cho cộng đồng, xã hội. Khi sống giản dị tạo nên sự thanh thản, bình yên 
trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống. Sống giản dị còn giúp 
cho con người hoà đồng với tự nhiên, gắn bó sâu sắc với các cá nhân khác và là 
một trong những cách để mỗi người sống thật, sống có hứng thú, có ý nghĩa. 
Đơn cử như khi ăn nói giản dị, văn phong nhẹ nhàng, chân thật thường được 
mọi người xung quanh yêu quý. Cách nói chuyện nhanh gọn, đi đúng vấn đề sẽ 
chiếm được cảm tình từ đối phương. Giản dị trong cách ăn nói khiến cho mục 
đích giao tiếp thành công hơn. Nội dung ngôn từ ngắn gọn súc tích tiết kiệm 
được nhiều thời gian giao tiếp. Từ đó mang lại thành công cho người giản dị 
Tuy nhiên chúng ta không nên nhầm lẫn sống giản dị với sống xuề xoà, dễ dãi, 
cẩu thả, vì trong những trường hợp này, cái giản đơn bên ngoài là biểu hiện của 
sự thiếu ý thức ở bên trong. Ăn nói giản dị, dễ hiểu khác với ăn nói cộc lốc, 
thiếu lễ độ, thiếu tôn trọng người khác. 
 Tìm về những tấm gương người xưa, ta bắt gặp bao tấm gương đạo đức sáng 
ngời về đức tính giản dị: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến rất 
giàu trách nhiệm, nặng tình đời song không tham đua chen chốn quan trường mà 
chọn thanh bần đế chan hoà với không gian suối rừng thôn dã, tìm sự tự do và 
thanh thản trong tâm hồn... Hay với Bác Hồ vị Chủ tịch nước của nhà nước Việt 
Nam kiểu mới trong cách xưng hô khi Người đọc tuyên ngôn độc lập “Tôi nói 
đồng bào nghe rõ không?” cùng thái độ chân thành đã chiếm được trái tim của 
muôn triệu đồng bào để: “Một triệu con người cùng đáp, tiếng dậy vang như 
Sấm: - Co...o..ó..!”. Và từ giây phút đó Bác cùng với cả biển người đã hòa làm 
một” (Võ Nguyễn Giáp kể, Hữu Mai Ghi). Vì thế sự nghiệp, sức sống của 
Người đã vượt mọi giới hạn thông thường về không gian, thời gian, còn tiếng 
thơm muôn đời “Những năm tháng không thể nào quên”)
 Hay như tấm gương sống giản dị: chủ tích Tôn Đức Thắng. Đại tướng Võ 
Nguyên Giáp viết: "Bác Tôn là con người vô cùng giản dị, vẫn là người công 
nhân, vẫn giữ cái búa, cái kìm... và tự chữa lấy xe đạp của Bác. Bác Tôn của 
chúng ta là một con người như thế, một người công nhân tiêu biểu cho tinh thần 
cách mạng, đạo đức cách mạng cao quý nhất của giai cấp công nhân, của dân tộc 
Việt Nam, của Đảng chúng ta, của dân tộc Việt Nam chúng ta". Những hành 
động từ chối đặc lợi, đặc quyền được thể hiện rõ nét ở con người Chủ Tịch Tôn 
Đức Thắng với ba lần từ chối nhận nhà do Trung ương phân.
Như vậy có thể thấy, giản dị là một trong những phẩm chất cao quý của con 
người, mỗi người cần tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất ấy trước hết là giúp ích cho 
bản thân, sau là giúp ích cho cộng đồng, xã hội. Để sống giản dị, cần một năng 
lực sống, năng lực tâm hồn và quyết tâm cao, cũng cần hoà mình vào cuộc sống 
đế sống và cảm nhận, cần loại bỏ lòng tham và bù đắp tình yêu cuộc sống. Đó là 
cách để tránh mọi cám dỗ, giảm áp lực tinh thần và nâng cao bản lĩnh văn hoá. 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_cho_hoc_sinh_qua_v.doc